0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Thựchiện cổ phần hoá từng bước vững chắc

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.DOC (Trang 36 -39 )

I. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp

1.4. Thựchiện cổ phần hoá từng bước vững chắc

Theo kinh nghiệm của công ty cổ phần Thăng Long, những công việc cổ phần hoá không phức tạp nhưng đòi hỏi phải có nghiệp vụ nhất định và đặc biệt phải có cách làm hợp lý.

Cổ phần hoá là cuộc chuyển đổi sở hữu quan trọng, xác lập quyền sở hữu của các cổ đông, cổ phần hoá phải được thực hiện dân chủ toàn diện tử tuyên truyền, giải thích đến quyết nghị và trong hoạt động thực tiễn.

Cổ phần hoá là cuộc vận động quần chúng phát huy trách nhiệm và năng lực của các cổ đông nên phẩi đề cao các biện pháp tư tưởng biến tự phát thành tự giác.

Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi, nhiều khâu, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người nên phải được chỉ đạo chặt chẽ, từ bộ máy điều hành, lịch trình công việc, kiểm tra, sơ kết định kỳ cho đến thành công.

Cổ phần hoá là công việc hoàn toàn mới mẻ từ nhận thức đến việc làm cụ thể, nên cần có tư vấn từ khâu xây dựng điều lệ đến khâu tham gia thị trường chứng khoán, trong đó, mỗi một việc phải có cách làm phù hợp, đạt hiệu quả.

Về điều lệ của công ty cổ phần, nên sử dụng điều lệ mẫu của các ban đổi mới doanh nghiệp địa phương, bảo đảm các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật, nhưng rất cần tham khảo kinh nghiệm của các công ty khác tương tự về nội dung, phương pháp thi hành điều lệ; khâu góp ý, thông qua điều lệ của cán bộ công nhân viên cần được hướng dẫn cụ thể; khi thông qua từng phần của điều lệ nên cố gắng đạt được sự thống nhất bằng giải thích, thuyết phục và phấn đấu đạt được sự thống nhất tuyệt đối trước đại hội cổ đông sáng lập.

Về xác định giá trị doanh nghiệp, nên thuê cơ quan tư vấn chuyên nghiệp, bảo đảm sự minh bạch,công bằng từ khâu công bố tài chính doanh nghiệp đến khâu định giá doanh nghiệp…

Về thực hiện chính sách lao động, đặc biệt là sử dụng quỹ đào tạo của cổ phần hoá, cũng nên thuê tư vấn để khai thác triệt để các chính sách ưu đãi của Nhà nước và bảo đảm tiến độ cổ phần hoá…

Phương án sản xuất kinh doanh trong quy trình cổ phần hoá đôi khi chỉ được quan tâm như là một thủ tục cổ phần hoá. Tuy nhiên, trong điều kiện cổ phần hoá “ không khép kín” trong nội bộ công nhân viên của doanh nghiệp, các cổ phiếu được bán đấu giá trên thị trường chứng khoán, thì phương án sản xuất kinh doanh của cổ phần hoá cần được chuẩn bị thực chất hơn, cần được thông qua chặt chẽ hơn tại đại hội cổ đông sáng lập.

Về phương án nhân sự cho cổ phần hoá, tức là chuẩn bị các chức danh chủ chốt của công ty cổ phần tương lai, trong điều kiện cổ đông nhà nước nắm giữ cổ phiếu chi phối, thì vẫn được chuẩn bị theo thông lệ, còn trong trường hợp cổ đông nhà nước không nắm giữ cổ phiếu chi phối, thì khả năng quyết định của Nhà nước sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ. Nhưng bất luận trong trường hợp nào, việc quyết định các chức danh chủ chốt của công ty cổ phần phải được thực hiện theo điều lệ công ty cổ phần, dựa vào sự tín nhiệm của quần chúng, ý kiến chuẩn bị nhân sự của tổ chức Đảng cơ sở trong doanh nghiệp, không nên có sự can thiệp chủ quan của phía các cơ quan quản lý nhà nước. Đại hội cổ đông sáng lập thường tập trung nhiều nhất ở việc thảo luận nội dung điều lệ và nhân sự lãnh đạo công ty cổ phần. Những ý kiến khác nhau về nội dung điều lệ cần được trao đổi thống nhất qua các cuộc họp góp ý và đặc biệt, ở cuộc họp cuối cùng trước đại hội cổ đông sáng lập; nhân sự lãnh đạo công ty cổ phần cần được thống nhất từ phía doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty. Sau đó, danh sách nhân sự dự kiến của doanh nghiệp cổ phần hoá phải được thống nhất với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong quá trình chuẩn bị nhân sự như vậy, những ý kiến khác nhau cần được thoả thuận và có thể phải nhượng bộ lẫn nhau theo tinh thần xây dựng vì lợi ích chung để đi đến thống nhất trước khi đưa ra đại hội đồng cổ đông biểu quyết.

Kinh nghiệm của Công ty cổ phần Thăng Long cho thấy, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại cơ sở cần được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Ban chấp hành Đảng bộ doanh nghiệp trên cơ sở nhận thức tự giác và quyết

tâm cổ phần hoá của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước, thực hiện quá trình cổ phần hoá từng bước vững chắc, bảo đảm dân chủ thông qua các biện pháp tư tưởng.

Cũng theo kinh nghiệm của công ty cổ phần Thăng Long, mô hình công ty cổ phần định hướng xã hội chủ nghĩa đặt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển hơn nữa sự nghiệp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong hoàn cảnh hiện nay. Mô hình công ty cổ phần định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vừa sản xuất kinh doanh có lãi, vừa làm tốt công tác xã hội, phát huy vai trò của các tôt chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty cổ phần. Trong công ty cổ phần, tổ chức Đảng cơ sở phải tác động tích cực để đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện đầy đủ tại đơn vị cơ sở. Trong trường hợp các đảng viên của tổ chức Đảng cơ sở không có điều kiện nắm giữ các vỉtí chủ chốt của công ty cổ phần, thì vai trò của tổ chức Đảng cơ sở là phấn đấu trở thành hạt nhân chính trị, có các hình thức tác động khác nhau, từ động viên, giáo dục, kiểm tra, giám sát đến đấu tranh để công ty cổ phần hoạt động theo chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện này đòi hỏi rất nhiều ở người đảng viên về bản lĩnh chính trị và phương pháp hoạt động trong mối quan hệ lao động phức tạp của công ty cổ phần.

Trong trường hợp các đảng viên của tổ chức Đảng cơ sở có điều kiện nắm giữ các vị trí chủ chốt của công ty cổ phần, thì vai trò của tôt chức Đảng là vai trò lãnh đạo đối với công ty cổ phần được thể hiện trựctiếp thông qua các nghịquyết của tổ chức Đảng cơ sở trong công ty.

Những giải pháp cụ thể thực hiện mô hình công ty cổ phần định hướng xã hội chủ nghĩa:

- Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng ở một đơn vị cơ sở, tức là đề cao tính hiệu quả, phát huy năng lực của từng người và của tập thể, phát huy vai trò quản lý tập thể trên cơ sở đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huyquyền làm chủ của người laođộng theo quy chế dân chủ ở công ty, thực hiện tốt trách

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.DOC (Trang 36 -39 )

×