Hệ thống bài tập thực tiễn phần hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, mô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn (Trang 57 - 70)

IV. Phương pháp nghiên cứu

3.4.Hệ thống bài tập thực tiễn phần hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, mô

Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn iod, dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm. Đợi cho khí màu tím thoát ra (I2) từ ống nghiệm thấy phần giấy có vân tay dần hiện lên rõ nét (màu nâu). Nếu bạn cất tờ giấy có vân tay đi mấy tháng sau làm tương tự cũng vẫn có hiện tượng như trên.

Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi, khi ấn tay vào giấy sẽ lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhận ra. Các chất này khi gặp hơi Iod cho màu nâu (chú ý hơi Iod rất độc không được ngửi).

Áp dụng:Đây là câu chuyện nêu lên ứng dụng của Hoá học trong đời sống, giúp HS hiểu biết nhiều hơn. GV có thể xen vào trong các bài giảng về chất béo ở lớp 12, bài iod ở lớp 10.

3.4. Hệ thống bài tập thực tiễn phần hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng trƣờng

Câu 01: Hóa học đã và đang đóng góp vào nền kinh tế như thế nào?

A. Góp phần giải quyết vấn đề năng lượng.

B. Tìm ra các nguồn nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch. C. Tìm ra các vật liệu mới có những tính chất quý.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 58 Lớp: 08SHH

D. Giải quyết vấn đề năng lƣợng, nhiên liệu và vật liệu.

Câu 02: Những nguồn nguyên liệu nào sau đây được nước ta áp dụng để giải quyết

vấn đề nhiên liệu sạch cho môi trường?

A. Lên men các chất thải trong hầm bioga. B. Tận dụng năng lượng mặt trời.

C. Sử dụng etanol thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch.

D. Cả A, B, C.

Câu 03: Không nên đốt than tổ ong ở trong nhà vì lí do chính nào sau đây? A. Vì trong nhà lượng oxi thiếu than cháy không hết gây lãng phí nhiên liệu. B. Vì trong thành phần khí than có CO là khí rất độc.

C. Vì khi than cháy tạo CO2 làm lượng oxi trong phòng giảm đi. D. Vì sinh ra khói và bụi.

Câu 04: Ở nước ta hiện nay quặng apatit được khai thác để sử dụng vào việc nào là

chủ yếu?

A. Sản xuất xi măng. B. Sản xuất phân bón. C. Sản xuất axit photphoric. D. Sản xuất thủy tinh.

Câu 05: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói. Vậy đất sét nhào nước là chất dẻo.

B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặng thành tượng. Vậy đó là một chất dẻo. C. Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt. Vậy đó không phải là chất dẻo.

D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định, còn ở

điều kiện khác chất dẻo có thể không dẻo.

Câu 06: Vì sao không nên bón phân đạm với vôi cùng một lúc?

Trả lời: Do có phản ứng: 2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3 +2H2O

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 59 Lớp: 08SHH

Câu 07: - Tại sao các ion kim loại nặng như Pb2+, Hg2+,...lại ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

- Vì sao khi làm việc với các hóa chất chứa kim loại nặng, người ta thường uống sữa?

Trả lời:

- Protein giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Các ion kim loại nặng làm kết tủa và làm biến tính protein, làm mất chức năng của chúng gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Protein trong sữa giúp kết tủa các kim loại nặng ngay ở bộ máy tiêu hóa, ngăn cản chúng thâm nhập vào các cơ quan khác.

Câu 08: Ghép đôi các ý sau cho đúng:

1. Đất gồm có các thành phần A. có hàm lượng ion Na+ cao

2. Đất chua B. chất khoáng,không khí, nước,

chất hữu cơ (mùn) 3. Để cải tạo đất mặn, có thể C. có hàm lượng ion H+

cao 4. Để giảm độ chua của đất có thể D. bón thạch cao CaSO4 5. Hàm lượng ion Al3+

, Fe3+ di động E. bón bột đá vôi

F. trong đất chua lớn hơn trong Đất kiềm

Đáp án: 1B, 2C, 3D, 4E, 5F

Câu 09: Trong nông nghiệp thường dùng vôi (CaO) để khử chua, bón phân đạm

(NH4NO3, (NH2)2CO, NH4Cl...) để cung cấp nitơ, bón phân lân (Ca(H2PO4)2, CaHPO4...) cung cấp photpho cho cây trồng. Nên sử dụng phương pháp bón như thế nào?

A. Bón vôi trƣớc khi gieo cấy, bón phân đạm có thể bón cùng phân lân nhƣng

không cùng vôi.

B. Bón đồng thời tất cả các loại trên.

C. Bón phân lân riêng, còn phân đạm và vôi có thể bón cùng lúc. D. Bón phần đạm riêng, còn phân lân và vôi có thể bón cùng lúc.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 60 Lớp: 08SHH

Câu 10: Việt Nam là một nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 trên thế giới. Trong hạt

cafe có lượng đáng kể của chất cafein C8H10N4O2. Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng cafein quá nhiều sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N , người ta đã chuyển nguyên tố đó thành chất nào?

A. N2 B. NH3 C. NaCN D. NO2

Câu 11: Trong câu ca dao

Lúa chim lấp ló đầu bờ.

Nghe tiếng sấm động phất cờ mà lên.

Cây lúa lớn nhanh do quá trình nào trong tự nhiên?

A. Do quá trình oxi biến thành ozon làm cho không khí trong sạch hơn.

B. Quá trình chuyển hóa N trong không khí thành N trong đất để nuôi cây.

C. Khi có sấm sét thường kèm theo mưa cung cấp nước cho cây. D. Không phải A, B, C.

Câu 12: Chất nào sau đây đều là chất gây nghiện ?

A. Cocain, nicotin, cafein, thuốc phiện.

B. Nicotin, etanol, moocphin, tanan.

C. Seduxen, rượu , thuốc paradol, thuốc pamin. D. Paracetamol, cocain, moocphin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 13: Có các loại thuốc trong 4 phương án sau:

1. Sâm, nhung, tam thất, quy, nấm linh chi. 2. Râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa, hoa hòe.

3. Thuốc kháng sinh: penixillin, ampixillin, erythromycin. 4. Các vitamin: A, B, C, D...

Những loại thuốc ở phương án nào được bào chế bằng con đường hóa học? A. 1, 2 B. 2, 3

C. 3, 4 D. 2, 4

Câu 14: Trong số các polime sau:

(1) Sợi bông (2) tơ tằm (3) len (4) tơ visco (5) tơ axetat (6) nilon-6,6

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 61 Lớp: 08SHH

Những polime có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. (1), (2), (3) B. (1), (4), (5) C. (2), (4), (6) D. (1), (4), (6)

Câu 15: Nước Svayde được dùng để hòa tan xenlulozơ tạo tơ sợi nhân tạo.Để tạo

nước Svayde cần cho dd NH3 phản ứng với:

A. NaOH B. Cu(OH)2 C. Fe(OH)2 D. Ba(OH)2

Câu 16: Nước bị ô nhiễm là nước có chứa:

A. Các ion Na+, Cl- B. Các ion Ca2+, Mg2+ C. Các ion kim loại As3+

, Pb2+ D. Một lượng nhỏ các khoáng chất Câu 17: Phía trên tầng đối lưu và phần dưới bình lưu ở độ cao 20 - 30km là tầng ozon. Tầng ozon có vai trò cực kỳ quan trọng, nó có tác dụng như lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất vì:

A. Tầng ozon ngăn cản không cho oxi thoát ra khỏi mặt đất. B. Tầng ozon ngăn được sức nóng của ánh sáng mặt trời.

C. Tầng ozon ngăn không cho tia cực tím từ vũ trụ thâm nhập vào trái đất. D. Một lý do khác.

Câu 18: Những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí liệt kê dưới đây nguồn

nào là nguồn phát sinh tự nhiên:

(1) Phân hủy hợp chất hữu cơ. (2) Chiến tranh. (3) Giao thông vận tải. (4) Núi lửa.

(5) Cháy rừng. (6) Sinh hoạt con người. A. Các nguồn 1, 2, 3.

B. Các nguồn 1, 4, 5.

C. Các nguồn 4, 5, 6. D. Các nguồn 2, 3, 6.

Câu 19: Trong một dung dịch chất thải có sự hiện diện các ion Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, ...(và các ion âm). Dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ chất thải trên.

A. Rượu etylic. B. Giấm ăn. C. Axit nitric.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 62 Lớp: 08SHH

D. Nƣớc vôi trong lấy dƣ.

Câu 20: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy có kết tủa màu đen xuất hiện. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có hiện diện khí:

A. CO2. B. SO2. C. H2S. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. NH3.

Câu 21: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cho các ý sau:

A. Đốt nhiên liệu khí gây ô nhiễm mạnh hơn đốt nhiên liệu than đá.

B. Có thể dùng các chất kiềm để hấp thụ SO2 trong xử lý khí thải công nghiệp. C. Xây đập thủy điện có thể gây ô nhiễm khí quyển bởi khí metan.

D. Sản xuất nông nghiệp không làm ô nhiễm không khí chỉ làm ô nhiễm nước. Đáp án: A- Sai, B- Đúng, C- Đúng, D- Sai.

Câu 22: Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất

tetra etyl chì Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và có trong khí thải của ôtô, xe máy...,có hợp chất PbO. Trước đây hàng năm, trên thế giới người ta đã dùng tới 227,25 tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng. Lượng PbO bị xả vào khí quyển là:

A. 156,9 tấn. B. 16,59 tấn C. 18,25 tấn. D. 14,35 tấn.

Câu 23: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt (II) hydro cacbonat và

sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh , để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt con người. Phương pháp được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt là:

A. Sục khí nitơ vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp. B. Sục khí amoniac vào bể nước ngầm.

C. Dùng giàn phun mƣa hoặc bể tràn để cho nƣớc ngầm đƣợc tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.

D. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm.

Câu 24: Hóa chất thường dùng ( rẻ tiền) để loại bỏ các chất : SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp và cation Pb2+

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 63 Lớp: 08SHH

A. HCl B. NH3 C. NaOH D. Ca(OH)2

Câu 25: Khí CO2 thải ra nhiều được coi là ảnh hưởng xấu đến môi trường vì: A. Rất độc

B. Tạo bụi cho môi trường

C. Gây mưa axit

D. Gây hiệu ứng nhà kính

Câu 26: Thuốc sát trùng là vô cùng hữu ích cho các nông trại để bảo vệ mùa màng,

nhưng cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ có thai làm việc tiếp xúc với hóa chất thì dễ bị sẩy thai nhiều gấp ba lần phụ nữ khác. Nguy cơ cũng gia tăng đối với những phụ nữ có sử dụng thuốc sát trùng trong nhà hoặc ngoài sân vườn.D.D.T là loại thuốc sát trùng hữu cơ quen thuộc nhất. Phân tích một mẫu D.D.T cho kết quả C = 47,43%; H = 2,56%; Cl = 50,01%. Công thức phân tử của D.D.T là:

A. C19HCl20 B. C14H9Cl5 C. C5H3Cl2 D. C3H2Cl

Câu 27: Một số cây cỏ gây độc hại đới với người do thân và lá chứa axit oxalic

hoặc muối natri oxalat. Khi ăn phải những chất này sẽ bị sưng các cơ hô hấp đến nghẹt thở. Một phương pháp tiêu chuẩn để xác định hàm lượng ion oxalat trong mẫu thử là kết tủa ion oxalat dưới dạng canxi oxalat. Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa natri oxalat và canxi clorua là:

A. 2Na+ + C2O42- + Ca2+ +2Cl-→ CaC2O4↓ +2Na+

+ 2Cl- B. 2Na+ + 2Cl- → 2NaCl

C. Ca2+ + C2O4 2-

→ CaC2O4↓

D. Na2C2O4 + CaCl2 → CaC2O4↓ + 2NaCl (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 28: Khí gây ngạt thở, được dùng làm vũ khí hóa học trong chiến tranh thế giới

lần thứ 2 có tên là photgen:

A. CO B. CH3Cl C. CH2Cl2 D. COCl2

Câu 29: Axit HCN có khá nhiều ở phần vỏ của củ sắn, là chất dễ bay hơi và cực

độc. Để không bị nhiễm độc xianua do ăn sắn, theo em khi luộc sắn cần: A. Cho thêm ít nước vôi trong để trung hòa HCN.

B. Rửa sạch vỏ rồi luộc,khi sôi mở nắp xoong khoảng 5 phút. C. Tách bỏ vỏ rồi luộc.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 64 Lớp: 08SHH

Câu 30: Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do

thợ vàng đã sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là: A. Thủy ngân B. Nicotin C. Xianua D. Đioxin

Câu 31: Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam

một chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là:

A. 3-MCPD B. Đioxin C. TNT D. Nicotin

Câu 32: Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một loại thuốc trừ sâu có hoạt

tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X.X là:

A. 666 B. TNT C.DDT D.Covac

Câu 33: Trong các khẳng định sau, khẳng định KHÔNG đúng là:

A. Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều, sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên gây ra hiệu ứng nhà kính.

B. Khí CO rất độc, nồng độ khoảng 250ppm có thể tử vong vì ngộ độc. C. CH4 trong không khí nếu nồng độ đạt 1,3ppm thì gây hiệu ứng nhà kính.

D. Hơi thủy ngân nhẹ hơn không khí nên lơ lửng và rất độc, gây tai nạn cho

ngƣời và động vật.

Câu 34: Nguồn nhiên liệu nào khi sử dụng ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

A. Xăng B. Cồn C. Than đá D. Khí đốt

Câu 35: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên, do các bức xạ

có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí gây ra hiệu ứng nhà kính là:

A. N2 B. H2 C. CO2 D. NH3

Câu 36: Tại sao người trực tiếp hút thuốc lá lại không bị hại bằng người bên cạnh

hít phải khói thuốc lá? So sánh với việc dùng than hoạt tính làm chất hấp phụ trong mặt nạ phòng độc?

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 65 Lớp: 08SHH

Hình 3.24: Khói thuốc lá và tác hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trả lời: Vì người hút thuốc lá hít khói thuốc thông qua đầu lọc, đầu lọc có tác dụng giữ lại một phần các khí độc trong khói thuốc lá, làm giảm bớt độc tính .Còn người bên cạnh hít phải khói thuốc thì sẽ hít toàn bộ khí độc nên bị ảnh hưởng lớn hơn. Đầu lọc của thuốc lá cũng có chức năng gần giống như than hoạt tính trong mặt nạ phòng độc.

Áp dụng: Thực tế đây là một câu hỏi đơn giản nhưng không ít HS sẽ lúng túng khi trả lời. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức về Hóa học câu hỏi này còn có thể giáo dục cho HS về tác hại của thuốc lá, giúp các em có ý thức trong việc tránh xa thuốc lá và vận động những người xung quanh không hút thuốc lá - một vấn đề mang tính cấp bách hiện nay.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 66 Lớp: 08SHH

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, luận văn cơ bản đã hoàn thành những vấn đề sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi và bài tập thực tiễn trong dạy và học Hóa học. 2. Nghiên cứu các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả câu hỏi và bài tập thực

tiễn, gồm 7 giải pháp đó là:

- Sử dụng sau khi đã kết thúc bài học.

- Sử dụng qua các phương trình phản ứng Hóa học cụ thể trong bài học. - Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới.

- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các BT tính toán.

- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường.

- Tiến hành tự làm TN qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình … sau khi đã học bài giảng.

- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn (Trang 57 - 70)