Sử dụng phương pháp chọn giống truyền thống kết hợp với sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm muộn bằng chỉ thị phân tử (Trang 74 - 77)

chỉ thị phân tử liên kết QTL/gen kháng bệnh đốm lá muộn , chọn lọc cá thể có tiềm năng năng suất, kháng bệnh, dạng hình đẹp triển vọng.

Các giống lạc ở thế hệ F1 được đưa vào đánh giá kiểm tra xác định đúng con lai để tiếp tục phát triển quần thể BC1F1 và F2 cho lập bản đồ.

Đối với các quần thể chọn giống của các cặp lai từ CNC3, chúng tôi đã

tiến hành đánh giá tính kháng ở các thế hệ lai.Các dòng BC1F1/CNC3 lai tạo

được đều có 7 cá thể có tính kháng cao với bệnh đốm lá muộn (a1, b1, c1, c3,

d1, e1, g1). Các cá thể BC1F1/CNC3 còn lại có tính kháng hoặc nhiễm vừa với

bệnh đốm lá muộn.

Tiến hành đánh giá, chọn lọc các cá thể của quần thể BC1F1 nhằm chọn

được các cá thể có tiềm năng năng suất, kháng bệnh, để đánh giá ADN

Hình 3.16: Đánh giá các dòng lạc kháng cao bằng một số chỉ thị đa hình của tổ hợp BC1F1/CNC3

Tiến hành đánh giá các dòng kháng cao BC1F1 của các tổ hợp

BC1F1/CNC3 đối với các chỉ thị GA156 (L45), GA161(L46), TC2G05 và

TC3E05. Số liệu ADN được tính toán theo chương trình Arlequin 3.11 (locus

by locus AMOVA-Analyses of molecular variance)để tìm chỉ thị có khả năng

liên kết với tính kháng bệnh có thể áp dụng cho chọn giống. Các kết quả phân tích chỉ thị trên sẽ được sử dụng cho các thế hệ chọn giống tiếp theo.

Tiếp tục đánh giá, chọn lọc các cá thể của quần thể BC1F1 nhằm chọn

được các cá thể có tiềm năng năng suất, kháng bệnh, dạng hình đẹp triển vọng.

Các cá thể BC1F1/TB25 có thời gian nảy mầm từ 6 – 8 ngày, thời gian từ

gieo – ra hoa là 23 – 28 ngày và thời gian từ gieo – kết thúc ra hoa là 52- 58

ngày. Nhìn chung đa phần các cá thể BC1F1/TB25 có thời gian từ gieo – ra hoa

và thời gian từ gieo – kết thúc ra hoa dài hơn giống TB25.

Các cá thể BC1F1/TB25 có chiều cao dao động khá lớn từ 31- 53 cm, có từ 4 -7 cành cấp 1,số cành cấp 2 dao động từ 1 – 4 cành/cây.

Dòng BC1F1/TB25 có năng suất cá thể thấp nhất là 12,42 g/cây (C3)và năng suất cá thể cao nhất là 22,15 g/cây (G9).

Các giống cho gene kháng (P1) có năng suất cá thể <18g/cây, giống nhận gene kháng (P2) có năng suất cá thể > 20g/cây. Trong BC1F1/TB25 có nhiều cá thể có tiềm năng suất >20g/cây: Dòng TB25 /TN3/TB25 có 4 cá thể A1, A4, A5,A7; dòng TB25 /TN6/TB25 có 5 cá thể là B1, B5, B7, B9, B11; dòng TB25

/TN5/TB25 có 3 cá thể C1, C2, C4, dòng TB25 /MD07/TB25 có 5 cá thể G3, G5, G7, G9, G11. Hai dòng còn lại có năng suất các cá thể <18g/cây, thấp hơn so với giống cho gene kháng.

Các cá thể BC1F1/CNC3 có thời gian nảy mầm từ 5 – 7 ngày, thời gian từ gieo – ra hoa là 24 – 26 ngày và thời gian từ gieo – kết thúc ra hoa là 55- 53 ngày. Đa phần các cá thể BC1F1/CN3 có thời gian từ gieo – ra hoa tương đương với giống CNC3 và thời gian từ gieo – kết thúc ra hoa ngắn hơn giống CNC3. Các cá thể BC1F1/CNC3 có chiều cao dao động từ 32- 55 cm, có từ 4 -8 cành cấp 1, số cành cấp 2 dao động từ 1 – 4 cành/cây. Dòng BC1F1/CNC3 có năng suất cá thể thấp nhất là 16,48 g/cây (a2) và năng suất cá thể cao nhất là 23,21 g/cây (g2). Trong đó, có 9 cá thể đạt năng suất >20g/cây (a1, b1, c1, c3, d1, e1, g1, g2,g3).

So sánh giữa BC1F1/TB25 và BC1F1/CNC3, BC1F1/TB25 có thời gian nảy mầm ngắn hơn BC1F1/CNC3, thời gian từ gieo – kết thúc ra hoa của

BC1F1/TB25 ngắn hơn BC1F1/CNC3. Điều này là hợp lý vì dòng bố TB25 có

thời gian sinh trưởng ngắn hơn và thời gian nảy mầm dài hơn so với dòng bố CNC3.

Các chỉ thị PM197, pPGPseq2H8 có khả năng liên kết gen kháng bệnh đốm muộn được dùng để kiểm tra cá thể lai BC1F1 trên tổ hợp lai sẽ được sử dụng để lập bản đồ.

Hình 3.17: Sử dụng chỉ thị phân tử PM 179 và pPGPseq2H8 sàng lọc các cá thể của tổ hợp lai BC1F1 TB25/TN6 dùng để phát triển các cá thể của quần thể lập bản đồ. Các cá thể ở Làn 3, 4, 5, 8, 9, 10, 14, 17, 18 mang băng chỉ thị của TN6 (giống kháng bệnh đốm muộn) sẽ được dùng để phát triển quần thể tiếp theo.

Hình 3.18. Kết quả sử dụng chỉ thị PM179 để đánh giá các cá thể BC1F2 của quần thể lập bản đồ TB25/TN6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm muộn bằng chỉ thị phân tử (Trang 74 - 77)