Một số chiến lược đầu tư chứng khoán nợ

Một phần của tài liệu Đầu tư sản phẩm có thu nhập cố định (Trang 33 - 38)

Chiến thuật đầu tư trạng thái “trường" hay “mua và nắm giữ” là chiến thuật đầu tư truyền thống bằng việc mua và nắm giữ các loại chủng khoản nợ và chờ lên giá.

Khi nắm giữ chứng khoán nợ, nhà đầu tư sẽ nhận được các khoản tại định kỳ và sự thay đổi giá trị thị trường của chứng khoán (lãi/lỗ vốn). Như đã trình bày ở phần trên, giá trị thị trường của chứng khoán nợ phụ thuộc vào các nhân tố quyết định đến lợi suất của trái phiếu như lãi suất trên thị trường, biên độ tín dụng, tính thanh khoản của chứng khoán, và các nhân tố khác.

Trong đó:

RoR: Tỷ suất lợi nhuận ∆P: Sự thay đổi về giá

Coupon: Cuống lãi suất thu được trong quá trình đầu tư

Carry: Chi phí tài chính của việc nắm giữ trái phiếu (tương đương lãi suất repo).

: Giá trái phiếu thời điểm mua

Đầu tư chứng khoán nợ có thức độ rủi ro thấp hơn so với các loại chứng khoán vốn. Đối với các loại chứng khoán nợ giản đơn, chủ đầu tư có thể chịu rủi ro giảm giá thị trường song họ vẫn có thể thu hồi giá vốn đầu tư vào kỳ đáo hạn. Vì vậy, tiềm năng lợi nhuận với chứng khoán nợ nói chung cũng bị hạn chế .

Nhà đầu tư thường nắm giữ trạng thái “trường" đối với chứng khoán nợ có thể vì lý đó chính sách đầu tư liên quan quản trị rủi ro như hạn mức đầu tư hay nhu cầu đa dạng hóa rủi ro, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tổ chức. Chiến thuật này cũng được áp dụng trong các trường hợp đầu cơ lên giá như:

• Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng thăng hạng định mức tín nhiệm, làm giảm biên độ tín dụng.

• Khả năng cắt giảm lãi suất thị trường

• Các sự kiện làm tăng giá chứng khoán nợ như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

10.2. Chiến thuật đầu tư trạng thái “đoản”

Chiến thuật đầu tư trạng thái “đoản” là việc bán khống, thông qua đó duy trì một trạng thái “đoản" với kỳ vọng giá chứng khoán sẽ giảm xuống. Bán khống là việc bán chứng khoán nhà đầu tư chưa sở hữu, do đó nhà đầu tư phải đi vay chứng khoán trên thị trường với kỳ vọng sẽ mua lại với giá thấp hơn trong tương lai. Như vậy, nếu như chiến thuật “Trường” là việc mua rẻ, bán đắt thì chiến thuật "đoản" là việc bán đắt, mua rẻ.

Chiến thuật “đoản” được áp dụng đối với chứng khoán nợ trong các trường hợp sau:

 Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng xuống hạng định mức tín nhiệm, làm tăng biên độ tín dụng

 Khả năng tăng lãi suất thị trường

 Các sự kiện làm giảm giá chứng khoán nợ như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Quy trình thực hiện “đoản" trái phiếu được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

1. Nhà đầu tư vay trái phiếu muốn bản không. Việc này thường được thực hiện thông qua nghiệp vụ reverse Repo hoặc buy/sell back {mua và bán lại);

2. Nhà đầu tư sẽ thực hiện bản khống và mua lại trái phiếu trên thị trưởng để trả lại cho người cho vay;

3. Trong quá trình vay trái phiếu, mọi quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến trái phiếu (lãi suất) sẽ thuộc về người cho vay.

Kết quả lợi nhuận của chiến thuật này có thể khái quát như sau: Trong đó:

RoR: Tỷ suất lợi nhuận

∆P: Sự thay đổi về giá, kỳ vọng là sự thay đổi giảm giá P: Giá trái phiếu ban đầu

Coupon: Lãi suất trong quá trình vay trái phiếu, phải trả lại cho người cho vay trái phiếu

Lãi cho vay: Tiền cho vay thông qua reverse repo

10.3. Chiến thuật đầu tư chênh lệch đường cong lợi suất

Chiến thuật đầu tư chênh lệch đường cong lợi suất là chiến thuật buôn bán các trái phiếu khác nhau có các kỳ đáo hạn khác nhau trên đường cong lãi suất. Nhà đầu tư sẽ duy trì trạng thái trường” đối với các trái phiếu “rẻ” và trạng thái “đoản" đối với trái phiêu “đắt” của cùng một chủ thể phát hành trên một đường cong lợi suất đưa vào các kỳ hạn khác nhau.

Nếu chiến thuật này thành công, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận trên cơ sở tất toán các trạng thái sản phẩm của mình khi đường cong lợi suất trở về trạng thái bình thường:

 Trái phiếu đoản sẽ giảm giá do lợi suất tăng lên;  Trái phiếu trường sẽ tăng giá do lợi suất giảm xuống.;  Cả hai điều trên cũng xảy ra,

Rủi ro của chiến thuật này xảy và khi đường lợi suất biến động theo chiều ngược lại, tức là lợi suất của trái phiếu đoản giảm (tăng giá), đồng thời lợi suất của trái phiếu trường tăng (giảm giá).

Với việc đồng thời cùng duy trì trạng thái trưởng và đoản đối với cùng một đường cong lợi suất, nhà đầu tư đã giảm thiểu (hedge rủi ro trong trường hợp đường cong lợi suất chuyển động song song lên hoặc xuống. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không cá cược vào sự tăng giảm lãi suất trên thị trường dẫn đến việc dịch chuyển đường cong lợi suất. Nhà đầu tư chỉ cá cược vào sự biến động lợi suất của các kỳ hạn khác nhau trên cùng một đường cong lợi suất.

Chiến thuật này có thể áp dụng rất tốt trong trường hợp khi đường cong lợi suất chuyển đổi từ dạng lồi (normal) sang lõm (inverted) và ngược lại. Trong trường hợp này, nền kinh tế chuẩn bị chuyển sang thời kỳ khủng hoảng về thanh khoản dẫn tới nhu cầu huy động vốn ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể bán không trái phiếu có kỳ hạn ngắn và mua trái phiếu có kỳ hạn dài. Khi khủng hoảng xảy ra,

lãi suất thuỷ trưởng tăng lên làm dịch chuyển cả đường cong lợi suất lên trên theo truc tung. Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi suất của trái phiếu ngắn hạn sẽ cao hơn so với trái phiếu.

10.4. Chiến thuật chênh lệch lãi suất không giảm thiểu rủi ro ngoại hối

Đối với chiến thuật “uricovered interest arbitrage”, nhà đầu tư không hedge rủi ro ngoại hối. Nhà đầu tư tính toán được phần lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa 2 đồng tiền song khung tính được chi phí rủi ro biến động tỷ giá. Tuy theo biến động của tỷ giá tại thời điểm tất toán hợp đồng so với thời điểm ban đầu, nhà đầu tư có thể kết thúc giao dịch với khoản lãi hoặc lỗ ròng. Do đó chiến thuật này tương đối rủi ro.

Chiến thuật này phát huy hiệu quả nếu khoáng chênh lệch lãi suất có thể bù đắp được tốc độ mất giá của đồng tiên trong khoảng thời gian thực hiện chiến thuật. Về mặt lý thuyết, tỷ giá giữa 2 đồng tiền luôn được điều chỉnh dựa theo lãi suất theo nguyên tắc cân bằng lãi suất (interest rate parity). Nếu lý thuyết này hoạt động một cách hiệu quả thì khoản chênh lệch này sẽ bị thị trường triệt tiêu nhanh chóng. Nói một cách khác, phần chênh lệch lãi suất bị triệt tiêu bởi phần lỗ do chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên trong thực tế, thị trường không hoạt động hiệu quả hoàn toàn nên việc áp dụng chiến lược chỉnh lệch lãi suất không giảm thiểu rủi ro ngoại hối vẫn có thể mang lại lợi nhuận.

Trong trường hợp nhà đầu tư vay một đồng tiền để đầu tư vào một đồng tiền khác, chiến thuật này được gọi là “carry trade". Lãi suất vay đồng tiền được gọi là “carry cost”. Chiến thuật "carry trade" thường áp dụng cho cặp đồng tiền có lãi suất chênh lệch và tỷ giá ổn định. Đồng tiền vay thông dụng nhất là JPY do có lãi suất thấp và đồng tiền đầu tư thường là USD, EUR và AUD. Ngày nay "carry trade" trở nên rất thông dụng và được các quỹ đầu cơ sử dụng với quy mô lớn tạo ra các dòng tiền thông minh chạy qua lại giữa các quốc gia.

10.5. Chiến thuật đầu tư chênh lệch hội tụ (Convergence Arbitrage)

Chiến thuật đầu tự chênh lệch hội tụ là việc khai thác các cơ hội chênh lệch trên thị trưởng trợ quá trình tiệm tiến về điện cân bằng. Các nhà đầu tư theo chiền thuật này có quan điểm rằng thị trường hoạt động tương đối hiệu quả, tức là thị trường có thể định giá mọi thông tin vào trong giá chứng khoán trong một khoảng thời gian ngắn, Tuy nhiên cũng có những giai đoạn thị trưởng không hoàn toàn hiệu quả và lợi nhuận có thể được khai thác trong quá trình thị trường tiệm tiến về điểm cân bằng.

Ví dụ minh họa:

Salomon Brothers (nay thuộc Citigroup) là một ngân hàng đầu tư với thế mạnh kinh doanh trái phiếu trong những năm 1980. Năm 1988, Salomon Brothers nhận thấy sự lo ngại trên thị trường tín dụng bất động sản nhà ở lại cho giá trái phiếu có gốc tín dụng bất động sản (MBS) sụt giảm mạnh so với trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn. Biên độ ẩn dụng tăng từ 1% lên 1,5%. Salomon Brothers tin tưởng thị trường sẽ bình ổn lại và MBS sẽ tăng giá trở lại mức bình thường Chiến thuật: Salomon Brothers đã tiến hành mua trái phiếu MBS và bán khống trái phiếu kho bạc để cân đối luồng tiềnvà trung hòa rủi ro lãi suất. Trong

quá trình đầu cơ, Salomon Brothers thu lợi suất cao trên trái phiếu MBS và trả lợi suất thấp trên trái phiếu kho bạc, Khi thị trường hồi phục, giá MBS tăng mạnh hơn so với giá trái phiếu kho bạc, Salernen Brothers tật tóan giao dịch bằng việc bán trái phiếu MBS và mua lại trái phiếu kho bạc để cân bằng trạng thái sản phẩm.

Rủi ro: Rủi ro lớn nhất đối với chiến thuật này nếu xảy ra khủng hoảng thị trường tín dụng làm cho giá trái phiếu MBS tiếp tục suy giảm. Một rủi ro nữa là việc lãi suất thị trường giảm làm cho việc thanh toán sớm gốc trái phiếu MBS. Trọng trùng hợp nảy, Salomon Brothers có thể bị rủi ro tái đầu tư.

Kết quả thực tế: Salomon Brother mua 5 tỷ USD MBS, lợi suất 10,5%. Bán khống 5 tỷ USD trái phiếu kho bạc, lợi suất 9%. Đồng thời để giảm thiểu rủi ro lãi suất, Salomon Brothers mua quyền chọn lãi suất với mức phí 0,5% giá trị giao dịch (25 triệu USD) /năm. Sau mỗi năm, MBS mang lại 75 triệu USD thu nhập lãi suất chênh lệch. Trừ đi phí mua quyền chọn tại suất 25 triệu USD còn lại 50 triệu USD. Tổng sau 3 năm phần chênh lãi suất thu được 150 triệu USD. Khi biên độ tín dụng 'trở về mức thông thường (1%), Salomon Brother tiến hành tất toàn giao dịch bằng cách bán MBS và mua lại trái phiếu kho bạc. Do giá MBS tăng lên, phần lãi vốn tống cộng là 125 triệu USD. Như vậy tổng công chiến thuật này mang lại số lợi nhuận 275 triệu USD.

10.6. Chiến thuật đầu tư chênh lệch từ cơ cấu sản phẩm (Structured Arbitrage) Arbitrage)

Chiến thuật đầu tư chênh lệch từ cơ cấu sản phẩm còn được gọi là đầu tư chênh lệch trên thị trường sơ cấp. Mục tiêu của chiến thuật này là tìm ra và khai thác các cơ hội chênh lệch lợi nhuận thông qua cơ cấu và lai ghép các sản phẩm mới trên thị trường sơ cấp.

Một ví dụ đơn giản về cơ cấu chứng khoán nợ đó là sản phẩm STRIPS. Ngân hàng đầu tư đã thiết kế ra các trái phiếu giảm thiểu rủi ro tái đầu tư, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thông qua đó, khai thác được lợi nhuận chênh lệch. Lợi suất của STRIPS được định giá thấp hơn so với các trái phiếu kho bạc có kỳ hạn tương đương và đó là cách khai thác chênh lệch giá của ngân hàng đầu tư.

Chứng khoán hóa cũng là một nghiệp vụ điển hình về các sáng tạo cơ cấu tài chính hình thành nên các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Ngân hàng đầu tư với vai trò trung gian có thể kiếm được các khoản lợi nhuận khổng lồ thông qua việc cơ cấu sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang Ngân hàng đầu tư – Tác giả Mạc Văn Huy 2. Bài giảng Ngân hàng đầu tư – Tác giả Trần Văn Trung

3. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

(http://vbpl.vn/nganhangnhanuoc/Pages/vbpqtoanvan.aspx? ItemID=26011&Keyword=)

4. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/tai-chinh- va-chung-khoan/da-phat-hanh-6524-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-bao- lanh-591315.html)

5. Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh (https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-phat-hanh-2-000-ty-dong-trai-phieu- chinh-quyen-dia-phuong-1491872514)

Một phần của tài liệu Đầu tư sản phẩm có thu nhập cố định (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)