50. Đề nghị tỉnh quan tâm, sớm có phương án di dời các hộ dân bị ảnh
hưởng trong quá trình hoạt động của nhà máy xi măng Đồng Lâm.
Trả lời:
Về vấn đề này, UBND tỉnh cũng đã tổ chức buổi kiểm tra thực địa khu vực mỏ đá vôi nhà máy xi măng Đồng Lâm và khu vực dân cư ảnh hưởng khai thác đá; đồng thời có văn bản chỉ đạo các ngàn triển khai các thủ tục khắc phục ảnh hưởng khai thác mỏ, vận chuyển; đảm bảo môi trường và ổn định hoạt động sản xuất của Nhà máy; trong đó đã giao Sở Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn chỉnh “Đề tài đánh giá mức độ và nguyên nhân sụt lún tại khu vực mỏ đá vôi của Nhà máy xi măng Đồng Lâm”, đề xuất phương xử lý lâu dài, ổn định và làm cơ sở để thực hiện các thủ tục liên quan.
51. Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống điện để khai thác hiệu quả các
vùng được quy hoạch trang trại để phát triển sản xuất.
Trả lời:
Về chính sách hỗ trợ trang trại để phát triển sản xuất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020, theo đó các cơ sở sản xuất được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng hệ thống cấp điện vào khu sản xuất nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở. Vì vậy, đề nghị các hộ trang trại đã được quy hoạch sản xuất làm việc với các UBND huyện Phong Điền để được hướng dẫn, hỗ trợ.
52. Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống giao thông để khai thác hiệu
Trả lời:
Tại vùng ngũ điền hệ thống trang trại đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt quy hoạch và tại các xã Phong Hiền, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương hiện nay có các khu vực trồng rừng trên 1.250 ha (Phong Hiền 800 ha, Phong Hòa và Phong Thu 250 ha, Phong Chương 200 ha) là vùng đất có tiềm năng để phát triển trang trại. Việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại các vùng trang trại là cần thiết, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đi lại để sản xuất, vận chuyển nông sản và phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện. Liên quan vấn đề này, căn cứ vào tính cấp thiết của dự án, UBND huyện Phong Điền tổng hợp, đăng ký danh mục gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình bổ sung dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
53. Đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cụm công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Điền Lộc.
Trả lời:
Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh hiện có 11 cụm công nghiệp với tổng diện tích 373 ha, trong đó 06 cụm đã có dự án đầu tư (cụm công nghiệp Điền Lộc chưa có dự án đầu tư), thu hút được 125 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 1.339 tỷ đồng.
Thời gian qua, việc đầu tư phát triển cụm công nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, do các cụm nằm ở vùng nông thôn, không thuận lợi về vị trí, giao thông khó khăn; 06 cụm đã được triển khai đầu tư hạ tầng chủ yếu bằng nguồn ngân sách cấp huyện với tổng kinh phí khoảng 142 tỷ đồng để thực hiện các hạng mục như: giải phóng mặt bằng, đường giao thông nội bộ, cấp điện, hệ thống thoát nước,…chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Công thương và các cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; theo đó, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp của các huyện sẽ được hỗ trợ thông qua Chương trình này.
Ngoài ra, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các CCN đã có nhiều doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường; trước mắt, trong nguồn lực của tỉnh có hạn, UBND huyện Phong Điền chủ động, có phương án sử dụng ngân sách huyện hoặc thực hiện các nguồn huy động hợp pháp khác (xã hội hóa của các thành phần kinh tế) thực hiện đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Điền Lộc để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Song song với quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, huyện Phong Điền cần chủ động xúc tiến đầu tư các dự án thứ cấp và xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực dân cư vào cụm công nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư cụm công nghiệp.
54. Đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư hồ chỉ thị môi trường tại Khu công
Trả lời:
Khu Công nghiệp Phong Điền với diện tích là 700 ha, chia thành 04 khu: Khu A (144 ha), KCN Phong Điền - Viglacera (285 ha), Khu B và Khu B mở rộng (145 ha) và Khu C (126 ha). Theo quy hoạch xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt, KCN Phong Điền xây dựng 02 nhà máy xử lý nước thải tập trung, bao gồm:
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc xây dựng với công suất là 4.500 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Hiện nay, khối lượng nước thải phát sinh của 02 nhà máy đang hoạt động chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chưa có các nhà máy xả thải với lưu lượng lớn, dự kiến Công ty sẽ khởi công xây dựng trong quý II/2021.
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung do Tổng Công ty Viglacera - CTCP xây dựng với tổng công suất xử lý 8.500 m3/ngày đêm. Công ty đã lập dự án cho giai đoạn 1 với công suất 2.500 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư là 86 tỷ đồng; Công ty đang thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho phần diện tích xây dựng nhà máy xử lý nước thải, dự kiến cuối tháng 4/2020 sẽ hoàn thành việc chi trả, tháng 7/2020 sẽ khởi công xây dựng.
Liên quan đến việc xây dựng hồ chỉ thị sinh học môi trường, theo quy định tại Quyết định số 69/2017/QĐ-UBND, ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh, hồ chỉ thị sinh học là một trong những công trình của hệ thống xử lý nước thải tập trung, có chức năng lưu giữ nước thải trong vòng ít nhất 05 ngày theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý để kiểm soát chất lượng nước sau xử lý, sau đó mới được thải ra môi trường; việc xây dựng hồ chỉ thị sinh học môi trường thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải tập trung do Tổng Công ty Viglacera - CTCP đầu tư xây dựng.
55. Theo quy định khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
phải trồng rừng thay thế (hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế). Nhằm tạo điều kiện cho người dân sản xuất phát triển trang trại trên vùng quy hoạch đất trang trại hiện là rừng trồng, kiến nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ (giống, vật tư...) để giúp người dân giảm bớt một phần khó khăn khi chuyển đổi rừng sản xuất sang sản xuất các loại cây khác và phát triển trang trại.
Trả lời:
Ngày 23/5/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ- UBND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020, trong đó có các nội dung hỗ trợ giống, vật tư; UBND huyện Phong Điền căn cứ quyết định nói trên để xây dựng phương án hỗ trợ cho người dân, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.
56. Kiến nghị tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn
huyện Phong Điền theo Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh
Thực hiện Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND tỉnh về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Phong Điền đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 11/01/2019 về hỗ trợ phát triển Hợp tác xã năm 2019 và giai đoạn 2019-2020. Theo đó, trong năm 2019, trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để đưa 02 người có trình độ Đại học, Cao đẳng về công tác tại HTX Nông nghiệp An Lỗ và HTX Nông nghiệp Điền Hòa với số tiền 62.598.000 đồng; đồng thời đã hỗ trợ cho 02 Hợp tác xã thành lập mới với tổng kinh phí là 90.000.000 đồng. Thời gian tới UBND huyện căn cứ tình hình thực tế của địa phương để đề xuất tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ trong năm 2020.