NHÓM THUỐC GIẢI BIỂU 1 Sinh khương (Thân rễ cây gừng)

Một phần của tài liệu Dược cổ truyền Đại Cương (Trang 34 - 37)

- Lượng dùng khoảng 5– 20% so với vị thuốc cần chế

6 THUỐC BỔ HUYẾT: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Hà thủ ô, long

NHÓM THUỐC GIẢI BIỂU 1 Sinh khương (Thân rễ cây gừng)

1. Sinh khương (Thân rễ cây gừng)

- Tính vị: Cay, ấm; - Quy kinh: Phế, tỳ (vị)

- Công năng: Phát tán phong hàn, Ấm vị chỉ nôn, Hóa đàm chỉ ho, Lợi niệu tiêu phù, Giải độc khử trùng

- Chủ trị:

+ Phát tán phong hàn: Cảm mạo phong hàn, dùng riêng hoặc phối hợp bạch chỉ, kinh giới,…

+ Ấm vị chỉ nôn: Nôn, lợm giọng khi bị lạnh, phụ nữ sau khi sinh bị cảm lạnh, khí huyết ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân tay lạnh, đau bụng dữ dội, lan ra sườn: Sinh khương, ngải diệp, quế chi, giấm ăn sắc uống.

+ Hóa đàm chỉ ho: Viêm phế quản, tắm cho trẻ <1 tuổi

+ Lợi niệu tiêu phù: Vỏ gừng (Ngũ bì ẩm: Sinh khương bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, phục linh bì)

+ Giải độc khử trùng

Giun chui đường ống mật, tắc ruột: Uống giấm thanh sau đó uống nước cốt gừng tươi

Nấu nước rửa vết thương

Giải độc bán hạ, thiên nam tinh, dị ứng cua, cá

Khí hư, mẩn ngứa: Phối hợp với hoàng đằng, lá nhội, nấu nước, rửa

2. Bạc hà

- Tính vị: Tân, lương; - Quy kinh: Phế, can

- Công năng: Phát hãn giải biểu nhiệt, Trừ phong chỉ thống, Chỉ ho, Kiện vị chỉ tả, Giải độc, làm cho sởi mọc

- Chủ trị:

+ Phát hãn giải biểu nhiệt: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, có ít mồ hôi, dùng xông hoặc sắc uống (Bạc hà 20g + Thạch cao 40g), sốt cao, miệng khát, tâm phiền buồn bực (Sắc 8g), phòng cảm cúm: Bạc hà, tô diệp, hoắc hương đồng lượng, uống trong 3 ngày

+ Trừ phong giảm đau: Đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, hầu họng sưng đau (Cúc hoa, vỏ núc nác)

+ Chỉ ho: Dùng riêng hoặc phối hợp huyền sâm, mạch môn

+ Kiện vị chỉ tả: Ăn uống không tiêu, nôn lợm, ợ chua, đau bụng tả lị, sắc uống 20g/ngày (Tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa)

+ Giải độc, làm cho sởi mọc: Sởi mới mắc, khó mọc (Phối hợp ngưu bang thuyền thoài,), giã nát đắp vết thương mau liền, kháng khuẩn, nước sắc sát khuẩn răng miệng

3. Ma hoàng

- Tính vị: Tân, khổ, ôn; - Quy kinh: Thận, bang quang, phế

- Công năng: Phát hãn giải biểu, Tuyên phế bình suyễn, Lợi thủy tiêu thủng - Chủ trị:

+ Phát hãn giải biểu

Trị cảm hàn (Nhiễm mưa, lạnh), sốt cao, mạch ngoại vi co, lỗ chân lông đóng kín, sợ lạnh, đau đầu không có mồ hôi, mạch phù, khẩn: Ma hoàng thang

Trị dương hư ngoại cảm: Sốt sợ lạnh, đau đầu không có mồ hôi, mạch trầm: Ma hoàng phụ tử tế tân thang

+ Tuyên phế bình suyễn

Viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho gà: Ma hạnh thạnh cam thang

Viêm khí quản cấp tính, viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở, miệng khát: Ma hoàng, hoàng cầm, thạch cao: Cát cánh, hạnh nhân, bách bộ, cam thảo

+ Lợi thủy tiêu thủng

- Cơ chế tác dụng

+Phát hãn, giải biểu: Bài tiết thủy thấpđược giải trừ qua mồ hôi

+Tuyên thông phế khí, thông điều thủy đạo: Đưa nước xuống bang quang mà lợi niệu tiêu thủng

-Chủ trị

+ Phong tà phạm biểu, phế thất tuyên giáng, dẫn đến phong thủy thủng, tiểu tiện bất lợi, mạch phù, phối hợp: Sinh khương, bạch truật (Việt tỳ gia truật thang) +Phù do viêm cầu thận cấp: Ma hoàng, tang bạch bì, đậu đỏ, liên kiều, hạnh nhân, sinh khương, đại táo

4. Thăng ma

- Tính vị: Ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn; - Quy kinh: Phế, (Tỳ), vị, đại tràng - Công năng: Phát hãn, giải biểu nhiệt, Giải độc, làm cho sởi mọc, Thăng dương khí (Cử hãm), Thanh vị nhiệt, Giải độc

- Chủ trị:

+ Phát hãn, giải biểu nhiệt: Trị các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, miệng khô, họng khát, đau đầu,…

+ Giải độc, làm cho sởi mọc: Sởi thời kỳ đầu, sởi khó mọc (Cát căn, ngưu bang tử, thuyền thoái), thanh lợi hầu họng,…

+ Thăng dương khí (Cử hãm): Trị các chứng sa giáng do trung khí (Tỳ khí) hư nhược

+ Thanh vị nhiệt: Trị các chứng nóng rát, loét dạ dày + Giải độc: Mụn nhọt ở miệng, lưỡi, đau răng

Một phần của tài liệu Dược cổ truyền Đại Cương (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w