88. Đề nghị tỉnh kiến nghị với Trung ương tiếp tục bố trí kinh phí triển
khai Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở (giai đoạn 3) và Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.
Trả lời:
a)Quyết định số 22/20013/QĐ-TTg:
Theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng tại Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 và Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 03/01/2014, toàn huyện A Lưới có 1.172 hộ được hỗ trợ, trong đó: xây mới: 344 hộ; cải tạo, sửa chữa: 828 hộ; tổng kinh phí thực hiện là: 30.320 triệu đồng. Nguồn kinh phí thực hiện đã được Trung ương và UBND tỉnh phân bố đủ cho UBND huyện A Lưới.
UBND huyện đã triển khai hỗ trợ cho 1.153 hộ, trong đó: xây mới: 336 hộ; cải tạo, sửa chữa: 817 hộ; tổng kinh phí đã giải ngân: 29.780 triệu đồng.
Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới, thì số lượng đối tượng người có công với cách mạng hiện đang thực sự có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở nhưng chưa được hưởng chính sách này phát sinh (sau ngày 31/5/2017 tính đến hết ngày 31/12/2019) thêm ngoài Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt là 419 hộ, với tổng kinh phí thực hiện 11.000 triệu đồng.
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và
Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27/6/2019 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thì:
“ Đối với các trường hợp người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở phát sinh thêm ngoài số liệu đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến thời điểm 31 tháng 5 năm 2017 thì các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.”
Hiện nay, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh xin chủ trương của HĐND tỉnh về sử dụng kinh phí từ ngân sách của tỉnh; đồng thời xây dựng Đề án hỗ trợ cho các đối tượng có công cách mạng khó khăn về nhà ở phát sinh sau 31/5/2017 tính đến hết ngày 31/12/2019 để triển khai thực hiện từ năm 2020. Sở Xây dựng đang gửi dự thảo tờ trình, nghị quyết và văn bản tổng hợp danh sách hỗ trợ để các sở và địa phương góp ý, làm căn cứ để gửi UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
b)Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg:
Theo Đề án phê duyệt của UBND tỉnh tại Quyết định 2446/QĐ-UBND ngày 15/11/2014 và Quyết định 2120/QĐ-UBND ngày 15/10/2015, toàn huyện A Lưới có 392 hộ được hỗ trợ, tương ứng với tổng kinh phí thực hiện là 5.986 triệu đồng. UBND huyện A Lưới đã được UBND tỉnh phân bổ kinh phí (02 đợt) để triển khai thực hiện là: 2.142 triệu đồng (tại Quyết định số 1962/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 và Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 05/10/2015). Đến nay, UBND huyện đã triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 137 hộ, tương ứng với tổng kinh phí đã giải ngân là 2.142 triệu đồng (các hộ đã đưa vào sử dụng). Tổng kinh phí UBND tỉnh đã phân bổ và tổng số hộ không có nhu cầu thực hiện
(theo báo cáo của UBND huyện là 43 hộ), thì đối với huyện A Lưới hiện nay còn 212 hộ tương ứng với 3.200 triệu đồng chưa có kinh phí để thực hiện.
Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 481/TTg- CN về việc báo cáo kết quả thực hiện Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung, trong đó: “yêu cầu các địa phương chủ động bố trí ngân sách để thực hiện hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 48/2014/QĐ- TTg ngày 28/8/2014 và lồng ghép với Hợp phần xây nhà chống bão, lũ của Dự án “tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP)”.
Hiện tại, nguồn kinh phí đã phân bổ cho thị xã Hương Thủy còn dư (1.722 triệu đồng), việc thực hiện hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn thị xã là không có nhu cầu. Sau khi cân đối, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với UBND thị xã Hương Thủy lập thủ tục thu hồi nguồn kinh phí đã cấp cho thị xã Hương Thủy để bố trí cho UBND huyện A Lưới thực hiện hỗ trợ cho
các hộ nghèo đang thực sự có nhu cầu xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn huyện theo quy định.
89. Đề nghị tỉnh ý kiến với Trung ương có chính sách hỗ trợ cho các hộ
cận nghèo thoát nghèo một cách bền vững.
Trả lời:
Về vấn đề này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đang tham mưu báo cáo đánh giá tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020; Nghị quyết 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; trong đó đề xuất cụ thể với Trung ương các chính sách hỗ trợ cho hộ mới thoát nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
90. Đề nghị tỉnh sớm đầu tư xây dựng cầu qua sông Tà Rình từ thôn
Quảng Lợi, xã Sơn Thủy đến thôn Pất Đuh, xã Hồng Quảng; sửa chữa, nâng cấp đập tràn tại thôn A Hố Ta Lo (Hồng Vân).
Trả lời:
Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016- 2020, do đó đề nghị UBND tỉnh giao UBND huyện A Lưới căn cứ trên cơ sở tính cấp thiết của dự án đề xuất thực hiện các dự án trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
91. Đề nghị tỉnh thu hồi diện tích 53 ha đất của Trung tâm nghiên cứu cà
phê Ba Vì tại xã Nhâm (hiện nay bỏ hoang, không sử dụng).
Trả lời:
Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì được UBND tỉnh giao diện tích 530.437m2 đất tọa lạc tại xã Quảng Nhâm (trước đây là xã Nhâm), huyện A Lưới để sử dụng vào mục đích xây dựng mô hình trình diễn phục vụ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cây cà phê (Quyết định số 232/QĐ-UB ngày 01/02/2001 của UBND tỉnh).
Theo báo cáo của UBND huyện A Lưới tại Báo cáo số 133/BC-UBND ngày 07/4/2020 về giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII thì vào năm 2010, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ có Quyết định số 240/QĐ-BTB-QLTH ngày 21/10/2010 về việc chuyển giao Trạm nghiên cứu Cà phê A Lưới trực thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ về cho Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Huế. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Huế đã ngưng hoạt động, do đó các hộ dân đã vào lấn chiếm, sử dụng đất.
Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đang rà soát hồ sơ giao đất trước đây cho Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì tham mưu
thu hồi diện tích đất nêu trên giao lại cho UBND huyện A Lưới quản lý, xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp, chống lấn chiếm.
92. Đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí đo đạc để lập bản đồ, giao đất, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đối với diện tích đất do các tổ chức trên địa bàn giao lại cho địa phương.
Trả lời:
Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Đề án “Hoàn thành việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các huyện biên giới” đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 26/12/2019. Do vậy, kinh phí đo đạc để lập bản đồ, giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được bố trí trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
93. Đề nghị Công ty TNHH Nhà nước một thành viên QLKT công trình
thủy lợi tỉnh TT Huế đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương trên địa bàn như sau: Khu vực A Tâu và lắp đường ống nhựa khoảng 500 m tại đập A Ho để kịp thời phục vụ sản xuất (A Roàng); Kênh mương tại A Véc (thôn Pi Ây 1 - Hồng Quảng); Đập thủy lợi tại thôn Giồng, thôn Mù Nú – Tà Rá (Hương Nguyên).
Trả lời:
Huyện A Lưới có nhiều công trình thủy lợi nhỏ gồm các đập dâng, hồ chứa, kênh mương do Công ty Quản lý và khai thác Công trình thủy lợi quản lý khai thác và vận hành, phục vụ tưới cho hơn 1.080ha lúa nước 2 vụ. Hàng năm, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, UBND tỉnh đã cấp kinh phí (Năm 2018 đã cấp 4 tỷ đồng; năm 2019 cấp 1,1 tỷ đồng) cho huyện A Lưới để chủ động triển khai công tác khắc phục sửa chữa, duy tu, nâng cấp các công trình thủy lợi nói trên, đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Đang chuẩn bị đầu tư Trạm bơm tưới A Ngo, xã A Ngo để phục vụ cấp nước tưới cho 27ha lúa 2 vụ với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới còn nhiều công trình thủy lợi đang xuống cấp, hư hỏng trong đó có các công trình ở khu vực A Tâu, đường ống tại đập A Ho, kênh mương tại A Véc (thôn Pi Ây 1-Hồng Quảng), đập thủy lợi tại thôn Giồng, thôn Mù Nú - Tà Rá (Hương Nguyên). Hàng năm, Công ty Quản lý và khai thác Công trình thủy lợi đã chủ động duy tu sửa chữa, khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi nói trên để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, đề nghị UBND huyện A Lưới phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát lập dự án nâng cấp sửa chữa các công trình bị hư hỏng xuống cấp nói trên báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
94. Đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế tiếp
nhận các công trình nước sinh hoạt còn lại trên địa bàn huyện A Lưới; sớm khởi công xây dựng công trình cấp nước tại xã Hồng Trung; đầu tư ống dẫn nước khu
vực Ku Mực – Căn Hoa (Hồng Hạ); có giải pháp xử lý nguồn nước không đảm bảo vệ sinh (nước đục) tại khu vực xã Hương Nguyên, nhất là vào mùa mưa.
Trả lời: