Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 của Việt Nam quy định việc tiến hành ĐMC song song với quá trình xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch (CQK)
phát triển KT-XH, phát triển ngành, lĩnh vực. Vì vậy, ĐMC có ý nghĩa hết sức quan trọng bảo đảm các khía cạnh về môi trƣờng có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho từng khâu, từng bƣớc và toàn bộ quá trình ra quyết định, góp phần đáng kể cho quyết định đó có tính khả thi và bền vững trong thực tế triển khai.
ĐMC có hai vai trò chính: Một là vai trò biện hộ, tức là tạo ra các luận cứ về môi trƣờng để biện hộ cho một quyết định chiến lƣợc về phát triển. Hai là vai trò lồng ghép, nghĩa là tạo ra cơ chế để lồng ghép, gắn kết các vấn đề về môi trƣờng, kinh tế - xã hội vào quá trình ra một quyết định chiến lƣợc.
Khác với ĐTM, quy trình của ĐMC không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc rõ ràng, không phải lúc nào cũng có trình tự trƣớc sau một cách đơn thuần. Sau mỗi bƣớc thực hiện ĐMC, nếu thấy xuất hiện vấn đề bất ổn thì phải quay lại các bƣớc trƣớc đó để xem xét và đánh giá lại rồi triển khai các bƣớc tiếp theo. ĐMC thƣờng có các bƣớc chung theo quy trình nhƣ sau (Hình 2-1) (Trƣơng Việt Trƣờng, 2012):
1. Sàng lọc về ĐMC: Cần xác định xem một đề xuất về quyết định chiến lƣợc đặt ra có đòi hỏi phải thực hiện ĐMC hay không (các đối tƣợng đòi hỏi về ĐMC đã đƣợc quy định tại Luật Bảo vệ môi trƣờng).
2. Xác định phạm vi của ĐMC: Xác định đƣợc phạm vi về không gian và thời gian cần đánh giá, dự báo về môi trƣờng đối với một đề xuất về quyết định chiến lƣợc.
3. Xác định những vấn đề môi trƣờng cốt lõi của ĐMC: Phải xác định đƣợc những vấn đề môi trƣờng trọng yếu có liên quan đến quyết định chiến lƣợc đã đề xuất.
4. Đánh giá sự phù hợp về quan điểm, mục tiêu: Cần xem xét, đối chiếu và đánh giá tính phù hợp của các quan điểm, mục tiêu phát triển đề xuất trong quyết định chiến lƣợc với các quan điểm, mục tiêu về môi trƣờng đã đề ra trong các văn bản liên quan các cấp.
5. Đánh giá các vấn đề môi trƣờng: Việc dự báo các vấn đề về môi trƣờng (các tác động tích cực và tiêu cực) có thể xảy ra theo phƣơng án hoặc theo các phƣơng án phát triển khác nhau đã đề ra.
Chỉnh sửa CQK Lập nhóm tƣ vấn ĐMC và xây dựng kế hoạch ĐMC (1) Sàng lọc về ĐMC (2) Xác định phạm vi của ĐMC (3) Xác định các vấn đề môi trƣờng cốt lõi của ĐMC Tham vấn các (4) Đánh giá sự phù hợp về quan điểm và bên liên quan
mục tiêu
(5) Dự báo và đánh giá tác động, xu thế MT khi thực hiện CQK (6) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện
MT& kế hoạch giám sát MT
(7) Xây dựng báo cáo ĐMC
Thực hiện CQK và tiếp tục đánh giá
Hình 2-1. Quy trình lập báo cáo ĐMC hiện nay ở Việt Nam
6. Đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp tổng thể về môi trƣờng: Trên cơ sở xác định đƣợc các vấn đề môi trƣờng tiêu cực có thể xảy ra phải đề xuất đƣợc các phƣơng hƣớng, giải pháp tổng thể nhằm khắc phục khi triển khai thực hiện chiến lƣợc, kể cả việc chỉ ra phƣơng hƣớng và yêu cầu về ĐTM cho các dự án đầu tƣ ở giai đoạn tiếp theo.
7. Báo cáo ĐMC: Xây dựng báo cáo phản ánh toàn bộ quá trình tiến hành và kết quả ĐMC của một đề xuất về quyết định chiến lƣợc để làm căn cứ xem xét, phê duyệt quyết định chiến lƣợc đó.