0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Thuyết kiến tạo mảng:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CAO HỌC NĂM 2011 – MÔN: ĐỊA CHẤT DOC (Trang 27 -28 )

§ Dựa trên những kết quả nghiên cứu địa chất, địa vật lý cùng với các học thuyết trôi lục địa, thuyết tách giãn đáy đại dương, thuyết đối lưu trong manti, sự phát hiện của quyển mềm đã hình thành nên thuyết kiến tạo mảng với những luận điểm cơ bản như sau:

a. Thạch quyển của trái đất được phân ra một số mảng mà ranh giới giữa chúng là các đới

tách giãn đại dương, các đới có hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa mạnh nhất. Có thể theo sự phân bố tập trung của các lò động đất, của các đá có thành phần vỏ đại dương để vẽ ranh giới chung. Dọc theo ranh giới này xuất hiện các đứt gãy toác, đứt gãy chờm, đứt gãy chúi hoặc những dịch chuyển ngang.

- Có 7 mảng chính (trong đó có 6 mảng đang hoạt động) sau: (1) Mảng Bắc Mỹ chuyển động về phía tây;

(2) Mảng Nam Mỹ chuyển động về phía tây; (3) Mảng Thái Bình Dương tách giãn về phía tây;

(4) Mảng Ấn Độ (bao gồm Ấn Độ, đông bắc Ấn Độ Dương và Úc) dịch chuyển về phía bắc;

(5) Mảng Phi Châu (bao gồm Châu Phi, phần đông nam Đại Tây Dương, phần tây Ấn Độ Dương) dịch chuyển về hướng đông và hướng bắc;

(6) Mảng Nam Cực;

- Dọc theo rìa các mảng lớn còn phân ra 13 mảng nhỏ sau: (1) Ả Rập; (2) Philipin; (3) Côcôs; (4) Caribê; (5) Nasca; (6) Scottia; (7) Đông Dương; (8) Egêi; (9) Anatoli; (10) Joan đê Fuca; (11) Rivera; (12) Trung Quốc; (13) Okhot.

b. Cơ thức chuyển động của các mảng:

- Theo thuyết kiến tạo mảng thì các lục địa cùng với cả đáy đại dương cùng di động trên quyển mềm. Các mảng có nơi di động tách giãn ra, có nơi lại thúc ép vào nhau, nơi này mở rộng, nơi khác lại hút vào nên tổng thể tích của trái đất vẫn không đổi. - Ranh giới giữa các mảng là các đới tách giãn đại dương, các đới hút chìm và các đứt

gãy biến dạng.

- Các dạng mảng được phân chia dựa vào hướng chuyển động riêng như sau:

(1) Mảng tách rời với chuyển động tách giãn. Hai mảng tách rời theo hướng đối nhau. Vật chất trong manti không ngừng đùn lên và tràn ra hai bên đới tách giãn tạo thành đáy đại dương mới. Nơi tách giãn là ranh giới giữa 2 mảng.

(2) Mảng hội tụ với chuyển động nén ép. Hai mảng thúc vào nhau gây phá hoại ở ranh giới hai mảng làm cho mảng bị phá hoại, và hình thành nên các kiểu sau:

i. Kiểu cung đảo – máng nước sâu: hai mảng thúc vào nhau, mảng này chúi xuống mảng kia ở máng nước sâu với chuyển động hút chìm lớn.

ii. Kiểu cung núi – máng nước sâu: vỏ đại dương của mảng này chúi sâu vào

vỏ lục địa của mảng kia dọc theo máng nước sâu.

iii. Kiểu đường khâu tiếp xúc – dãy núi lớn: hai mảng cổ thúc vào nhau tạo ra đường khâu tiếp xúc và hình thành nên dãy núi lớn.

(3) Mảng xê dịch trượt bằng: hai mảng không tách giãn, cũng không thúc ép vào nhau mà chúng chỉ trượt ngang nhau vì vậy cả hai mảng đều không bị phá hủy, cũng không tăng lớn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CAO HỌC NĂM 2011 – MÔN: ĐỊA CHẤT DOC (Trang 27 -28 )

×