a. Hạn chế
Dù đã đạt được một vài kết quả ban đầu xong trên thực tế quá trình huy động vốn qua phát hành TP của Rồng Việt vẫn còn gặp một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, quy mô huy động vốn từ TP của Rồng Việt chỉ dừng lại ở mức trung bình. So sánh với các CTCK khác, đặc biệt là các công ty dẫn đầu thị trường như CTCP CK VnDirect (VND), CTCP CK Sài Gòn (SSI), CTCP CK Sài Gòn-Hà Nội (SHS), quy mô huy động của Rồng Việt còn tương đối nhỏ. Từ khi bắt đầu phát hành TP đến nay, chỉ có năm 2017, công ty huy động được trên 1000 tỷ. Đặc biệt năm 2018, công ty chỉ huy động được hơn 500 tỷ trong khi số vốn mà VnDirect và SHS huy động được lần lượt là 1000 tỷ và 1800 tỷ.
Thứ hai, số vốn huy động được từ TP của công ty có tốc độ tăng trưởng không ổn định. Dù phát hành TP đang ngày càng được công ty quan tâm và đẩy mạnh nhưng tổng số vốn huy động được lại đang có xu hướng giảm dần. Sau khi tổng giá trị TP phát hành tăng lên vào năm 2016 và 2017, nguồn vốn này giảm mạnh (khoảng 50%) vào năm 2018. Số lượng vốn còn có xu hướng giảm tiếp khi năm 2019, công ty chỉ đưa ra phương án huy động 500 tỷ trong khi tổng giá trị huy động công ty đề ra cho năm 2018 là 1000 tỷ.
Thứ ba, trong cả 4 năm thực hiện phát hành TP, công ty không thể hoàn thành kế hoạch huy động đã đề ra. Thực tế, trong năm 2017- năm công ty quy mô huy động lớn nhất từ trước đến nay, Rồng Việt cũng chỉ có thể hoàn thành hơn 70% kế hoạch phát hành. Những năm 2015,2016 và 2018, khối lượng TP phát hành thực tế của công ty chỉ chiếm từ 50% đến 60% so với khối lượng TP dự kiến phát hành.
Thứ tư, chi phí huy động vốn qua phát hành TP cao hơn chi phí huy động qua kệnh vay ngân hàng . Trong giai đoạn 2015- 2018, Rồng Việt áp dụng mức lãi suất cố định được quy định cụ thể tại mỗi đợt phát hành nhưng không vượt quá 9,5%/ năm. Mức lãi suất công ty đưa ra dao động từ 8%- 9,5%/ năm tùy thuộc trái chủ là cá nhân hay tổ chức. Tuy mức lãi suất huy động TP của công ty có sự tương đồng so với các CTCK khác nhưng vẫn thường cao hơn lãi vay ngân hàng tại cùng thời điểm. Ví dụ như, năm 2017, Rồng Việt phát hành TP với mức lãi suất từ 8- 9,5%/năm đối với nhà đầu từ là các tổ chức và lãi suất 9- 9,5%/ năm đối với nhà
đầu tư là cá nhân. Trong khi đó, khi sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng trong năm 2017, công ty chỉ phải chịu mức lãi vay từ 5,7- 7,3%/ năm. Do đó, chi phí vốn mà công ty phải chịu khi phát hành TP cao hơn khi vay ngân hàng.
b. Nguyên nhân
Qua đánh giá, phân tích thực trạng và hiệu quả huy động vốn thông qua phát hành TP của Rồng Việt cho thấy có một số nguyên nhân khiến quá trình huy động vốn bằng hình thức này của công ty chưa phát triển mạnh như sau:
Một là, nhận thức của NĐT về thị trường TPDN nói chung và TP của CTCK nói riêng còn hạn chế. Tuy đã được hình thành từ năm 1994 nhưng thị trường TPDN chỉ thật sự phát triển trong vài năm trở lại đây. Dù tăng trưởng mạnh mẽ nhưng quy mô thị trường TPDN vẫn còn rất nhỏ so với thị trường TPCP và so với các nước khác trong khu vực. Năm 2018, quy mô thị trường TPDN chỉ chiếm 8,6% GDP. Ngoài ra, quy mô huy động vốn qua phát hành TP của các CTCK còn ít so với các ngành nghề khác như bất động sản, ngân hàng và xây dựng. Từ số liệu thống kê cấu trúc quy mô phát hành TPDN theo ngành nghề cho thấy trái phiếu của CTCK chỉ chiếm 6,3% thị trường TPDN, trong khi đó TP của lĩnh vực ngân hàng và bất động sản chiếm lần lượt là 26,3% và 21,6%. Các CTCK chỉ bắt đầu tham gia phát hành TP từ năm 2014 và đến nay, số lượng CTCK phát hành TP thành công chỉ chiếm khoảng 18% so với tổng số các CTCK đang hoạt động trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà đầu tư chưa thật sự quan tâm nhiều đến TP do CTCK phát hành.
Hai là, Rồng Việt chưa tạo dựng được uy tín và độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Dù nằm trong danh sách các CTCK lớn nhưng năng lực tài chính, quy mô hoạt động và thị phần của Rồng Việt vẫn khiêm tốn hơn nhiều so với các công ty dẫn đầu ngành như CTCP CK Sài Gòn (SSI), CTCP CK Bản Việt (VCSC), CTCP CK Kỹ thương... Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Rồng Việt sụt giảm mạnh 38 % so với năm 2017, chỉ còn 85 tỷ đồng trong khi đó lợi nhuận trước thuế của SSI và VCSC cao hơn 10 lần, đạt lần lượt 1623 tỷ và 1011 tỷ đồng. Chính vì vậy, Rồng Việt không có được sự uy tín và không thể thu hút nhà tài trợ vốn bằng những CTCK kể trên. Do đó, quy mô huy động vốn qua phát hành TP của Rồng Việt nhỏ
hơn và công ty cũng chỉ hoàn thành được từ 50% đến 70% khối lượng phát hành dự kiến.
Ba là, Rồng Việt chưa chú trọng vào các hoạt động Marketing khi phát hành TP. Thị trường TPDN và đặc biệt TP của CTCK còn rất mới mẻ nên việc thúc đẩy hoạt động Marketing là rất cần thiết khi phát hành TP. Mỗi đợt phát hành TP, Rồng Việt chỉ công bố thông tin phát hành trên website công ty và một vài trang web về tài chính khác. Chính vì vậy, số lượng nhà đầu tư mà công ty có thể tiếp cận còn chưa nhiều, dẫn đến không thể huy động được khối lượng dự kiến phát hành.
Bốn là, Việt Nam đang thiếu một hệ thống xếp hạng tín nhiệm trái phiếu uy tín. Theo Bộ Tài Chính, hiện nay mới chỉ có một doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Việc thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm khiến cho các đợt phát hành TP không được định mức tín nhiệm. Do đó, các nhà đầu tư sẽ gặp vướng mắc trong việc đánh giá tổ chức phát hành và mức độ rủi ro. Xuất phát từ thực tế này, các trái chủ thường lựa chọn mua TP của các CTCK lớn, dẫn đầu ngành vì các các công ty này có năng lực tài chính và uy tín tốt hơn, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư.
Năm là, đường cong lãi suất vẫn chưa được xây dựng. Nguyên nhân cơ bản là do việc giao dịch TP ở thị trường thứ cấp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ, thị trường TPCP chưa phát huy được vai trò làm chuẩn cho thị trường TPDN. Vì đường cong lãi suất chuẩn chưa được hình thành nên các CTCK khi muốn phát hành trái phiếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn mức lãi suất để phù hợp với tình hình thị trường và đạt được hiệu quả huy động vốn đối với công ty. Do chưa có đường cong lãi suất chuẩn nên khi phát hành TP công ty thường đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư. Điều này dẫn đến chi phí huy động tăng cao và lâu dài có thể khiến công ty gặp rủi ro thanh khoản
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ
4.1. Nhóm giải pháp, kiến nghị đối với CTCP CK Rồng Việt