Hệ thống bài tập thực tiễn phần hữu cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn (Trang 46 - 57)

IV. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Hệ thống bài tập thực tiễn phần hữu cơ

Câu 01: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?

Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm,…) để làm giảm mùi tanh của cá.

Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit citric có trong chanh…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.

Trong chất tanh của cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH3)2NH và (CH3)3N], có tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu cơ, chúng có phản ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá.

Ví dụ: CH COOH3 (CH3 2) NH(CH3 2) NH2  CH COO3 

Áp dụng: GV có thể vận dụng vấn đề này vào bài amin.

Câu 02: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên?

Hình 3.16: Nấu gạch cua

Thành phần chính trong gạch cua là protein mà protein sẽ bị đông tụ khi có nhiệt độ. Nên gạch cua đã đông tụ lại và nổi lên khi đun nóng.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 47 Lớp: 08SHH

Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi HS học bài protit – protein.

Câu 03: Gương soi có lịch sử như thế nào?

Thời xa khi muốn soi mình phải soi qua mặt nước, khi đến thời đồ đồng thau thì bằng gương làm bằng đồng nhưng nhanh ố, sau dần chuyển sang thuỷ ngân tráng sau tấm kính phẳng, nhưng thuỷ ngân gây ngộ độc cho người sản xuất. Dần dần và ngày nay người ta đã thay thế bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng anđehit (R−CHO) với dung dịch AgNO3/NH3 hay thay andehit bằng glucozơ.

3 3 2 4 4 3

2 3 2

RCHOAgNONHH ORCOONHAg NH NO

Ag tạo ra bám chặt vào gương, người ta quét lên mặt sau chiếc gương một lớp sơn dầu bảo vệ. Phích nước cũng chế tạo kiểu này.

Áp dụng: Đây là một ứng dụng của hợp chất có chức andehit vào đời sống. GV có thể nêu vấn đề này trong các tiết dạy về andehit, glucozơ. Để HS hiểu phần nào về sự tạo gương, ruột phích mà hàng ngày ai cũng bắt gặp.

Câu 04: Dung dịch nước chanh viết... thư mật

a) Hóa chất: Quả chanh (hoặc giấm ăn, hành lá,…) b) Dụng cụ: Đèn cồn, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh. c) Cách tiến hành:

 Vắt nước quả chanh vào cốc thủy tinh.

 Sau đó, dùng bút lông chấm vào dung dịch nước chanh để viết lên một trang giấy trắng.

 Để vài phút cho nước chanh khô và không còn thấy nét chữ trên tờ giấy trắng nữa.

 Đem hơ tờ giấy trắng đó trên ngọn lửa của đèn cồn.  Quan sát hiện tượng.

d) Hiện tượng: Tờ giấy hiện lên màu nâu ở những chỗ đã viết bằng dung dịch hành lúc trước.

e) Kết quả: Thành công.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 48 Lớp: 08SHH

nhiệt cho giấy, axit sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu. Chữ viết chuyển sang màu nâu là do chỗ giấy bị axit phản ứng gia nhiệt.

* Chú ý: Nhờ tính chất tương tự, có thể thực hiện TN với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm và nước táo (mọi loại đồ uống có tính axit, vị chua) đều có thể dùng cho TN.

g) Áp dụng: Đây là TN Hóa học vui giúp HS củng cố kiến thức hơn trong bài về axit cacboxylic.

Câu 05: Vì sao tay một người dính cồn iod cầm bánh mì thì có chấm xanh trên bánh?

Do cồn iod là hỗn hợp tan của Iod và Ancol etylic (C2H5OH), Iod gặp tinh bột tạo ra phức màu xanh dương.

Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iod lên phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiện tượng tương tự (do trong chuối xanh có tinh bột (C6H10O5)n). Nh- ưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do chuối chín chuyển tinh bột thành đường Glucozo (C6H12O6). Người ta sử dụng tinh bột để nhận biết iod và ngược lại.

Áp dụng: Điều này được đề cập khi dạy về iod ở lớp 10 và tinh bột ở lớp 12, giúp HS có thể giải thích 1 hiện tượng trong đời sống vì thực tế cồn iod có rất đại trà trong đời sống đặc biệt là trị ghẻ thú y, cung cấp cách nhận biết tinh bột.

Câu 06: Lửa và khói

a) Hóa chất: C2H5OH, NH3, HCL, C6H6, bông y tế. b) Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, Đũa thủy tinh. c) Cách tiến hành:

 Đặt bốn miếng bông lên miếng kính.

 Các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: Miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ hai – dung dịch NH3 đậm đặc, miếng thứ ba – benzen, miếng thứ tư – dung dịch HCl (pha 1 thể tích dung dịch HCl đậm đặc với một thể tích nước).

 Để bốn miếng kính đó cách xa nhau khoảng 25 – 30cm, miếng kính đặt bông tẩm dung dịch NH3 và HCl phải đặt ở hai đầu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 49 Lớp: 08SHH

 Sau đó, giới thiệu ngọn lửa không có khói, ngọn lửa có khói và có khói nhưng không có lửa. Châm lửa đốt bông tẩm cồn trước, rồi tới bông tẩm benzen, sau cùng gắp miếng bông tẩm HCl đặt lên miếng bông tẩm dung dịch NH3.

 Quan sát hiện tượng xảy ra (khói ngọn lửa) d) Hiện tượng: Khi tiến hành thí nghiệm, ta thấy:

 Khi đốt bông tẩm Benzen sẽ có xuất hiện ngọn lửa có nhiều khói đen.

 Khi đốt bông tẩm Ancol etylic sẽ có xuất hiện ngọn lửa màu xanh, không có khói.

 Khi để 2 mẫu bông có tẩm dung dịch NH3 và HCl lại gần nhau thì không có lửa nhưng có xuất hiện khói trắng.

Hình 3.18: Khói màu khác nhau

e) Kết quả: Thành công f) Giải thích:

 Benzen có CTPT là C6H6. Cứ mỗi nguyên tử C thì đính với một nguyên tử H. Khối lượng nguyên tử C có trong 1 phân tử Benzen rất lớn. Khi đốt Benzen trong không khí (lượng khí O2 chỉ chiếm 20% thể tích), do không oxy hóa được hết C nên sinh ra muội than.

 Khi đốt cháy ancol etylic trong không khí, ancol etylic bị cháy hoàn toàn nên ta chỉ thấy ngọn lửa mà không thấy khói.

 Dung dịch HCl đặc là axit bay hơi và dung dịch NH3 là bazo yếu, dễ bay hơi.  Khi để 2 dung dịch này ở gần nhau thì các phân tử HCl và NH3 ở dạng khí sẽ kết

hợp với nhau để tạo thành NH4Cl – là những tinh thể màu trắng.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 50 Lớp: 08SHH

g) Áp dụng: Đây là TN Hóa học vui, giúp HS củng cố kiến thức và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.

Câu 07: Dấm ăn là gì? Có ích gì?

Trong dấm ăn có vị chua vì có 3 - 5% là Axit axetic (CH3COOH). Dấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn.

Áp dụng: Dấm ăn là một thứ gia vị rất gần gũi trong đời sống, GV có thể xen vào trong bài giảng về axit axetic để HS liên hệ trong thực tế, hiểu biết về vai trò của dấm ăn đối với con người.

Câu 08: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?

Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi.

Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột.

Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.

Áp dụng: GV có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic.

Câu 09: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn dùng để làm gì?

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2), khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit.

2 2 2 2 2 ( )2 ( 0)

CaCH OC H  Ca OH  H

Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH3CHO). Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá.

Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua,… vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

Áp dụng: GV có thể vận dụng vào bài axetilen.

Câu 10: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 51 Lớp: 08SHH

sữa làm tăng độ chua, làm cho dung dịch sữa có môi trường axit. Mà protein sẽ bị đông tụ trong môi trường axit hoặc bazo nên sẽ có kết tủa xuất hiện.

Hình 3.19: Vắt chanh vào dung dịch sữa

Áp dụng: Đây là vấn đề hiện tượng thực tế, có thể được giải thích sau khi HS học bài protit – protein.

Câu 11: Vì sao cồn có thể sát khuẩn?

Cồn là dung dịch Ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào).

Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém.

Áp dụng: Trong y tế, cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương … nhưng có ít người quan tâm tại sao lại dùng cồn? Trong khi học, nếu HS được biết sẽ rất tốt cho cuộc sống. GV có thể đưa vấn đề này vào trong các tiết dạy về bài ancol etylic.

Câu 12: Châm lửa không cần diêm

a) Hóa chất: KMnO4, H2SO4 đặc, Glyxerol b) Dụng cụ: Đèn cồn, đũa thủy tinh, chén sứ c) Cách tiến hành:

 Cho vào chén sứ 1 ít lượng bột KMnO4. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc.

 Lấy đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Dùng đũa thủy tinh đó quẹt trên bấc đèn cồn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 52 Lớp: 08SHH

 Quan sát hiện tượng. d) Hiện tượng:

 Khi trộn KMnO4 với H2SO4 đặc thì có một ít khí màu tím nâu xuất hiện.  Khi quét hỗn hợp đó lên bấc đèn cồn thì đèn cồn bùng cháy.

Hình 3.20: Đốt đèn cồn không cần diêm

e) Kết quả: Thành công. f) Giải thích:

 Kali pemanganat (KMnO4) là muối của một axit không bền – Axit pemanganic (HMnO4). Khi Kali pemanganat tác dụng với axit Sunfunric, có xảy ra phản ứng trao đổi tạo thành Axit pemanganic.

2KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + 2HMnO4

Axit Pemanganic được tạo ra bị phân tích và cho anhidric pemanganic (Mn2O7).

2HMnO4 → Mn2O7 + H2O

 Mn2O7 là chất lỏng màu nâu đỏ. Vì thế nên khi trộn hỗn hợp trên, ta cũng thấy có khí màu nâu đỏ bốc lên. Anhidric pemanganic có tính oxi hoá mạnh nên:

2Mn2O7 → 4MnO2 + 3O2

 Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có O2 được tạo thành mà cồn lập tức bùng cháy.

* Chú ý:

 Mn2O7 cực kì nguy hiểm, không để gần và tiếp xúc với chất dễ cháy.

 Thí nghiệm này làm rất đơn giản. Tuy nhiên nếu trời quá lạnh thì cần đốt đèn cồn trước rồi thổi tắt, sau đó châm đũa thì bảo đảm cháy trong... mọi thời tiết. g) Áp dụng: Đây là TN Hóa học vui, giúp HS củng cố kiến thức hơn trong bài ancol và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 53 Lớp: 08SHH

Câu 13: Mưa Chiếc khăn mùi soa không cháy khi đốt, dù có ngọn lửa.

a) Hóa chất: Nước, axeton, khăn mùi soa b) Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp đốt, cốc thủy tinh. c) Cách tiến hành:

 Nhúng ướt khăn mùi xoa bằng nước. Sau đó, cho khăn mùi xoa đó vào cốc thủy tinh có chứa axeton. Đưa khăn mùi xoa đó qua ngọn lửa đèn cồn.

 Quan sát hiện tượng.

d) Hiện tượng: Xuất hiện ngọn lửa. Sau một thời gian, ngọn lửa yếu dần và tắt nhưng chiếc khăn không hề bị cháy, còn nguyên.

Hình 3.21: Chiếc khăn mùi xoa không cháy

e) Kết quả: Thành công. f) Giải thích:

 Khi tẩm axeton vào khăn thì trước đó chiếc khăn đã được tẩm nước. Axeton là chất dễ bay hơi và nhẹ hơn nước nên nó chỉ bám vào phía ngoài của chiếc khăn ướt.

 Khi đốt chiếc khăn, thực ra ta chỉ đốt phần hơi và phần axeton bám ngoài chiếc khăn ướt, do đó chiếc khăn sẽ không bị ảnh hưởng.

g) Áp dụng: Đây là TN Hóa học vui, giúp HS củng cố kiến thức hơn trong bài andehit và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.

Câu 14: Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?

Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua (PbBr2), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 54 Lớp: 08SHH

Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì.

Áp dụng: Hiện nay, nước ta không còn sử dụng xăng pha chì nữa, nhưng không ít một bộ phận HS và nhân dân không hiểu vì sao. Nên thông qua bài học liên quan, GV có thể làm rõ tại sao. Vấn đề này có thể xen trong tiết dạy về dầu mỏ.

Câu 15: Hóa than mà không cần đốt nóng.

a) Hóa chất: Đường cát, H2SO4 đặc.

b) Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đèn cồn, giá đỡ. c) Cách tiến hành:

 Cho vào cốc thủy tinh một lượng đường cát (khoảng 1/3 cốc). Sau đó, nhỏ một vài giọt H2SO4 đặc vào cốc.

 Đợi 1 thời gian, quan sát hiện tượng xảy ra.

d) Hiện tượng: Sau một thời gian, ta thấy đường trong cốc bắt đầu sẫm màu lại và biến thành một khối màu đen. Khối này lập tức ùn lên cốc và bắt đầu trào ra ngoài tựa như một cái cột bằng than đang mọc thật nhanh vậy.

Hình 3.22: Hóa than đường

e) Kết quả: Thành công. f) Giải thích:

 Axit sunfuric đậm đặc có tính chất háo nước rất mạnh. Khi cho axit sunfuric đặc vào cốc chứa đường cát [có thành phần chính là Saccarozo - C12H22O11 – C12(H2O)11], axit sunfurric đã hút H2O của Saccarozo và chỉ còn lại C nên đường dần dần hóa thành màu đen.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hằng 55 Lớp: 08SHH

 Đồng thời, quá trình này tỏa nhiệt mạnh nên C đã tác dụng với H2SO4 đặc tạo thành CO2, SO2: C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O

 Chính những khí này đã làm cho đường đã bị hóa than phun trào lên miệng cốc. g) Áp dụng: Đây là TN Hóa học vui, giúp HS củng cố kiến thức hơn trong bài axit sunfuric ở lớp 10, bài saccarozo ở lớp 12 và thoải mái hơn sau những giờ học căng thẳng.

Câu 16: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?

Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…

Áp dụng: GV có thể xen vào bài giảng protit. Đây cũng là vấn đề thiết thực bắt găp trong cuộc sống và phục vụ thiết yếu trong việc chế biến thực phẩm.

Câu 17: Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nên đánh răng ngay?

Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)