Giai đoạn mô ghép bám trụ (Engraftment phase)

Một phần của tài liệu Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị doc (Trang 28 - 30)

- Trong thời gian vài tuần này, quá trình lành bắt đầu với việc giảm viêm niêm mạc và các tổn thương mắc phải khác. Ngoài ra, sốt bắt đầu lui, các nhiễm trùng thường giảm. Thách thức lớn nhất trong thời gian này là việc xử lý các biến cố mô ghép tấn công ký chủ (GVHD) và đề phòng các bệnh do nhiễm virus (đặc biệt virus cự bào CMV). Trong những trường hợp ghép tạng đặc, việc đào thải bộ phận ghép là rào cản lớn nhất. Tuy nhiên, trong việc cấy ghép tế bào tạo máu, hệ thống miễn dịch chính là một phần của cơ quan được ghép vào; do đó, hệ thống miễn dịch mới có thể tấn công toàn bộ cơ thể. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là bệnh mô ghép tấn công ký chủ (Graft Versus Host Disease=GVHD).

- GVHD thường liên quan đến da, ống tiêu hoá, và gan, gây phát ban và phồng rộp, tiêu lỏng, tăng bilirubin máu. Bịnh nhân dị ghép bằng tế bào gốc tạo máu sẽ

được cho dùng các thuốc ức chế miễn dịch để dự phòng biến cố mô ghép tấn công ký chủ (GVHD).

- Mặt tích cực của GVHD là tác dụng mô ghép tấn công ung thư bạch cầu (graft versus leukemic=GVL) có thể xảy ra. Ngoài ra, bịnh nhân còn có thể bị bệnh lý tắc nghẽn tĩnh mạch (venoocclusive disease=VOD). Nguyên nhân và cách xử lý bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch chưa rõ ràng. Bệnh tắc nghẽn tĩnh mạch (VOD) bao gồm tam chứng tăng cân, đề kháng với truyền tiểu cầu (platelet transfusion refractoriness), và tăng bilirubin máu. Bệnh diễn tiến gây tổn thương gan với sự lắng đọng các yếu tố đông máu khắp hệ thống vi tuần hoàn của gan. Chăm sóc hỗ trợ và bồi hoàn dịch kỹ lưỡng là rất cần thiết. Điều trị bằng thuốc kháng tiêu fibrin (antifibrinolytic therapy) không đem lại lợi ích rõ rệt.

E- Giai đoạn sau khi mô ghép bám trụ (Postengraftment phase)

- Giai đoạn này kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm. Dấu ấn chất lượng của giai đoạn này bao gồm sự dung nạp dần, cai được thuốc kháng miễn dịch, kiểm soát được bệnh mô ghép tấn công ký chủ mãn (chronic GVHD), và bằng chứng tái tạo lại hệ miễn dịch. Các trường hợp cấy ghép có dùng thuốc kháng tế bào T, từ nguồn bất thuận hợp hoặc đơn bội thường tái tạo miễn dịch chậm và không hoàn toàn. Những bệnh nhân đã được chiếu xạ toàn thân (TBI) như là một phần của phác đồ chuẩn bị thường bị rối loạn chức năng lách (splenic dysfunction) đáng kể.

- Đa số bệnh nhân đều cần được chủng ngừa lại, thường bắt đầu một năm sau khi cấy ghép. Đầu tiên là tiêm phòng uốn ván (DT), với chuẩn độ đo trước và ít nhất là sau một tháng để minh chứng sự đáp ứng miễn dịch. Tiêm phòng uốn ván tuỳ theo tuổi. Ngoài ra, cần tiêm phòng thêm sốt bại liệt (IPV). Không được dùng thuốc phòng sốt bại liệt đường uống (OPV). Mỗi năm cần tiêm phòng cúm cho tất cả các bệnh nhân. Nếu đạt được chuẩn độ bảo vệ từ tiêm phòng uốn ván, sẽ tiếp tục tiêm phòng Haemophilus influenzae, phế cầu khuẩn, và viêm gan B.

- Về cơ bản, sau 2 năm, sẽ tiếp tục tiêm phòng sởi, quai bị và rubella (MMR) chỉ sau khi bệnh nhân đã đạt được miễn dịch tốt với các vaccin kể trên, không còn

dùng thuốc kháng miễn dịch trong ít nhất 6 tháng, và không bị bệnh mô ghép tấn

công ký chủ mãn (chronic GVHD). Nếu bệnh nhân đạt đủ chuẩn độ bảo vệ đối với rubella, có thể ngừng tiêm phòng. Nếu có thể được, cần tránh tất cả các vaccin sử dụng virus còn sống.'

Một phần của tài liệu Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị doc (Trang 28 - 30)