Sự khó lƣờng về thời gian, hƣớng biến đổi, mức độ của BĐKH khu vực đang làm chậm lại việc đƣa ra những biện pháp ứng phó kịp thời trƣớc khi BĐKH xảy ra. Vấn đề này có thể sẽ dẫn đến những kết quả không mong muốn một khi tác động của BĐKH là không thể đảo ngƣợc, hoặc các nguồn tài nguyên dài hạn bị ảnh hƣởng, hoặc xu hƣớng biến đổi hiện tại làm cho sự thích ứng trở nên kém hơn trong tƣơng lai. Những biện pháp ứng phó với BĐKH cần mềm dẻo hơn để có thể giải quyết đƣợc tác động của BĐKH hoặc giúp cho một hệ thống có thể phục hồi nhanh
chóng hơn trong các điều kiện BĐKH. Thêm vào đó, những biện pháp này cần đem lại hiệu quả về mặt kinh tế sao cho lợi ích của chúng mang lại cũng tƣơng xứng với chi phí đầu tƣ.
Rất nhiều phƣơng án ứng phó đƣợc thực hiện khi BĐKH xảy ra. Ngƣời nông dân có thể chuyển đổi canh tác sang những loại cây trồng chịu đƣợc điều kiện khô hạn hơn khi nhiệt độ tăng lên, đê biển có thể đƣợc xây dựng để đối phó lại với mực nƣớc biển tăng lên, các hồ chứa có thể hoạt động để điều tiết sự thay đổi của các dòng sông. Các biện pháp ứng phó này đƣợc xem là sự thích nghi phản ứng, bởi vì chúng diễn ra sau và để đối phó lại với BĐKH. Ngƣợc lại, các biện pháp thích nghi đón đầu diễn ra trƣớc khi diễn ra BĐKH. Mục tiêu của các biện pháp thích nghi đón đầu là để giảm thiểu các tác động của BĐKH thông qua việc giảm tính dễ bị tổn thƣơng hoặc làm cho các biện pháp thích nghi phản ứng đạt hiệu quả tốt hơn. Một ví dụ về ứng phó đón đầu đó là việc xây cầu ở khu vực ven biển nên xây cao hơn 1m để thích ứng với mực nƣớc biển dâng.
Biện pháp thích ứng đƣợc tích hợp cần thiết phải có khả năng điều chỉnh về mặt kinh tế - những lợi ích có đƣợc nhất thiết phải lớn hơn so với chi phí cho những biện pháp này. Việc nhận biết những tác động của BĐKH là không dễ dàng, do vậy lợi ích đem lại từ những biện pháp thích ứng cũng có thể sẽ không đƣợc biết đến qua hàng thập kỷ.
Những lợi ích trong tƣơng lai sẽ là một con số nhỏ hơn nhiều khi chiết khấu đến mức giá hiện nay. Nếu tích hợp vấn đề BĐKH chỉ đem lại lợi ích khi có BĐKH, thì các chi phí (không chiết khấu) của các chính sách phải là nhỏ hơn nhiều so với những lợi ích (không chiết khấu). Tính toán nhƣ vậy là nhạy cảm đối với việc lựa chọn của tỉ lệ chiết khấu. Một triệu đô la lợi nhuận có đƣợc trong 70 năm tính từ hiện tại với mức chiết khấu 5% có giá trị lợi nhuận ròng khoảng 33.000 USD. Nếu một tỷ lệ chiết khấu 2% đƣợc sử dụng, giá trị lợi nhuận ròng là khoảng 250.000 USD. Trong ví dụ này, sử dụng một tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn sẽ điều chỉnh sự tiêu dùng đến mức tăng cao hơn so với việc sử dụng một tỷ lệ chiết khấu lớn hơn. Mặt khác, nếu tích hợp BĐKH mang lại lợi nhuận trong điều kiện khí hậu hiện tại, các
chi phí (không chiết khấu) không cần thiết phải nhỏ hơn quá nhiều so với lợi nhuận (không chiết khấu), bởi vì lợi nhuận sẽ đƣợc tích lũy trong thời gian ngắn hạn. Việc tính đến BĐKH sẽ chỉ bổ sung thêm những lợi nhuận tiềm tàng.
Một số biện pháp thích ứng đƣợc phân tích chi phí - lợi ích một cách định tính nhƣ sau:
- Xây dựng các công trình bảo vệ bờ và ven bờ
Biện pháp thích nghi đón đầu đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể là xây dựng đê, đập, cống thoát nƣớc, nhà máy xử lý nƣớc thải có quy mô lớn hơn, đƣợc xây dựng cao hơn và có tính đến sự dâng cao của mực nƣớc biển hoặc sự thay đổi của dòng chảy khi có BĐKH. Các con đập lớn hơn sẽ tăng thêm khả năng bảo vệ chống lại lũ lụt hoặc hạn hán và các bão, cống lớn hơn sẽ có thể hoạt động hiệu quả dƣới điều kiện mƣa bão dữ dội hơn.
Các cống thoát nƣớc cao hơn, hoặc hệ thống ống lấy nƣớc ngọt nằm xa hơn về phía thƣợng lƣu để tránh sự xâm nhập mặn, sẽ hạn chế đƣợc nhiều tốn kém khi mực nƣớc biển dâng, do đó lợi ích thu đƣợc sẽ lớn hơn chi phí. Nhiều cơ sở hạ tầng có thể tồn tại hàng thế kỷ hoặc lâu hơn nên có thể coi nhƣ một giải pháp dài hạn.
- Mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ
Mở rộng rừng phòng hộ hay rừng ngập mặn có thể là mở rộng những khoảng rừng đang có hoặc trồng mới ở những vị trí chƣa có rừng. Việc mở rộng rừng không chỉ giúp tránh những tác động tiêu cực từ nƣớc biển dâng, sự mất đi của các loài hoặc các hệ sinh thái thông qua hành lang sinh thái mà còn bảo vệ hệ thống nhà cửa, cơ sở hạ tầng xã hội bên trong. Các hành lang sinh thái có thể đƣợc tạo ra trong vòng 10 năm hoặc 20 năm tới trƣớc khi có những thay đổi khí hậu rõ rệt. Các hành lang sẽ giúp tăng khả năng phục hồi của môi trƣờng trƣớc thay đổi khí hậu bằng cách cho phép một số loài di cƣ tới. Việc tạo hành lang mới là rất tốn kém vì sẽ phải thu hồi quỹ đất, bồi thƣờng nhà cửa, các công trình giao thông và các cơ sở hạ tầng khác. Nhƣ vậy, lợi ích trong tƣơng lai (có đƣợc từ sự cắt giảm chi phí) từ BĐKH có thể sẽ không bù đắp đƣợc những khoản đầu tƣ này.
Do đó, việc mở rộng hành lang sinh thái sẵn có, tức là mở rộng diện tích rừng hiện có, là hợp lý. Điều này sẽ đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn ƣu tiên của biện pháp đón đầu bởi vì: (1) tránh sự mất mát không thể đảo ngƣợc của các loài và các hệ sinh thái, (2) giải quyết những xu thế bất lợi khi các dự án phát triển đƣợc cấp phép làm cho việc thiết lập một hành lang (trồng rừng ở một vị trí mới) trong tƣơng lai khó khăn hơn nhiều, (3) là một quyết định dài hạn vì những dự án phát triển có khả năng sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn, (4) tăng tính linh hoạt bằng cách nâng cao khả năng phục hồi, và (5) tùy thuộc vào giả định về tỷ lệ giảm giá và xác suất của BĐKH, đáp ứng tiêu chí về tỷ lệ lợi nhuận / chi phí.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, phổ biến thông tin về BĐKH
Xây dựng hệ thống cảnh báo sẽ mang lại những lợi ích nhƣ tránh đƣợc tổn thất về ngƣời và của do các hiện tƣợng thời tiết cực đoạn gia tăng, hay các chi phí chữa các bệnh liên quan đến chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm tăng, nắng nóng tăng,… Xây dựng hệ thống loa đài phát thanh, tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BĐKH sẽ giúp tăng nhận thức của ngƣời dân, giúp ngƣời dân chủ động trong việc phòng tránh, hạn chế các thiệt hại do BĐKH gây ra.
Tuy nhiên, xây dựng các hệ thống này sẽ phát sinh các chi phí về xây dựng hệ thống, mua sắm trang thiết bị phổ biến thông tin, hỗ trợ các trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ duy trì đƣờng dây nóng, đội ngũ bác sỹ túc trực, đội ngũ tuyên truyền viên. Nhƣng nhìn chung, biện pháp này có tính hợp lý cao vì chú trọng bảo vệ sức khoẻ ngƣời dân và có hiệu quả lâu dài khi nhận thức của ngƣời dân thay đổi, tuy nhiên hiệu quả có thể bị hạn chế bởi mức độ không chắc chắn trong dự báo khí hậu.
-Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khoẻ
Cơ sở hạ tầng y tế tốt sẽ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, tăng cƣờng khả năng chống chịu với các hiện tƣợng cực đoan cho ngƣời dân, tránh đƣợc các chi phí do không chủ động trong phòng, chữa, phải chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khác. Các chi phí phát sinh khi tăng cƣờng hệ thống y tế bao gồm các chi phí về trang thiết bị, chi phí về đào tạo đội ngũ, duy trì nguồn lực.