Quy trình kiểm toán đối với khoản mục Nợ phải thu kháchhàng trong

Một phần của tài liệu 585 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán calico thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

7. Kết cấu khóa luận

1.2. Quy trình kiểm toán đối với khoản mục Nợ phải thu kháchhàng trong

kiểm toán Báo cáo tài chính

1.2.1. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán đối với Nợ phải thu khách hàng

1.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng là nhằm thu thập được các loại bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho tính trung thực và hợp lý của các khoản phải thu khách hàng. Có nghĩa là, khoản phải thu khách hàng được trình bày trên Báo cáo tài chính đã được phản ánh một cách trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu.

Mục tiêu đặc thù

Các mục tiêu kiểm toán cụ thể được xây dựng dựa trên các cơ sở dẫn liệu sau: tính hiện hữu, tính phát sinh, tính đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, đánh giá và phân bổ, tính chính xách, trình bày và công bố.

1.2.1. Quy trình kiểm toán khoản nợ phải thu của khách hàng

a. Lập kế hoạch kiểm toán

Quy trình kiểm toán bắt đầu từ sự liên lạc giữa đối tượng được kiểm toán (khách hàng) và công ty kiểm toán độc lập.

________________ Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng ________________

-Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng của đơn vị kiểm toán.

-Với đối tượng khách hàng cũ, tổng hợp lại thông tin từ lần những lần kiểm toán trước đó, phỏng vấn lại BGĐ khách hàng nhằm bổ sung những thông tin cần cập nhật.

-Đối với khách hàng mới, đánh giá tình liêm chính của BGĐ Công ty khách hàng, liên hệ với KTV tiền nhiệm nhằm tìm hiểu một số thông tin cơ bản về đơn vị khách hàng.

-Đánh giá Mục tiêu kiểm toán nhằm đánh giá rủi ro kiểm toán.

Ký hợp đồng kiểm toán và lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán

-Lập và kí hợp đồng kiểm toán.Hợp đồng kiểm toán được kí kết phải bao gồm những nội dung: Mục tiêu và phạm vi kiểm toán; Trách nhiệm của BGĐ khách hàng và KTV; Hình thức thông báo kết quả kiểm toán; Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán; Căn cứ tính phí kiểm toán và hình thức thanh toán.

-Lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán.

___________Tìm hiểu thông tin khách hàng và thông tin về nghĩa vụ pháp lý__________

-Thu thập thông tin hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm toán nội bộ và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

-Xem xét dự kiến về chuyên gia bên ngoài cho những đối tượng khách hàng đặc biệt và thu thập những giấy tờ liên quan.

-Đặc biệt với khoản mục Nợ phải thu khách hàng, tìm hiểu về quy trình bán hàng thu tiền của khách hàng, chế độ kế toán áp dụng cho khoản phải thu, và các tài liệu có liên

______

Phân tích sơ bộ BCTC

Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và rủi ro

Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện Thiết kế chương trình kiểm toán

Sơ đồ 1.7: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán

(Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Kiểm toán Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân)

Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát

Cao TB Thâp

Khóa luận tốt nghiệp 18 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Phân tích sơ bộ BCTC

KTV tiến hành so sánh dữ liệu, số dư năm thực hiện kiểm toán và hai năm liên trước, tính toán số liệu biến động và các hệ số tài chính như hệ số quay vòng khoản phải thu, vốn lưu động, hệ số thanh toán v.v...

Các thủ tục phân tích thường được áp dụng dưới hai dạng sau: Phân tích ngang và phân tích dọc.

- Phân tích ngang: Đối với Nợ phải thu khách hàng, KTV so sánh số liệu các khoản phải thu khách hàng kỳ này so với ký trước trong mối quan hệ vói các khoản

doanh thu bán chịu để xem xét về xu hướng biến động của khoản mục phải thu

khách hàng. So sánh giá trị nợ quá hạn của kỳ này với kỳ trước đề đánh giá

về kiểm

soát của doanh nghiệp với các khoản phải thu.

- Phân tích dọc: KTV tiến hàng thực hiện phân tích cơ cấu nợ phải thu ngắn hạn so với tổng thể nợ phải thu của doanh nghiệp để xem xét các khoản thu hồi

trong thời gian gần nhất của khách hàng, điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh

toán của khách hàng. Phân tích tỷ số quay vòng nợ phải thu và thời gian thu

hồi nợ

trong kỳ để xem xét chính sách tín dụng mà công ty áp dụng.

Đánh giá chung KSNB và rủi ro

Sau khi tìm hiểu thông tin về hệ thống KSNB của doanh nghiệp liên quan đến chu trình bán hàng thu tiền và ghi nhận nợ phải thu của khách hàng, KTV đánh giá mức độ đáng tin cậy của hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng. Sau đó, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) dựa trên 3 tiêu chí: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro

Khóa luận tốt nghiệp 19 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

(Nguôn: Tông hợp từ giáo trình Kiêm toán Tài chính - ĐH Kinh tê Quoc dân)

Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện

Mức trọng yếu tổng thể được xây dựng dựa trên 1 trong 3 tiêu chí sau: doanh thu, lợi nhuận trước thuế và tài sản thuần.

- Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% - Doanh thu: 0.5% - 3%

- Nguồn vốn hay tài sản thuần: 2%

Sau khi xác định tiêu chí và tính toán mức trọng yếu tổng thể phù hợp, KTV tiến hành xây dựng mức trọng yếu thực hiện bằng công thức:

Mức trọng yêu khoản mục = Mức trọng yêu tông thê (x) (50% - 75%)

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua (tối đa)

Ngưỡng sai sót có thê bỏ qua = Mức sai sót thực hiện (x) 4% (toi đa)

Thiết kế chương trình kiểm toán

Theo VSA 30, chương trinh kiểm toán được chia thành 3 phần: Thử nghiệm kiểm soát, thủ tích phân tích và kiểm tra chi tiết. Việc thiết kế các loại thử nghiệm kiểm toán trên đề gồm 4 nội dung: xác định thủ tục kiểm toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.

Đối với khoản mục phải thu khách hàng, ta cũng tuân theo quy trình nói trên.

Giang Minh Ảnh - K18 CLCG

Khóa luận tốt nghiệp 20 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Tìm hiểu KSNB Thử nghiệm kiểm soát Đánh giá KSNB

Sơ đồ 1.8:Tổng hợp các giai đoạn thực hiện kiểm toán

(Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Kiểm toán Tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân)

Thử nghiệm kiểm soát

Kiểm soát nội bộ với khoản phải thu khách hàng phải được bắt đầu từ giai đoạn nhận đơn đặt hàng, xem xét phương thức thanh toán của khách hàng cho đến giai đoạn xóa nợ phải thu.

Giai đoạn tiếp nhận đơn hàng và xét duyệt bán chịu:

- Kiểm tra danh sách khách hàng xem khách hàng có đầy đủ thông tin và có sự phê duyệt về hạn mức bán chịu hay không.

- Chọn mẫu kiểm tra các lệnh bán hàng có được đính kèm với đơn đặt hàng phù hợp không, có thực lập phù hợp với danh sách khách hàng và hạn mức

bán chịu

không.

- Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu không.

Giai đoạn gửi hàng và lập hóa đơn:

- Chọn mẫu hóa đơn, kiểm tra số lượng, đơn giá, các khoản chiết khấu và việc tính tiền có chính xác không, đối chiếu với sổ sách về doanh thu, nợ phải thu.

Khóa luận tốt nghiệp 21 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được xét duyệt tại mỗi thời điểm.

- Lưu ý về việc đánh số liên tục của phiếu gửi hàng và hóa đơn.

- KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán.

- Chọn mẫu để đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với những hóa đơn liên quan.

Kế toán Nợ phải thu khách hàng: kiểm tra biểu giá bán, chính sách chiết khấu, tuổi nợ, việc gửi thông báo nợ định kỳ cho KH, biên bản lập dự phòng phải thu khó đòi v.v...

Thử nghiệm cơ bản

> Thủ tục phân tích

Kết quả phân tích có thể coi là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thủ tục kiểm tra chi tiết. Một số thủ tục phân tích thường thấy trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng:

- So sánh số dư nợ phải thu phân tích theo tuổi nợ của cuối kỳ so với đầu kỳ về tên của khách hàng chủ yếu, tỷ trọng của từng nhóm nợ

- Tính số vòng quay nợ phải thu (hoặc kỳ thu tiền bình quân), so sánh với số liệu kỳ trước, với chính sách bán chịu của đơn vị và số liệu bình quân của ngành.

- Tính tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi trên doanh thu, trên số dư nợ phải thu cuối kỳ và so sánh với kỳ trước.

> Kiểm tra chi tiết

Tùy thuộc vào từng mục tiêu kiểm toán mà KTV có thể linh hoạt các thủ tục kiểm toán sau:

Thủ tục 1: Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết, sổ cái

Kiểm tra chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và sắp xếp theo thời gian quá hạn nợ. Bảng này thường được đơn vị lập ngay sau ngày kết thúc niên độ làm việc hoặc do KTV tự lập.

Khóa luận tốt nghiệp 22 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Khi nghiên cứu bảng, tùy vào tính hữu hiệu của KSNB, KTV cần xem xét lại các lập bảng và lựa chọn các thủ nghiệm cần thiết. Thông thường, trước hết KTV kiểm tra việc cộng dồn hàng ngang, hàng dọc. Sau đó, xem xét đến tính hợp lý của việc phân loại công nợ, thông qua chọn một số khách hàng để đối chiếu. Ngoài ra, cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái.

Thủ tục 2: Gửi thư xác nhận đến đối tượng công nợ của khách hàng

Trong các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, thủ tục gửi thư xác nhận là một thủ tục bắt buộc KTV cần thực hiện. Các bằng chứng được thu thập từ Thư xác nhận thường được đánh giá đem lại độ tin cậy cao cho các bằng chứng kiểm toán do nó là nguồn độc lập từ bên ngoài cung cấp.

Thư xác nhận phổ biến gồm 2 loại: Thư xác nhận dạng khẳng định và Thư xác nhận dạng phủ định. Khi gửi thư xác nhận, KTV cần xác định: Thông tin cần được yêu cầu xác nhận, Đối tượng lựa chọn xác nhận, Thiết kế thư xác nhận, Gửi và theo dõi thư xác nhận. Trong đó, thông tin cần xác nhận là các yếu tố cấu thành số dư tài khoản nợ phải thu khách hàng chính là số dư chi tiết của tài khoản đó. Đối với khoản mục nợ phỉa thu, thư xác nhận dạng khẳng định là thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu khoản mục này. Tuy nhiên, nếu thư xác nhận khảng định đã điễn số sẵn liệu thì vẫn tồn tại rủi ro là bên xác nhận có thê trả lời thu xác nhận mà không xác minh thông tin. Do đó, để cải thiện tình hình này, KTV có thể gửi thư xác nhận dạng khẳng định những để trống số liệu, yêu cầu đối tượng công nợ phản hồi và điền số liệu công nợ. Tuy nhiên, cũng không để giải quyết được rủi ro nếu khách hàng và đối tượng công nợ có gian luận, hợp tác với nhau từ trước.

Việc chọn mẫu gửi thư xác nhận phụ thuộc vào mức độ trọng yếu của khoản mục Nợ phải thu khách hàng so với tổng tài sản và rủi ro kiểm soát. Nếu khoản mục có ảnh hưởng được coi là trọng yếu thì chọn cỡ mẫu tăng, nếu KSNB kém thì chọn cỡ mẫu lớn.

Khóa luận tốt nghiệp 23 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Trong trường hợp không nhận được thư phản hồi KTV thực hiện các thủ tục thay thế như: Kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày khóa sổ, Kiểm tra hóa đơn và chứng từ của các nghiệp vụ tạo thành số dư tài khoản.

Thủ tục 3: Kiểm tra trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Thư xác nhận cung cấp bằng chứng về giá gốc của các khoản nợ phải thu, tuy nhiên, trên CĐKT, khoản mục Nợ phải thu khách hàng được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó, việc xác định dự phòng phải thu khó đòi là một trong những vấn đề cần đặt ra khi kiểm toán khoản mục này.

KTV cần tìm hiểu chính sách tín dụng của doanh nghiệp được kiểm toán, cấp nhật thay đổi (nếu có). Tìm hiểu và đánh giá phương pháp, cách phân tích tuổi nợ, những giả định của doanh nghiệp dùng để trích lập dự phòng, những thay đổi trong phương pháp giữa 2 niên độ kế toán liền kề. Thảo luận với BGĐ khách hàng về các giả định quan trọng và kinh nghiệm thu hồi nợ phải thu.

Thu thập và kiểm tra những chứng từ liên quan đến khoản phỉa thu đã trích lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận. KTV thu thập biên bản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, sau đó đánh giá sự phù hợp dựa trên cơ sở lập dự phòng và tỷ lệ trích lập mà doanh nghiệp đã xây dựng.

Thủ tục 4: Kiểm tra tính đúng kỳ

KTV xem xét những sự kiển phát sinh sau ngày khóa sổ có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng. KTV thu thập Bảng tổng hợp công nợ từ sau ngày khóa sổ tới ngày thực hiện kiểm toán. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kháo sổ bằng việc thu thập thêm thông tin từ bên ngoài như truyền thông để tiến hành bổ sụng dự phòng hoặc thuyết minh vào BCTC. Ngoài ra, KTV tiến hành nhặt các giao dịch diễn ra ngay sát ngày khóa sổ đối chiếu với hóa đơn chứng từ để kiểm tra xem giao dịch và ghi nhận nợ phải thu có diễn ra đúng theo quy định hay không.

Thủ tục 5: Kiểm tra trình bày và công bố

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải thu khách hàng trê n BCTC. Kiểm tra hợp đồng về thời hạn thanh toán nhằm đánh giá phân loại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn sao cho phù hợp với chính sách kế toán oanh nghiệp áp dụng.

2015 2016 ■

CÓNG TY TNHH DỊCH VỤ Tư VÁN CASAN VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĐÀM BẢO KVAS CÒNG TY TNHH HÀNG KIỂM TOÁN CALICO

Khóa luận tốt nghiệp 24 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Kiểm tra trình bày thuyết minh về nợ xấu, khả năng thu hồi theo quy định TT200/2014/TT-BTC.

c. Kết thúc kiểm toán

Ở giai đoạn này, KTV trực tiếp thực hiện khoản mục Nợ phải thu khách hàng tiến hành tổng hợp lại giấy tờ làm việc và những bút toán điều chỉnh của khoản mục phải thu khách hàng (nếu có). Sau đó, nộp lên cho Nhóm trưởng tổng hợp.

Nhóm trưởng sẽ tiến hành những công việc sau:

- Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp khách hàng

- Tổng hợp lại các ý kiến, kết quả kiểm toán và các bút toán điều chỉnh( nếu có)

- Phân tích lại BCTC sau kiểm toán để đánh giá biến động khoản mục Nợ phải thu khách hàng cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Lập dự thảo BCKT và TQL.

Khóa luận tốt nghiệp 25 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG KHI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÃNG KIỂM TOÁN CALICO THỰC HIỆN

2.1. Tổng quan về Công ty Trách nhiệ m hữu hạn Hãng Kiểm toán Calico

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Thông tin khái quát

- Tên Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán Calico

- Tên Tiếng Anh: Calico Auditing Firm Company Limitted

- Tên viết tắt: CALICO

- Ngày thành lập: 02/12/2015

- Trụ sở chính: Tầng 29, Tháp Đông- Trung tâm Lotte Hà Nội, Số 54 Liêu Giai, Phường Công, Huyện Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

- Mã số thuế: 0107156698

Một phần của tài liệu 585 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn hãng kiểm toán calico thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29)

w