Kiến nghị về phía nhà nước:

Một phần của tài liệu 398 hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 89 - 118)

7. Kết cấu của đề tài:

3.3.2. Kiến nghị về phía nhà nước:

3.3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động kiểm toán cũng là một việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay. Môi trường pháp lý càng ổn định thì rủi ro kiểm toán sẽ càng giảm thiểu đáng kể. Trong thời gian gần đây, với sự ra đời

3.3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đặc biệt là chuẩn mực liên quan đến công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC

- Nen kinh tế ngày càng phát triển, các kỹ thuật kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do vậy, cần thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Khóa luận tốt nghiệp 70 Học viện Ngân hàng

của một số chuẩn mực kế toán và kiểm toán mới, môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán đang từng bước được hoàn thiện và sửa đổi phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, do trong giai đoạn đang hoàn thiện nên vẫn còn thiếu tính đồng bộ giữa chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Các DN vẫn có thể dựa vào những kẽ hở của luật để kiếm lợi.

Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, còn thiếu tính đồng bộ và còn nhiều hạn chế về chất lượng. Sự không đồng bộ trong cả chế độ kế toán và kiểm toán, làm cho tính pháp lý của báo cáo kiểm toán không cao.

- Để hoàn thiện môi trường pháp lý, trước hết cần phải hoàn thiện về chế độ và chính sách kế toán - kiểm toán, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về phạm vi hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cho các công ty kiểm toán độc lập trong và ngoài nước bằng cách mở rộng về phạm vi và đối tượng kiểm toán độc lập, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các công ty kiểm toán có điều kiện phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực kiểm toán. Đồng thời, Nhà nước cũng nên tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán độc lập có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, từ đó tạo ra lực đẩy giúp cho các công ty kiểm toán Việt Nam phải hoàn thiện hơn để có thể cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài.

- Với sự ra đời của Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế và những tồn tại trong ngành kiểm toán những năm qua. Nó sẽ góp phần làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ở Việt Nam và công khai minh bạch nền tài chính của quốc gia, với tốc độ phát triển cao và trong xu thế hội nhập. Đã tạo lập được cơ sở pháp lý, điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Công ty kiểm toán và KITV cũng như các đối tượng cần và phải được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện hơn, tương xứng với vai trò, vị trí của kiểm toán độc lập trong xã hội.

SVTH: Bùi Thị Quỳnh Hương

Yêu cầu bên cạnh những hiểu biết về rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ, KITV phải có kiến thức sâu rộng hơn về hoạt động kinh doanh của KH, cụ thể là chiến lược kinh doanh, rủi ro gắn liền với chiến lược kinh doanh của KH, các biện pháp đối phó rủi ro và xác định ảnh hưởng của các rủi ro đến sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Theo phương pháp tiếp cận này, đối với các nghiệp vụ thường xuyên xảy ra, KITV sẽ dựa nhiều hơn vào hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. KITV sẽ chỉ tập trung kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ không thường xuyên và với cách tiếp cận như thế, KITV sẽ giảm được rủi ro kiểm toán và tăng tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.

- VSA 315 nên được xây dựng tương tự như chuẩn mực ISA 315, dựa trên quan điểm tiếp cận rủi ro kinh doanh. Nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính, chưa đề cập đến ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, chuẩn mực ISA 315 đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình rủi ro kinh doanh, một cách tiếp cận mới trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán.

3.3.2.3. Ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, các kỹ thuật kiểm toán cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do vậy, cần thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Trong thời gian tới, BTC cần đôn đốc, kiểm tra việc cập nhật những thay đổi đảm bảo sự nhất quán với chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới nhất cũng như phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.

- Các chuẩn mực kiểm toán chỉ dừng lại ở mức quy định chung nhất, do vậy trong nhiều trường hợp khó vận dụng vào thực tế. Qua khảo sát thực tế, nhiều chuẩn mực đã được ban hành nhưng do chưa có hướng dẫn chi tiết, các công

ty kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ khó áp dụng. Do vậy, để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế, cần ban hành các thông tư hướng dẫn chi tiết chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về lập kế hoạch kiểm toán nói riêng cũng như những vấn đề khác nói chung. Thông tư hướng dẫn chi tiết sẽ giúp công ty kiểm toán thực hiện công tác kiểm toán theo đúng yêu cầu của chuẩn mực.

3.3.3. Kiến nghị về Hội KITV hành nghề Việt Nam (VACPA):

Hiện nay, BTC đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập nhưng hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở khâu ban hành chuẩn mực kiểm toán độc lập, thủ tục thành lập DN, thi và cấp chứng chỉ KITV. Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các DN kiểm toán còn hạn chế. Vai trò của VACPA nhằm tạo sự liên kết và định hướng phát triển nghề nghiệp cho KITV chưa phát huy hết tác dụng

- Trên cơ sở đó, Hội KITV hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập ngày 15 tháng 4 năm 2005 theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BNV ngày 19/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán - kiểm toán như:

+ Tập hợp, đoàn kết hội viên là những người có chứng chỉ KITV do BTC cấp

+ Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của Hội viên

+ Tham gia xây dựng chính sách, chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán

+ Tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức, hỗ trợ nghiệp vụ cho hội viên

+ Quản lý thống nhất danh sách KITV và danh sách DN kiểm toán; kiểm soát chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp của hội viên

+ Tổng kết tình hình hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tham gia tổ chức các kỳ thi KITV

+ Nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành và các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao và theo ủy quyền của BTC.

SVTH: Bùi Thị Quỳnh Hương

- VACPA là tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp hoạt động theo nguyên tắc độc lập, trung thực, minh bạch, tự quản, tự trang trải. Hiện có hơn 1500 hội viên cá nhân và khoảng 160 công ty kiểm toán.

- VACPA góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của DN và tổ chức. Với nỗ lực học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế, ban lãnh đạo tâm huyết, có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn cao, Hội KITV hành nghề Việt Nam đã, đang và sẽ từng bước xây dựng và phát triển để trở thành một Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp có uy tín tại Việt Nam, trong khu vực và quốc tế.

3.3.3.1. Tăng cường vai trò và hình ảnh của Hội nghề nghiệp trong nước và khu vực:

- Hội nghề nghiệp cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KITV, tổ chức thi và cấp chứng chỉ KITV độc lập. Hội cũng cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.

- Để làm được điều này VACPA cần tăng cường hợp tác với các Hiệp hội có uy tín trên thế giới về kiểm toán như: ACCA, AICPA, CPA để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm quản lý Hội nghề nghiệp chuyên nghiệp và nâng cao uy tín, hình ảnh của KITV Việt Nam trong khu vực và thế giới.

3.3.3.2. Tiếp tục đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động của Hội nghề nghiệp:

- Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành đã được BTC ban hành đã lạc hậu so với Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Do đó cần thiết phải ban hành lại đồng bộ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

- Cũng chính vì nhiệm vụ này mà trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn về mọi mặt để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Đồng thời phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, để Hội là một tổ chức nghề nghiệp tự quản và độc lập đại diện cho lợi ích của toàn bộ đội ngũ KITV hành nghề.

SVTH: Bùi Thị Quỳnh Hương

Khóa luận tốt nghiệp 74 Học viện Ngân hàng

- Để triển khai hiệu quả các mặt hoạt động của Hội, các hội viên phải là người có năng lực và chuyên môn cao, nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp. Do đó cần tiếp tục tích cực đổi mới và thực hiện các công việc quản lý hành nghề kế toán - kiểm toán theo nội dung BTC chuyển giao, đặc biệt là quản lý đạo đức nghề nghiệp của KITV, đổi mới chương trình cập nhật kiến thức.

- Chất lượng hoạt động đào tạo, cập nhật còn thấp, chuyên đề còn chung chung, chưa sâu và sát thực tế để phục vụ ngay, trực tiếp cho hoạt động nghề nghiệp của KITV, còn ít giảng viên là người có kinh nghiệm hành nghề. Kiểm soát chất lượng còn sơ sài, chưa xử lý các tồn tại. Quản lý KITV hành nghề còn chưa thật sự chặt chẽ. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội viên, Hội phải thường xuyên chủ động nâng cao chất lượng hoạt động.

- Tiếp tục tích cực đổi mới và thực hiện các công việc quản lý hành nghề kế toán - kiểm toán theo nội dung BTC chuyển giao, đặc biệt là quản lý đạo đức nghề nghiệp của KITV, đổi mới chương trình cập nhật kiến thức.

KẾT LUẬN

Kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan, nhất là trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì kiểm toán sẽ có một vai trò hết sức quan trọng không những đối với những người có nhu cầu sử dụng Báo cáo tài chính của DN mà cả đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của các cơ quan chức năng nói riêng và của Nhà nước nói chung. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều phải được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán, quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán, giữ vị trí là kim chỉ nam xuyên suốt toàn bộ cuộc kiểm toán.

Quá trình hình thành và phát triển ngành kiểm toán tại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phong phú như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới. Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác lập kế hoạch kiểm toán phải không ngừng được nghiên cứu, chỉnh sửa và vận dụng phù hợp các kỹ thuật kiểm toán hiện đại.

Do quy mô và loại hình DN khác nhau nên việc lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng có sự khác biệt đáng kể. Điều đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của cuộc kiểm toán hay chất lượng của báo cáo kiểm toán giữa các

Khóa luận tốt nghiệp 75 Học viện Ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính đóng một vai trò rất quan trọng bởi kế hoạch kiểm toán góp phần giúp cho các KITV hiểu hơn về quy trình, tường tận hơn về tình hình của đơn vị được kiểm toán, qua đó có thể bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán từ đó góp phần đánh giá sơ bộ các gian lận, rủi ro có thể xảy ra để KITV lên kế hoạch thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả phụ thuộc rất nhiều nhân tố như cơ chế chính sách của cơ quan nhà nước và hội nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các thủ tục, chính sách liên quan đến quy trình lập kế hoạch kiểm toán như đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu, thủ tục phân tích sơ bộ... do công ty kiểm toán áp dụng cũng là các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng rất mạnh đến chất lượng của kế hoạch kiểm toán. Từ đó có thể vận dụng tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến quy trình lập kế hoạch kiểm toán kết hợp với thực trạng về công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán Việt Nam để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình và góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ kiểm toán.

SVTH: Bùi Thị Quỳnh Hương

công ty kiểm toán khác nhau. Ngoài ra từ thông tin thu thập được thông qua phiếu khảo sát, quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính còn rất nhiều hạn chế ở các công ty kiểm toán Việt Nam, cụ thể là các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ.

Với thực trạng đó, cần có những giải pháp nhằm giúp cho các công ty kiểm toán áp dụng một cách có chọn lọc, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vận dụng các thủ tục trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán sao cho hiệu quả nhất. Kế hoạch kiểm toán góp phần đáng kể giúp cho các KITV hiểu một cách khái quát, tường tận hơn về tình hình của đơn vị được kiểm toán, qua đó có thể bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán từ đó góp phần đánh giá sơ bộ các gian lận, rủi ro có thể xảy ra để KITV lên kế hoạch thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Kết quả giúp KITV và công ty kiểm toán có thể rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán và nâng cao khả năng cạnh tranh

Khóa luận tốt nghiệp 77 Học viện Ngân hàng

với các công ty kiểm toán nước ngoài. Bên cạnh các nhóm giải pháp cho từng nhóm các Công ty Kiểm toán, do ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán nói chung còn chưa phát triển, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng ghi nhận, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam vẫn còn phải từng bước hoàn thiện để phát huy cao vai trò của mình. Mà một trong những yếu tố cần thiết để giúp cho sự hoàn thiện ấy là tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động kiểm toán nói chung cũng như việc lập kế hoạch kiểm toán nói riêng. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan chức năng và hiệp hội nghề nghiệp để giúp các Công ty kiểm toán nâng cao chất lượng kiểm toán hơn như ACCA, AICPA, CPA Australia để đáp ứng được nhu cầu của các DN.

Một phần của tài liệu 398 hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 89 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w