Nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất 3,4 hihydroxyxinamat của một số nguyên tố đất hiếm nặng (Trang 37 - 40)

Để nghiên cứu tính bền nhiệt của các phức chất chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích nhiệt. Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất được ghi trên máy LABSYSEVO (Pháp) trong môi trường không khí. Nhiệt độ được nâng từ nhiệt độ phòng đến 8000C với tốc độ nung 100C/phút, thực hiện tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất được đưa ra ở các hình từ 2.6 ÷ 2.9.

Hình 2.7. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất Na[Dy(Caf)4].3H2O

Hình 2.9. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất Na[Yb(Caf)4].3H2O

Bảng 2.3. Kết quả phân tích nhiệt của các phức chất

TT Phức chất Nhiệt độ tách cấu tử (0C) Hiệu ứng nhiệt Các quá trình xảy ra Phần còn lại Khốí lượng mất (%) thuyết nghiệm Thực 1 Na[Tb(Caf)4].3H2O 86 Tách H2O Na[Tb(Caf)4] 5,64 5,41 305 Tỏa nhiệt Cháy

NaTbO2 77,61 70,94 431 Tỏa nhiệt Cháy

482 Tỏa nhiệt Cháy 2 Na[Dy(Caf)4].3H2O

85 Tách H2O Na[Dy(Caf)4] 5,62 8,24 288 Tỏa nhiệt Cháy

NaDyO2 77,33 72,06 405 Tỏa nhiệt Cháy

490 Tỏa nhiệt Cháy 644 Tỏa nhiệt Cháy 3 Na[Er(Caf)4].3H2O

85 Tách H2O Na[Er(Caf)4] 5,60 6,43 297 Tỏa nhiệt Cháy

NaErO2 76,97 73,19 427 Tỏa nhiệt Cháy

496 Tỏa nhiệt Cháy 4 Na[Yb(Caf)4].3H2O

83 Tách H2O Na[Yb(Caf)4] 5,56 6,88 291 Tỏa nhiệt Cháy

NaYbO2 76,49 70,21 407 Tỏa nhiệt Cháy

Ta thấy giản đồ phân tích nhiệt của 4 phức chất có dạng rất giống nhau, chứng tỏ khả năng phân hủy nhiệt của chúng là tương tự nhau.

Trên đường DTA của giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất Na[Ln(Caf)4] (Ln: Tb, Dy, Er, Yb) đều xuất hiện hiệu ứng tỏa nhiệt trong khoảng (2880C - 6440C). Ứng với hiệu ứng nhiệt này là các hiệu ứng giảm khối lượng trên đường TGA. Cả 04 phức chất đều xuất hiện hiệu ứng giảm khối lượng đầu tiên ở khoảng nhiệt độ (83 oC - 86 oC), giai đoạn này được giả thiết là quá trình mất nước kết tinh. Ở các khoảng nhiệt độ cao hơn từ 288 ÷ 644 0C, xuất hiện ba (hoặc bốn đối với phức chất của Dy(III)) hiệu ứng tỏa nhiệt. Các hiệu ứng tỏa nhiệt này tương ứng với các quá trình cháy của các phức chất tạo nên sản phẩm cuối cùng, chúng tôi giả thiết là các oxit hỗn hợp NaLnO2. Kết quả tính toán lí thuyết tương đối phù hợp với số liệu thực nghiệm thu được.

Kết quả tính toán lí thuyết tương đối phù hợp với số liệu thực nghiệm thu được.

Từ kết quả ở bảng 2.3 có thể giả thiết sơ đồ phân hủy nhiệt của các phức chất như sau:

Na[Tb(Caf)4].3H2O 86 0C Na[Tb(Caf)4] 3050C4820CNaTbO2 Na[Dy(Caf)4].3H2O 85 0C Na[Dy(Caf)4] 2880C6440C NaDyO2 Na[Er(Caf)4].3H2O 85 0C Na[Er(Caf)4] 2970C4960C NaErO2 Na[Yb(Caf)4].3H2O 83 0C Na[Yb(Caf)4]2910C4850CNaYbO2

(HCaf: Axit 3,4-dihydroxyxinamic)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất 3,4 hihydroxyxinamat của một số nguyên tố đất hiếm nặng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)