Quy trình thực hiện công tác thẩm định giádoanh nghiệp

Một phần của tài liệu 413 hoàn thiện hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ tư vấn cổ phần hóa tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Công tác thẩm định giá doanh nghiệp được thực hiện cụ thể qua 6 buớc như sau:

• Bước 1: Xác định vấn đề

- Cần thực hiện thiết lập mục đích thẩm định giá

- Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường...

- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá

- Xác dịnh tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

- Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải

làm và

thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.

- Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các yếu tố

cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác

định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện;

Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.

Bước 3: Tim hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu

- Thực hiện khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản

xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp

- Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp, bao gồm: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán - kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân...

- Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường

sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh

tranh, chủ trương của Nhà nước....

- Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cả nguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá. Việc thẩm định

viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp lý của các nguồn tư liệu

là thông lệ trên thị trường.

Bước 4: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:

- Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.

Bước 5: Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu, và ước tính GTDN.

- Thẩm định viên về giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá doanh nghiệp. Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá doanh

nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.

Bước 6: Chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá

- Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:

Mục đích thẩm định giá

Đối tượng thẩm định giá: Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh

nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. Mô tả doanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau: Loại hình tổ chức doanh nghiệp, lịch sử doanh nghiệp. triển vọng đối với nền kinh tế và của ngành, sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng, sự nhạy cảm đối với các yếu tố thời vụ hay chu kỳ,

sự cạnh tranh, nhà cung cấp, tài sản gồm tài sản hữu hình và vô hình, nhân lực, quản lý,

sở hữu, triển vọng đối với doanh nghiệp, những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanh nghiệp.

Phương pháp thẩm định giá: Các phương pháp thẩm định giá và lý do áp dụng các phương pháp này; những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương pháp thẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn

hoá hay các yếu tố thẩm định khác; những lập luận khi tổng hợp những kết quả thẩm định giá khác nhau để có kết quả giá trị duy nhất.

Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá: những tiền đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ.

- Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sụ vận dụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẩn mà sự vận dụng đó xét thấy là

cần thiết và thích hợp thì nội dung, những lý do vận dụng cần được nêu rõ trong báo cáo.

Phân tích tài chính: Tóm lược bảng tổng kết tài sản và bản báo cáo thu nhập trong một giai đoạn nhất định phù hợp với mục đích thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp. Những điều chỉnh đối với các dữ liệu tài chính gốc (nếu có). Những giả thiết cơ bản để hình thành bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập. Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp tương tự.

Kết quả thẩm định giá.

Phạm vi và thời hạn thẩm định giá.

Chữ ký và xác nhận: thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm đối với những nội dung thực hiện trong báo cáo

2.9. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định giá doanh nghiệp

Định nghĩa GTDN cho chúng ta có cách nhìn về mặt định tính của GTDN. Tuy nhiên, nội dung cơ bản là ở mặt định lượng. Như mọi phương pháp định lượng các yếu tố kinh tế khác, để thẩm định giá doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ việc xác định các yếu tố tác động đến GTDN được thẩm định giá. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai sẽ quyết định GTDN và phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố bên trong cũng như các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, nó ảnh hưởng và làm thay đổi kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến GTDN.

Các nhân tố bên ngoài tác động đến GTDN là các nhân tố không thuộc phạm vi kiểm

soát của chính doanh nghiệp và chịu tác động bởi diễn biến kinh tế xã hội của quốc gia và những quy định, luật lệ của nhà nước. GTDN phụ thuộc rất lớn vào những nhân tố này. Các yếu tố tác động đến GTDN bao gồm:

2.9.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Dù áp dụng phương pháp thẩm định giá nào thì yếu tố kinh tế thị trường là rất quan trọng. Một nền kinh tế thị trường phát triển sẽ là điều kiện tốt trong việc xác định mức giá thị trường cho các tài sản. Mặt khác, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường

kinh tế phát triển ổn định thì việc dự tính mức lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp cũng an toàn do ít chịu sự biến động của thị trường. Do đó, kết quả thẩm định giá sẽ chính xác hơn. Lý thuyết về quản trị kinh doanh đã xem xét môi trường như yếu tố khách quan, về cơ bản yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển được, cũng giống như khoa học tự nhiên, doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với môi trường thì mới có thể phát triển được. Trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại môi trường cụ thể trong đó môi trường kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp được trình bày dưới các dạng, như sau:

- Môi trường kinh tế: Doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự thẩm định giá doanh nghiệp. Bối cảnh kinh tế đó được nhìn nhận thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, các chỉ số trên thị trường chứng khoán...; Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu tố khách quan nhưng sự tác động của chúng tới GTDN lại là sự tác động một cách trực tiếp.

- Môi trường chính trị- xã hội: Hoạt động SXKD chỉ có thể ổn định và phát triển trong một môi trường ổn định về chính trị. Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, những yếu tố trật tự an toàn xã hội khác và những mầm mống về bất ổn chính trị trong khu vực bao giờ cũng tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội chứ không chỉ riêng với hoạt động SXKD

- Môi trường văn hóa-xã hội: Sản xuất kinh doanh có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng không thể tách rời được môi trường văn hoá - xã hội. Môi trường văn hoá được đặc trưng bởi những quan niệm, những hệ tư tưởng của số đông cộng đồng về lối

sống, đạo đức, tác phong, các quan niệm về “chân, thiện, mỹ”- quan niệm về nhân cách,

văn minh xã hội ... Trên phương diện xã hội, doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.

- Môi trường kỹ thuật công nghệ: Thẩm định giá doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét doanh nghiệp trong môi trường của kỹ thuật công nghệ. Việc đánh giá cần chỉ ra mức độ tác động của môi trường này đến SXKD và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bước phát triển mới của khoa học công nghệ.

So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động đến

SXKD của doanh nghiệp mang tính chất trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, đối với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định, môi trường này có tập hợp tập con như sau:

- Quan hệ với khách hàng: Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra của sản phẩm

của doanh nghiệp. Muốn đánh giá đúng khả năng phát triển, mở rộng SXKD của doanh

nghiệp, cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng, điều đó thể hiện ở thị phần hiện tại, thị phần tương lai, doanh số bán ra và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

- Quan hệ với nhà cung cấp: Doanh nghiệp thường phải trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu, các dịch vụ điện, nước, thông tin, tư vấn . việc đánh giá ổn định lâu dài của khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD cần xem xét đến: sự phong phú của các nguồn cung cấp, số lượng, chủng loại các nguyên liệu có thể thay thế, khả năng đáp ứng lâu dài cho doanh nghiệp sau đó mới kể đến tính kịp thời, chất lượng và giá cả của sản phẩm cung cấp.

- Các hãng cạnh tranh: Đánh giá năng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét 3 tiêu chuẩn: giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi còn phải xác định được số lượng

doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, năng lực thực sự và thế mạnh của họ. Đồng thời phải

chỉ ra được những yếu tố và những mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ mới. Có như thế mới kết luận được đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Cơ quan nhà nước: Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nói chung được quyền

chủ động hoàn toàn trong SXKD. Tuy nhiên, sự hoạt động của doanh nghiệp phải luôn được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với xã hội, như: nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, chấp hành tốt luật lao động, bảo vệ môi trường sinh thái... Xác định sự tác động của yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD của doanh nghiệp còn cần phải xem xét chất lượng và thực trạng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức đó.

- Nhân tố tiền tệ và lạm phát: Nhân tố tiền tệ và lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định giá doanh nghiệp. Khi tiền tệ dư thừa (hoặc khan hiếm) và lạm phát tăng cao (hoặc thiểu phát), việc thẩm định giá sẽ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn để xác định mức độ ảnh hưởng tới GTDN (giá trị tài sản ròng, sự tăng trưởng và mức sinh lời...) từ đó có thể đưa ra các đánh giá về của các nhân tố này và GTDN.

- Hệ thống pháp lý và cơ sở pháp lý: Môi trường pháp lý cũng là một nhân tố quan

trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định giá doanh nghiệp vì những người làm

công tác thẩm định giá cũng phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý minh bạch, các văn bản ban hành ra được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp

với đặc điểm của nền kinh tế sẽ giúp cho việc thẩm định giá đạt được hiệu quả cao hơn.

Môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ buộc các doanh nghiệp phải công khai hoá và minh bạch hoá tình hình tài chính của mình. Điều này cũng giúp các cán bộ định giá dễ dàng hơn trong việc thu thập số liệu cũng như dự đoán tình hình của doanh nghiệp trong quá trình thẩm định giá

2.9.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Bản chất của doanh nghiệp là được cấu thành từ nhiều thành phần, và mỗi cá thể vận hành độc lập trong doanh nghiệp lại cùng nhau cấu thành nên một tập hợp lớn hơn,

đó chính là doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi muốn xác định được giá trị của doanh nghiệp, không chỉ cần xác định các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, mà còn phải có một cái nhìn tổng quan hơn, đánh giá thêm toàn bộ các yếu tố nội tại của doanh

nghiệp để có thể loại trừ được những thiếu sót trong quá trình thẩm định giá. Các yếu tố này bao gồm:

- Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp: Tài sản được hiểu là toàn bộ những tài

sản hữu hình và vô hình nằm trong danh mục bảng cân đối kế toán tại thời điểm định giá. Số lượng và cơ cấu các loại tài sản thường có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp ngay cả ở trong cùng một ngành SXKD. Công tác thẩm định giá doanh nghiệp thường quan tâm đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, do: Tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình SXKD, hơn nữa, giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về GTDN. Xuất phát từ hai lý do chủ yếu này mà trong thực tế, các phương pháp được vận dụng thường đánh giá cao là các phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc

Một phần của tài liệu 413 hoàn thiện hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ tư vấn cổ phần hóa tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w