KHAI THÁC THỦY SẢN
14. Ninh Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng máy dò ngang phục vụ khai thác hải sản
truyền thống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đưa vào thử nghiệm thành công các mô hình chuyển giao công nghệ, thiết bị hiện đại, nhất là ứng dụng máy dò ngang phục vụ khai thác hải sản đã nâng cao năng suất lên 1,5-2 lần so với khi chưa sử dụng công nghệ mới.
Máy dò ngang là thiết bị tiên tiến, có bán kính tầm dò từ 100-2.000 m, giúp thuyền trưởng kiểm soát vùng nước, phát hiện đàn cá ở vị trí cách xa tàu, từ đó có phương án tổ chức đánh bắt kịp thời. Xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào khai thác hải sản là bước tiến mới góp phần thực hiện lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá của tỉnh, từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai 16 mô hình ứng dụng máy dò ngang cho ngư dân trong tỉnh, kết quả mang lại hơn cả mong đợi.
Ngư dân tìm hiểu công dụng máy dò ngang trưng bày tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp.
Anh Nguyễn Toàn ở xã Thanh Hải (Ninh Hải) tiên phong thực hiện mô hình, cho biết: Năm 2011, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh mời tham gia lớp tập huấn ứng dụng máy dò ngang trong khai thác hải sản. Nhận thấy máy có nhiều ưu điểm nên tôi đã đăng ký thực hiện mô hình, đầu tư lắp đặt trên tàu công suất 370 CV để vươn ra khơi khai thác hải sản. Qua thực tế triển khai mô hình, sản lượng đánh bắt tăng 160% so với trước, doanh thu tăng 1,5 lần, giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động. Hiệu quả từ ứng dụng máy dò ngang mang lại tạo động lực để anh Toàn mạnh dạn vay vốn đóng tàu mới, lắp đặt thiết bị hàng hải hiện đại, mở rộng ngư trường khai thác. Đến nay, anh làm chủ 3 con tàu công suất lớn; trong đó, chiếc lớn nhất công suất 500 CV được lắp đặt loại máy dò ngang CH37 của hãng Furuno có góc phát 45o, giá 550 triệu đồng. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác hải sản hiệu quả sản xuất tăng vọt, trung bình mỗi năm doanh thu đạt 10 tỷ đồng; đặc biệt, năm 2017, doanh thu tăng lên 15 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động.
Hiệu quả từ triển khai mô hình ứng dụng khoa học-công nghệ đã khuyến khích nhiều ngư dân đóng tàu mới, lắp đặt máy dò ngang, chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Học hỏi kinh nghiệm từ anh Huỳnh Đứng ở thôn Khánh Hội, xã Tri Hải (Ninh Hải) sử dụng máy dò ngang khai
bắt linh hoạt. Máy còn có chức năng theo dõi hướng đi và tốc độ di chuyển của đàn cá để chọn thời điểm thả lưới thích hợp, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi chuyến biển.
Đồng chí Nguyễn Tín, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Hiện đại hóa đội tàu là điều kiện để nghề khai thác hải sản phát triển bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 625 tàu làm nghề vây rút chì, nghề pha xúc ứng dụng máy dò ngang và các thiết bị hàng hải hiện đại khác. Từ nhu cầu thực tế sản xuất trên biển, thời gian tới, năng lực tàu cá công suất lớn của tỉnh sẽ tăng, do đó đơn vị sẽ phối hợp với các địa phương, ngành chức năng tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng thiết bị hàng hải; tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa đội tàu để vươn khơi bám biển dài ngày khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. (Báo Ninh Thuận 1/12, Anh Tùng)đầu trang
Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ ngư dân