a) Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán
- Thủ tục phân tích chưa được sử dụng tối ưu
Bên cạnh việc so sánh số dư giữa hai năm và phân tích biến động của khoản mục
TSCĐ thì hầu như KTV chưa sử dụng các tỷ suất liên quan đến TSCĐ, từ các tỷ suất đó so sánh với trung bình ngành rồi đưa ra những ý kiến về tính hợp lý về TSCĐ, chi phí khấu hao TSCĐ.
Do đó, thủ tục phân tích chưa thực sự phát huy hết tác dụng trong quá trình kiểm toán.
b) Trong quy trình kiểm toán
- Khảo sát đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế
Các thủ tục được áp dụng còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của kiểm toán viên nên có hạn chế nhất định. Chưa đưa ra được con số cụ thể khi đánh giá rủi ro, chỉ đưa ra được những mức độ như: tốt, trung bình, khá. Bên cạnh đó cũng chưa làm giảm được gánh nặng cho thủ tục kiểm tra chi tiết.
- Chưa đánh giá được bản chất của các khoản tăng TSCĐ
Trong thực hiện kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ: KTV chỉ tập trung kiểm tra sự hợp lý và đầy đủ chứng từ liên quan tới việc hạch toán mà chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc của các TSCĐ tăng. Việc tìm ra nguyên nhân của TSCĐ tăng là rất quan trọng, nó cho KTV cái nhìn toàn diện về TSCĐ của doanh nghiệp.
51
- về vấn đề sử dụng chuyên gia
Việc sử dụng chuyên gia trong kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán Quốc Te cũng đã được lên kế hoạch tuy nhiên thường hạn chế, do tính chất phức tạp, cũng như nguồn nhân lực không phải lúc nào cũng đủ để thực hiện.
- Hướng dẫn kiểm toán của Công ty TNHH kiểm toán Quốc Tế còn tương đối cứng nhắc. Do các KTV làm theo các quy trình và nguyên tắc có sẵn nên vẫn còn khá cứng nhắc. Do khi có các DN mới thì những quy trình cũ chưa chắc đã phù hợp bên cạnh đó KTV vẫn còn ngần ngại đưa ra ý kiến góp ý của mình.
c) Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trên giấy tờ làm việc luôn ghi tên người soát xét, tuy nhiên do người soát xét thường phụ trách kiểm toán những khoản mục khó và hay sai sót vì vậy thường người soát xét sẽ không đủ thời gian để đánh giá từng khoản mục của KTV thực hiện hay có soát xét cũng chỉ là xem xét lại những vấn đề phát sinh ra trong từng khoản mục đó.
d) Nguyên nhân của hạn chế
- Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng
Để hoạt động kiểm toán được hiệu quả, Nhà nước ta cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Hiện nay nhà nước chưa ban hành bất kì văn bản nào hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng. Bên cạnh đó cũng chưa đưa ra được các văn bản quy định pháp lý nhằm kiểm tra chất lượng của hoạt động kiểm toán. Nhà nước mới chỉ ban hành những văn bản Nghị định chính phủ, các quyết định thông tư hướng dẫn của BTC.
- Về phía hiệp hội kế toán và kiểm toán
Tại Việt Nam thì có 2 hiệp hội kế toán và kiểm toán lớn là : Hội kế toán Việt Nam (VAA) và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA). Tuy nhiên việc hoạt động của hai hiệp hội này còn khá mờ nhạt, chưa thấy rõ được sự hiệu quả, chưa phát huy hết được tác dụng của hai hiệp hội. Tác động của hiệp hội đối với các DN kiểm toán nói chung, đối với công ty TNHH Kiểm Toán Quốc Tế nói riêng là không lớn.
52
- về phía KTV và các công ty kiểm toán
Do nguồn nhân lực ở CN Hà Nội còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu kiểm toán trong mùa, vì vậy có những KH phải giao phần hành kiểm toán TSCĐ cho những KTV
chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn hạn chế về kinh nghiệm nên sẽ không biết cách vận dụng các thủ tục khảo sát kiểm soát, thủ tục phân tích nhằm giảm bớt khối lượng công
việc, phạm vi khoanh vùng.
Bên cạnh đó việc sử dụng ý kiến chuyên gia của công ty còn ít, chủ yếu do nguồn
nhân lực của công ty không đáp ứng được nhu cầu.
Áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán. Vì mõi cuộc kiểm toán thường chỉ kéo dài 2-4 ngày vì vậy khoản mục TSCĐ thường kiểm toán trong thời gian là 1 ngày, trong một ngày phải hoàn thiện rất nhiều thủ tục cần thực hiện.
- về phía khách hàng
Khách hàng của Công ty TNHH kiểm toán Quốc Tế thường là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống thường khá ưu việt, tuy nhiên đây cũng là khó khăn cho kiểm toán viên, bởi hệ thống thường phức tạp, do đó KTV khó có thể tiếp cận được ngay trong quá trình kiểm toán.
- về phía các cơ sở đào tạo
Đối với việc đào tạo trong các cơ sở thì thường chỉ mang nhiều lý thuyết chưa gắn liền được với thực tiễn. Đối với một sinh viên giỏi mới ra trường dù biết nhiều lý thuyết đến đâu thì khi bắt đầu thực hiện kiểm toán cũng sẽ bỡ ngỡ, không thể thích ứng ngay được, phải mất thời gian để hệ thống, tiếp cận các chính sách cũng như hệ thống kế toán của các công ty.
53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên căn cứ lý luận ở chương 1, thì chương 2 em đã trình bày được những nghiên cứu sau:
Nêu rõ đặc điểm, ngành nghề, cơ cấu tổ chứ của công ty TNHH Kiểm Toán Quốc Tế
Chỉ ra được tình hình thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm Toán Quốc Tế thực hiện, từ đó nêu ra những kết quả đạt được bên cạnh đó là tồn tại còn hạn chế trong doanh nghiệp đồng thời chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế đó.
Kết quả của chương này là cơ sở để đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm Toán Quốc Tế.
54
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY