lượng của doanh nghiệp.
3.1.1. Mục đích
- Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp theo sức lao động.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo sức lao động.
- Qua phân tích chi tiết chỉ tiêu sản lượng theo sử dụng sức lao động có thể xác định được doanh lơi thế của doanh nghiệp là ở việc sản xuất mặt hàng nào, mặt hàng nào còn chưa được khai thác tốt? Để từ đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể và hợp lý để doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất việc vận chuyển các mặt hàng, mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
3.1.2. Ý nghĩa
- Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng. Kết quả phân tích là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác. Nếu việc phân tích đạt yêu cầu: đầy đủ, khách quan, triệt để và thực hiện các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả sản xuất cuối cũng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện để người quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình thực tế cũng như những tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó có những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Các mặt hàng vận chuyển khác nhau là khác nhau ở đặc tính tự nhiên của nó, mỗi mặt hàng có yêu cầu về bảo quản, vận chuyển và xếp dỡ khác nhau, giá trị khác nhau và cưới phí vận chuyển cũng khác nhau, sự biến động và các nguyên nhân gây biến động cũng khác nhau. Ta cần phân tích sản lượng theo
số lượng lao động để biết sản lượng của doanh nghiệp tăng, giảm ở mặt hàng nào, tại sao? nhu cầu gia tăng số lượng này sẽ biến động như thế nào trong thời gian tới? Từ đó có biện pháp tăng, giảm sản lượng vận chuyển cho doanh nghiệp.
3.2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo sử dụng sức lao động của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.
3.2.1. Xác định chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu sản lượng theo sử dụng sức lao động của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.
3.2.2. Các mặt hàng (nhân tố) ảnh hưởng:
Số công nhân trực tiếp xếp dỡ Số ngày làm việc bình quân Số giờ làm việc bình quân Năng suất giờ bình quân
3.2.3. Phương trình kinh tế
= N. T. t.Pg (TXD)
Tổng sản lượng theo sức lao động (nhân tố): Số công nhân trực tiếp xếp dỡ ( N ) Số ngày làm việc bình quân ( T ) Số giờ làm việc bình quân ( t )
Năng suất giờ bình quân (Pg)
3.2.4. Đối tượng phân tích
Tổng sản lượng theo năng suất của kỳ gốc là: = 1123714,62 (TXD)
Tổng sản lượng theo năng suất của kỳ nghiên cứu là: = 598614 (TXD)
3.2.5. Lập bảng phân tíchSTT Chỉ tiêu Ký STT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc (2019) Kỳ nghiên cứu (2020) So sánh (%) Chênh lệch MĐAHQxđ Tuyệt đối Txđ Tương đối (%) 1 Số công nhân trực tiếp xếp dỡ N Người 783 475 69.67 431.76 72,97 21.7 2 Số ngày làm việc bình quân T Ca/người 340 356 113.21 347.88 134,04 1.02 3 Số giờ làm việc bình quân t Giờ/người 6,3 6 110.71 431.68 104,46 0.98
4 Năng suất giờ
bình quân Pg
Txd/giờ 0,67 0,59
206.1 423.6 143,15 1.09
Chỉ tiêu phân
tích 1123714,62 598614 499,69 1634,92 454,62 18,61
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo sức lao động của doanh nghiệp
3.2.6. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
Đánh giá chung:
Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy, kết quả sản lượng theo sức lao động của doanh nghiệp đã có xu hướng giảm, cụ thể: ở kỳ gốc kết quả sản lượng là 1123714,62 TXD, đến kỳ nghiên cứu kết quả sản lượng là 598614 TXD. Như vậy, trong năm nghiên cứu tổng chỉ tiêu sử dụng SLĐ của doanh nghiệp chiếm 76.1% so với năm gốc, chênh lệch một lượng là 1634,92 TXD. Sự biến động của tổng sản lượng là do sự thay đổi về sức lao động của 4 nhân tố sau: Số công nhân trực tiếp xếp dỡ; Số ca làm việc bình quân; Số giờ làm việc bình quân; Năng suất giờ bình quân
Có 2 nhân tố đa số làm giảm tổng doanh thu, trong đó phải kể đến chỉ tiêu từ Số công nhân trực tiếp xếp dỡ, nhân tố làm giảm tổng sản lượng của doanh nghiệp nhiều nhất, cụ thể kỳ gốc của công nhân xếp dỡ ở mức là 783 người và giảm còn 69.67% so với kỳ nghiên cứu, đạt mức 475 người, ảnh hưởng làm giảm tổng sản lượng lên tới 21.7%.. Tiếp đó, là là năng suất giờ bình quân, kỳ nghiên cứu giảm 50.18% so với kỳ gốc và làm tổng doanh thu giảm xuống 5.3%.
Bên cạnh các hoạt động chỉ tiêu có tác động làm giảm tổng sản lượng của doanh nghiệp thì vẫn có một số ngành có xu hướng ảnh hưởng theo mức tăng cho tổng sản lượng nhưng cơ bản là không quá lớn đó là số ca làm việc BQ; số giờ làm việc BQ và năng suất giờ BQ, mức ảnh hưởng của các chỉ tiêu lần lượt là: 1.02%; 0.98% và 1.09%.
Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố trên, ta sẽ đi vào phân tích chi tiết.
Phân tích chi tiết
1. Số công nhân trực tiếp xếp dỡ
Đối với công ty cổ phần Cảng Sài Gòn thì số lượng công nhân là sản lượng chủ yếu đem lại nguồn thu cho công ty, trong đó bao gồm các tác nghiệp tại các khu vực như khu vực cầu bến, chuyển tải; hoạt động vận tải, xếp dỡ container,… Từ bảng phân tích, ta có thể thấy ở kỳ gốc, giá trị sản lượng của số lượng công nhân trực tiếp xếp dỡ là 783 người, ở kỳ nghiên cứu là 475 người, như vậy giá trị sản lượng này giảm 308 người. Mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu này cũng là lớn nhất với 21.7% tổng sản lượng của doanh nghiệp.
Số công nhân trực tiếp xếp dỡ càng tăng có thể do những nguyên nhân sau đây: Nguyên nhân 1: Số lượng công nhân giảm do vấn đề tuổi tác về nghỉ
hưu
Ở kỳ này, doanh nghiệp có nhiều công nhân về hưu, mặc dù có tuyển thêm công nhân mới nhưng số công nhân mới tuyển thêm ít hơn số công nhân nghỉ hưu bởi vậy số lượng công nhân trực tiếp xếp dỡ giảm. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng nhiều đến công tác sản xuất của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của nó không đáng kể, khối lượng công việc vẫn được đảm bảo hoàn thành, đồng thời lại tiết kiệm chi phí lương cho doanh nghiệp. Làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực
Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp cử một số công nhân xuất sắc có trình độ cao đi đào tạo ở nước ngoài.
Trong kỳ qua, doanh nghiệp đã nhận được một số máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại từ nước ngoài về nhưng công nhân chưa biết cách bố trí cũng như sử dụng các thiết bị này. Doanh nghiệp đã cử một số công nhân xuất sắc có trình độ cao ở bộ phận quản lý máy móc thiết bị đó đi sang nước ngoài học tập cũng như nâng cao và trình độ trong việc sử dụng tay nghề thành thạo.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp bố trí lại nhân lực, cắt giảm biên chế ở một số bộ phận
Điều này là một việc làm cần thiết và đúng đắn của doanh nghiệp, tránh tình trạng việc ít, người nhiều mà chất lượng công việc lại không được đảm bảo và chắc chắn. Việc giảm số lượng, người thừa không cần thiết vừa giúp doanh nghiệp đảm bảo được tính kỷ luật, chặt chẽ trong sản xuất, lại giảm được chi phí mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 4: Mức độ cơ giới hóa, tự động hóa tăng, máy móc thay thế sức lao động khá nhiều
Trong năm qua, việc họ đưa các máy móc hiện đại vào sản xuất làm tăng mức độ cơ giới hóa, tăng sản lượng cũng như thay thế sức lao động của khá nhiều công nhân làm cho doanh thu của cảng không ngừng tăng. Nhận thấy việc làm đầu tư thêm máy móc thiết bị là đúng đắn, doanh nghiệp đã đi đến quyết định sau những tính toán cụ thể nhập thêm máy móc hiện đại phục vụ cho việc xếp dỡ được nhanh chóng, thuận lợi, tàu không phải chờ quá lâu để làm hàng, tiết kiệm được khá nhiều chi phí đồng thời cũng thu hút thêm nhiều lượng hàng hóa đến cảng. Việc đầu tư như vậy đã giảm đi một số công nhân so với số lượng của năm trước
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
2. Số ngày làm việc bình quân
Chỉ tiêu khác của cảng Sài Gòn bao gồm số ngày làm việc ở các khu vực kinh doanh vật liệu xây dựng; thi công xây dựng các công trình đường thủy, bộ; bảo dưỡng, sửa chữa, vệ sinh vỏ container,... Từ bảng phân tích, ta có thể thấy giá trị sản lượng của số lượng ca giờ ở kỳ gốc là 340 ca/người , ở kỳ nghiên cứu là 356 ca/người, như vậy giá trị sản lượng của chỉ tiêu này giảm. Mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu này đến tổng sản lượng của doanh nghiệp là 5.3%. Số ca làm việc
của công nhân là một trong hai nhân tố khiến cho tổng sản lượng bình quân của doanh nghiệp giảm.
Số ngày làm việc bình quân có xu hướng tăng có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân 1: Tình hình thị trường thuận lợi, lượng hàng đến cảng gia tăng
Trong những năm qua, thị trường diễn biến rất thuân lợi: hoạt động buôn bán trong nước cũng như nước ngoài mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp. Lượng hàng đến cảng không ngừng tăng cũng như không ngừng đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời thì công nhân phải làm việc liên tục hơn dẫn đến số ngày làm việc tăng
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Nguyên nhân 2: Qúa trình tổ chức quản lý tốt, khai thác và vận dụng tối đa số ngày ngừng việc bố trí công nhân làm những việc khác
Doanh nghiệp đã biết tận dụng tối đa số ngày ngừng việc để bố trí công nhân vào những công việc khác mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên như vệ sin công nghiệp, thao tác trong kho ...Vì vậy số ngày làm việc tăng, số ngày làm việc bình quân tăng dẫn đến việc tổ chức quản lý tốt đã khai thác tận dụng tối đa số ngày làm việc làm việc của công nhân, khai thác tối đa mọi tiềm năng, không để lãng phí thời gian làm việc và đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 3: Có kế hoạch sản xuất hợp lý, số ngày ngừng việc do thiếu hàng giảm
Doanh nghiệp đã lập ra kế hoạch sản xuất hợp lý, phân bố công việc phù hợp, không diễn ra tình trạng ngừng việc do không có việc, số ngày ngừng việc giảm,
số ngày làm việc bình quân tăng. Điều này sẽ giúp người lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập hấp dẫn. Điều đó cho thấy sự tiến bộ trong công tác tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Nguyên nhân 4: Yêu cầu phục vụ kịp thời các phương tiện vận tải đến cảng dẫn đến số ngày làm thêm tăng
Số ngày công nhân phải làm thêm tăng vì để đáp ứng nhu cầu khối lượng công việc nhiều, đảm bảo phục vụ kịp thời cho các phương tiện vận tải đến cảng. Việc này tuy cũng có mang lại doanh thu lớn hơn cho doanh nghiệp , tăng thu nhập cho công nhân nhưng vì thời gian làm thêm nhiều nên nó ảnh hưởng đến chất lượng lao động của họ trong thời gian làm việc theo chế độ tiếp theo, hơn nữa doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí vì thế cần phải trả tiền công cao hơn.
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
3. Số giờ làm việc bình quân
Theo bảng số liệu phân tích, ta thấy số giờ làm việc là nhân tố chính làm tăng giá trị sản lượng công nhân bình quân của doanh nghiệp, ảnh hưởng làm tăng tổng sản lượng là 0,98%. Cụ thể trong kì gốc, sản lượng của chỉ tiêu số giờ làm việc là 6,3 giờ/người, chiếm 1.02 % tổng sản lượng. Sang đến kì nghiên cứu, sản lượng của chỉ tiêu số giờ làm việc đã tăng gấp đôi kỳ gốc, cao hơn 1,02% so với kì nghiên cứu và chiếm 1,09% tổng sản lượng.
Số giờ làm việc bình quân giảm:
Dưới đây là một số nguyên nhân cho sự thay đổi này:
Nguyên nhân 1: Vấn đề tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của lao động hiện nay ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai. Hệ quả dẫn đến lực lượng lao động chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy
móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Với thời giờ làm việc cao, cộng với mô hình lao động trẻ chủ yếu là công việc thủ công, giản đơn, các bệnh nghề nghiệp sẽ sớm đe dọa năng suất lao động cũng như tình trạng sức khỏe của người Việt Nam
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Nguyên nhân 2: Điều kiện thời tiết xấu
Việc xảy ra thời tiết gián đoạn là điều không thể tránh khỏi, thường gặp như những trận mưa to đột ngột, khí hậu thất thường dẫn đến tình trạng diễn ra trong một thời gian dài, điều này không chỉ khiến cho doanh nghiệp gặp phải gián đoạn làm hàng mà còn mất thời gian xử lý để di chuyển máy móc cũng như mất thời gian để bắt đầu tiếp tục công việc trong thời tiết xấu. Chính vì vậy cũng khiến cho ảnh hưởng đến việc thời gian làm hàng càng giảm xuống, lãng phí công sức của công nhân
Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Nguyên nhân 3: Công nhân thực hiện sai quy trình trong công tác kỹ thuật
Trong kỳ nghiên cứu, một số công nhân và cán bộ đã về hưu mà hầu hết là những người có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm thành thạo trong khâu tổ chức, đồng thời các cán bộ về hưu cũng khiến cho doanh nghiệp thiếu đi đội ngũ giám sát hiệu quả. Điều này khiến cho công nhân không những mất nhiều thời gian trong quá trình bắt đầu làm việc mà còn thực hiện sai quy trình. Lãng phí thời gian trong công việc cũng như công sức của công nhân đem lại hiệu quả thấp cho doanh nghiệp .
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
4. Năng suất giờ bình quân
Qua bảng phân tích ta thấy Năng xuất giờ BQ ở kỳ nghiên cứu là
0,59(Txd/ giờ) tăng 0,67(Txd/giờ) so với kỳ gốc tương đương với 206,1% .Nguyên nhân cụ thể do :
Nguyên nhân 1: Mức độ hiện đại của máy móc kỹ thuật
Thông qua việc nhận thấy một số máy móc thiết bị kỹ thuật của doanh nghiệp đã cũ nên không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, làm giảm đáng kể sản lượng. Vì vậy doanh nghiệp đã đầu tư một số máy móc thiết bị kỹ thuật mới trong kỳ vừa qua và mang lại rất nhiều hiệu quả trong sản xuất: làm cho năng suất giờ bình an của một cơng nhân tăng đáng kể , năng suất xếp dỡ , hàng hóa thong qua của cảng cũng vượt chỉ tiêu đề ra . Việc đầu tư những máy móc hiện đại này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác , tăng mức độ hiện đại hóa của cảng khiến lượng hàng hóa ngày càng tăng , dẫn đến việc tăng sản lượng , doanh thu cho doanh nghiệp và thu nhập cho người công nhân .