0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.DOC (Trang 39 -40 )

I. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

1.5. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần

lao động.

- lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm công tác hàng đầu, làm chỗ dựa cho công tác xây dựng Đảng và các hoạt động khác, làm tốt công tác xây dựng Đảng để tạơ phát triển bền vững của sản xuất kinh doanh và cac hoạt động khác.

- Nội dung sinh hoạt Đảng phải tập trung tháo gỡ những vướng mắc của sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả, thể hiện vai trò của tôt chức Đảng trong công ty cổ phần.

- Trong lãnh đạo sản xuất kinh doanh phải phát huy vai trò khoa học- công nghệ; coi trọng chuyển giao công nghệ; tập trung kinh phí và nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường. Trong chỉ đạo thực tiễn, phương pháp công tác là yếu tố quyết định, thể hiện năng lực sáng tạo của trí tuệ.

- Trên cơ sở xác định nhiệm vụ được giao và kết quả sản xuất kinh doanh lãnh đoạ công ty phải quan tâm đến việc phát triển toàn diện, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các mặt công tác trong đó vai trò của Công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản và các tổ chức quần chúng khác được phát huy triệt để theo chức năng, nhiệm vụ, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong sự hài hoà vớilợi ích theo pháp luật của cácthành viên khác trong công ty.

- Duy trì và phát huy chức năng đại hội công nhân viên chức trong công ty cổ phần, đại hội công nhân viên chức tiến hành trước đại hội cổ đông hàng năm, tạo môi trường dân chủ trong cán bộ công nhân viên theo “chiến lược con người” của nền sản xuất văn minh.

1.5. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cổ phần hoá. hoá.

- Trước hết doanh nghiệp cổ phần hoá cần xác định đúng mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và xoá bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao

trình độ cho đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp cổ phần hoá về mọi mặt cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Để thực hiện điều này cần:

- Đồng thời với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cần có chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý công ty cổ phần cho tất cả cán bộ quản lý doanh nghiệp nằm trong diện cổ phần hoá, nâng cao vai trò quản lý của đội đồng quản trị, tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên hội đồng quản trị

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý các công ty cổ phần cho tất cả cán bộ quản lý các doanh nghiệpđã cổ phần hoá. Về kinh phí cho các lớp bồi dưỡng này cần có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước. đây là vấn đề đặc biệt quan trọng. thực tiễn cho thấy rằng sự hụt hẫng về kiến thức cũng như kỹ năng quản lý công ty cổ phần của cán bộ quản lý doanhnghiếp sau cổ phần hoá là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả và không ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiếp sau cổ phần hoá.

- Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp về quyền cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty nhằm làm cho các cổ đông, nhất là cổ đông người lao động nắm được các quy định pháp lý tránh tình trạng tranh chấp phức tạp trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch vị trí” của người lao động và cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp sau khi chuyển đổi do không hiểu pháp luật để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.DOC (Trang 39 -40 )

×