Hiện tượng tách giãn đáy đại dương, các khe nứt hiện đại:

Một phần của tài liệu Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất doc (Trang 26 - 27)

§ Hiện tượng tách giãn đại dương được chứng minh dựa trên các dữ kiện sau:

a. Sự hình thành và tồn tại đới dị thường từ: Theo tài liệu địa vật lý thu thập được cho

thấy ở đại dương biểu hiện dị thường từ rất rõ, chúng phân bố gần như đối xứng ở hai bên sống núi giữa đại dương, các dải song song xen kẽ dị thường từ dương và âm. Các dải ở càng xa sống núi thì tuổi càng già hơn, ở ngay tại sống núi thì tuổi trẻ hơn cả. Sự phân bố các dải dị thường từ như trên được các nhà địa chất giải thích bằng hiện tượng tách giãn của đáy đại dương. Vật chất của manti mà thành phần chủ yếu là bazan, theo đới tách giãn xuyên lên và tràn sang hai bên. Chúng chịu ảnh hưởng của trường địa từ lúc bấy giờ nên sẽ bị từ hóa theo hướng nhất định. Số vật chất tràn lên sau sẽ đẩy số vật chất có trước ra hai bên nên các dải dị thường ở càng xa trục tách giãn càng có tuổi cổ hơn.

b. Đặc trưng các trầm tích ở đáy Đại Tây Dương và dãy đảo núi lửa: Dựa vào các mẫu

phân tích lấy được ở đáy Đại Tây Dương và nhiều nơi khác, các nhà địa chất học đã rút ra kết luận sau:

- Các trầm tích phân bố ở giữa các sống núi đều mỏng hơn và có tuổi trẻ hơn các trầm tích ngoài xa.

- Các trầm tích hình thành có tính đối xứng qua sống núi đại dương, càng ra xa tuổi càng cổ dần.

- Băng Đảo là một vết lộ lớn trên mặt đất của sống núi giữa đại dương. Đáy đại dương nằm ở dưới đảo đang bị tách giãn vì thế các đá có tuổi cổ hơn nằm ở hai bên về phía đông bắc đảo, còn ở giữa đảo là các đá trẻ hơn.

c. Sự tồn tại của đứt gãy biến dạng:

- Theo kết quả điều tra đáy đại dương trong những năm 50 cho thấy các dải dị thường từ bị xê dịch bởi một số đứt gãy lớn do trục của sống núi giữa đại dương bị dịch chuyển sang hai bên. Về hình thái thì các đứt gãy này giống như đứt gãy bằng, nhưng phương thức dịch chuyển của vật chất hai bên đứt gãy lại khác hẳn do cơ chế tách giãn của sống núi đại dương.

- Các vật chất của manti đùn lên từ các riptơ giữa đại dương hoặc riptơ lục địa chảy sang hai bên và đẩy xa các vật chất của đáy đại dương. Các vật liệu không ngừng được đưa lên và đẩy sang hai bên một cách đối xứng, tạo ra đáy mới.

Một phần của tài liệu Đề Cương Ôn Tập Thi Cao Học Năm 2011 – Môn: Địa Chất doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)