Long An và Đồng Tháp.
Liên tục những ngày gần đây, trên các tuyến sông lớn ở khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An và tỉnh Đồng Tháp xuất hiện hàng chục ghe, xuồng gắn máy công suất lớn, sử dụng lưới cào xung điện đánh bắt tận diệt thủy sản.
Nhiều ghe, xuồng gắn máy công suất lớn, sử dụng lưới cào xung điện đánh bắt tận diệt thủy sản.
Kiểm tra đột xuất vào tối 30/11, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An phát hiện có ít nhất 5 ghe cá của địa phương và các tỉnh giáp ranh dùng lưới cào xung điện để đánh bắt thủy sản.
Bị vây bắt, 4 ghe cá loại lớn gắn máy công suất cao đã chủ động cắt lưới cào, tháo chạy về hướng huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Lực lượng chức năng tỉnh Long An đã bắt giữ 1 phương tiện ngay tại hiện trường. Tổ công tác đã áp tải phương tiện đưa về trụ sở xử lý, đồng thời phối hợp với các đơn có liên quan truy tìm các phương tiện bỏ trốn.
Được biết từ cuối tháng 8/2017 đến nay, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Công an tỉnh Long An đã bắt giữ trên 40 phương tiện ghe xuồng đánh bắt thủy sản vi phạm.
Trên các phương tiện này có lắp đặt ắc quy phát điện, nguồn điện được đấu nối, dẫn xuống lưới cào.
Khi lưới cào được giăng sâu xuống sông thì tất cả những loài thuỷ sản lớn bé trong phạm vi khoảng 3m đến 5m từ nguồn điện đều tê liệt và lọt vào lưới.
Vào dịp cuối năm nước lũ bắt đầu rút, lượng thủy sản tập trung ở khu vực Đồng Tháp Mười rất lớn nên các đối tượng bất chấp những quy định, ngang nhiên đánh bắt tận diệt, thu lợi bất chính từ những phương pháp tàn phá hệ sinh thái. (Đài
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy. (Báo Phú Yên 1/12, Khắc Nho) đầu trang
CỨU HỘ - CỨU NẠN
Tàu cá QNa 94097 TS yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
Chiều 1/12, trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng nhận được thông tin từ tàu cá QNa 94097 TS, yêu cầu cứu nạn khẩn cấp do tàu bị ngập nước.
Khai thác viên Đài Thông tin Duyên Hải Đà Nẵng đang trợ giúp thông tin cho thuyền viên gặp nạn. Ảnh: Đài TT Duyên Hải
Đại diện Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam cho biết, chiều 1/12, trên tần số 7903 kHz, Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng nhận được thông tin từ tàu cá QNa 94097 TS, yêu cầu cứu nạn khẩn cấp do tàu bị ngập nước.
Tàu bị thủng, ngập nước cách Đà Nẵng khoảng 131 hải lý về phía Tây. Trên tàu có 6 ngư dân. Thời tiết trong khu vực có gió cấp 6-7, sóng cao trên 4m. Hiện tàu chưa liên lạc được với tàu bạn nào xung quanh.
Toàn bộ thông tin trên đã được Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng nhanh chóng chuyển đến các cơ quan tìm kiếm cứu nạn trong khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ tàu. Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam cũng đã phát thông báo khẩn để các tàu hoạt động gần khu vực nói trên biết và hỗ trợ kịp thời cho tàu QNa 94097 TS.
Hệ thống TTDH tiếp tục duy trì thông tin với tàu QNa 94097 TS và thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan trợ giúp tàu bị nạn. (Bnews 1/12, Quang Toàn) đầu trang
Đến tối 30/11, việc cứu hộ tàu cá PY 96699TS bị mắc cạn tại cửa biển Đà Diễn (TP Tuy Hòa) vào tối hôm trước vẫn đang được các lực lượng dốc sức.
Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 29/11, sau nhiều ngày đánh bắt cá ngừ đại dương trở về, khi vô cửa Đà Diễn để cập bến Cảng cá phường 6, tàu cá PY 96699TS công suất 450CV của ông Phạm Minh Quang (SN 1982, trú khu phố 5, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) đã bị mắc cạn. Sáng 30/11, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phải điều động hơn 50 cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Hòa và Hải đội 2 cùng phương tiện, phối hợp bà con ngư dân tiến hành cứu hộ. Nhưng vì sóng biển liên tục thúc vào và nước triều xuống thấp, càng lúc tàu bị mắc cạn nặng hơn nên việc cứu hộ phải tạm dừng. Chủ tàu đã cho bốc dỡ, đưa toàn bộ số hải sản xuống thúng chai và thuyền nhỏ để chuyển vào cảng. Đến 15 giờ cùng ngày, khi thủy triều bắt đầu dâng lên, việc cứu hộ lại tiếp tục. Tuy nhiên do toàn bộ con tàu nằm trên cồn cát; vị trí tàu mắc cạn nằm khá xa bờ và thiếu phương tiện nên việc cứu hộ rất khó khăn. (Báo Phú Yên 1/12, Văn Lang)đầu trang
XÃ HỘI
Bảo tồn biển trước sức ép phát triển kinh tế
Tình trạng vi phạm khu bảo tồn biển đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Hiện tượng quá tải khách du lịch tại một số khu bảo tồn biển đang có những tác động xấu đến môi trường.
Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế về đa dạng sinh học. Nhưng sự phát triển mạnh về kinh tế, nhất là du lịch biển thời gian gần đây, đang đặt ra vấn đề cấp bách là làm sao giải quyết tốt được mối quan hệ giữa bảo tồn
và làm kinh tế.
Sức ép lớn lên các khu bảo tồn biển
Đến hết tháng 11/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập được 10
khu bảo tồn biển gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, vịnh
Phú Quốc nằm trong số 10 khu bảo tồn biển. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
Bên cạnh đó, có 4 khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, 2 khu bảo tồn biển đang xây dựng quy hoạch chi tiết. Từ năm 2005 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho hơn 2.000 lượt cán bộ, người dân, qua đó giúp nâng cao năng lực, nhận thức và kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo
vệ các khu bảo tồn biển.
Nhiều địa phương cũng đã tổ chức tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật khai thác nguồn lợi biển, đồng thời xây dựng các mô hình khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi này dựa vào cộng đồng. Điển hình là Tổ hợp tác “Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản rong mơ” phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, đi vào hoạt động từ tháng 6 vừa qua. Ông Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Thọ cho biết: “Trước đây, ngư dân thường khai thác rong mơ trước mùa vụ, không đúng kỹ thuật nên nguồn lợi rong mơ bị suy giảm. Tổ hợp tác thành lập đã hỗ trợ ngư dân kỹ thuật khai thác và
biện pháp bảo vệ rong mơ".
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, các khu bảo tồn biển đang chịu sức ép rất lớn từ phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, khai thác hải sản trong và xung quanh các khu bảo tồn; sức ép này đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến sự tồn tại của các khu
Hiện tượng quá tải khách du lịch tại một số khu bảo tồn biển đang có những tác động xấu đến môi trường như: xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, giẫm đạp làm gãy
san hô...
Trong khi đó, việc tuân thủ, chấp hành quy định về bảo tồn biển tại các địa phương chưa cao, thậm chí một số địa phương còn xem nhẹ các quy định của pháp luật về bảo tồn biển, nên đã đưa ra những quyết định, chính sách trái với quy định của pháp luật.
Đánh giá về thực trạng quản lý mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho rằng, các khu bảo tồn biển đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển... nhưng chưa thực sự được ưu tiên phát triển và đầu tư đầy đủ nguồn lực tài
chính để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục.
Các khu bảo tồn biển được thành lập và hiểu lầm để phục vụ cho hoạt động du lịch, dẫn đến đóng góp của các khu bảo tồn biển đối với tái tạo nguồn lợi không cao, thời gian để tái tạo kéo dài, bãi đẻ và ương giống bị bỏ sót trong phân vùng chức năng. Theo Viện trưởng Viện Hải dương học Võ Sĩ Tuấn, sự thay đổi môi trường vùng ven biển là do hoạt động phát triển kinh tế, xã hội như: khai hoang rừng ngập mặn để nuôi tôm hoặc xây dựng khu dân cư; hủy hoại các vùng rạn san hô, thảm cỏ biển để xây dựng cảng. Hiện tượng ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động kinh tế từ đất liền, cũng
đã và đang hủy hoại nhiều hệ sinh thái biển.
Phải giải quyết tốt mối quan hệ bảo tồn và phát triển
Để các khu bảo tồn biển hoạt động hiệu quả, IUCN khuyến nghị, Việt Nam không nên đợi đến khi có đầy đủ điều kiện về tài chính và thể chế, mà phải sử dụng hiệu quả nhất điều kiện hiện có, hợp tác với các viện nghiên cứu, cộng đồng, địa phương, để thực
khai thác; Khu bảo tồn bờ biển tự nhiên, nghiêm cấm tất cả hoạt động đe dọa sự sinh tồn của sinh vật; Vườn quốc gia, nghiêm cấm mọi hoạt động phát triển; Vùng cấm khai thác theo quy định, cấm khai thác vào mùa di cư hoặc sinh sản của các loài được bảo vệ; Khu vực quyền khai thác, cộng đồng tự quyết định những quy tắc và quy định
trong khai thác...
Canô cao tốc đưa du khách tham quan Cù Lao Chàm. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
“Bài toán” tạo nguồn thu bền vững từ các khu bảo tồn biển cũng đang rất được quan tâm. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam được cho là đang thực hiện tốt mối quan hệ giữa
bảo tồn và tạo được nguồn thu bền vững.
Theo đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đơn vị đã thiết lập được nguồn tài chính bền vững thông qua xây dựng các cơ chế như: Thu phí tham quan, lặn biển; kêu gọi đầu tư, hợp tác nghiên cứu và đào tạo; hướng dẫn thực tập với các trường, viện trong và ngoài nước; hợp tác với tình nguyện viên trong và ngoài nước hoạt động tại khu bảo tồn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đoàn Ánh Dương, ông Đoàn Sung cho rằng, du lịch sinh thái chính là một công cụ để bảo tồn biển. Bởi du lịch sinh thái đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút khách du lịch tới tham quan, đem lại nguồn lợi tài chính phục vụ bảo tồn và cộng đồng địa phương, thúc đẩy hoạt động giáo dục
khu vực tham quan.
Đây cũng là “hướng đi” mà các địa phương đã và đang thực hiện, để vừa làm tốt việc bảo tồn, vừa phát triển kinh tế bền vững ở khu bảo tồn biển. Điển hình như tỉnh Bình Thuận đã thực hiện Dự án "Bảo vệ rùa biển phục vụ phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại
Khu bảo tồn biển Hòn Cau", từ năm 2016 - 2017.
Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết, dự án này đã bảo vệ được hàng trăm ổ trứng trong khu bảo tồn và phục hồi được bãi đẻ truyền thống của loài rùa. Tỉnh cũng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển loài rùa biển, minh chứng là đã
tiếp nhận 16 cá thể rùa và thả về biển.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, đã yêu cầu các địa phương, rà soát lại mô hình quản lý, cơ chế bảo vệ đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển. Bởi hiện nay, các khu bảo tồn biển đang rất hấp dẫn du khách, nếu không giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo vệ đa dạng sinh học, thì trong thời ngắn nữa chúng ta không còn nguồn lợi để mà bảo vệ. (Bnews 1/12, Nguyên Lý) đầu trang
Ngư dân 22 giờ ôm can nhựa trôi trên biển: 'Có lúc tôi muốn buông tay!'
Được cứu sống sau 22 giờ trôi trên biển, ngư dân Nguyễn Văn Dùng (47 tuổi, quê Quảng Ngãi) cho biết có lúc anh đã nghĩ đến chuyện buông tay ra khỏi can nhựa vì kiệt sức.
"Ba con có ôm can nhựa không chú?"
10 giờ ngày 30.11, tàu SAR 413 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa ngư dân Dùng và một bạn ghe của mình là Nguyễn Tấn Phương (39 tuổi, quê Bình Định) về cảng của trung tâm này tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cả hai ông Dùng và Phương đều là ngư dân của tàu cá BĐ 30336 TS bị chìmvào ngày 27.11.
Khi tàu đang tiến vào cảng, ở trên bờ, thân nhân của hai ngư dân làm việc trên tàu cá BĐ 30336 TS bị mất tích lo lắng và khóc suốt.
Lúc biết thi thể trên tàu SAR 413 là của ông Phương, hai anh Nguyễn Văn Dương, Quách Văn Tuyên (con của hai ngư dân Nguyễn Văn Lân và Quách Văn Năm) tỏ ra sốt ruột về số phận của ba mình. "Ba tôi giờ còn sống không? Tôi hy vọng ba sẽ được tàu nào đó cứu sống”, anh Nguyễn Văn Dương đỏ hoe đôi mắt nói.
Ông Dùng được đưa lên cảng, được các nhân viên cứu hộ đưa vào trung tâm cho lực lượng biên phòng, làm thủ tục bàn giao cho chủ tàu và địa phương.
“Sau nhiều giờ trôi nỗi trên biển, có lúc tôi gọi tên các bạn ghe mình là anh Thiên ơi, Tèo ơi… nhưng không nghe được câu trả lời vọng lại”, ông Dùng buồn bã.
Một đêm ôm can nhựa bị sóng biển đánh liên tục vào người, hai cánh tay của ông Dùng bị bỏng rát. “Một đêm, một ngày trôi trên biển, tôi đói và khát, có lúc không thở nỗi. Có lúc tôi muốn buông tay ra khỏi can nhựa nhưng lại nghĩ đến gia đình nên dặn lòng không được chết, phải cố sống”, ônh Dùng kể.
“Dòng nước cuốn chúng tôi đi, nhưng đến khoảng 15 giờ ngày 29.11 thì cho tôi gặp được anh Lân và Năm. Khoảng cách lúc đó là hơn 100m. Tôi nghe cả hai gọi tôi “Dùng đó phải không?”. Họ gọi tôi vài lần như vậy. Tôi đáp lại “Có Dùng đây” và tôi bơi tới chỗ hai anh ấy gọi. Tuy nhiên, khi tôi bơi đến nơi thì chỉ còn thấy hai can nhựa. Hai anh đã buông tay và bị sóng cuốn trôi mất rồi”, ông Dùng buồn bã nói.
Ông Dùng cho biết chuyến biển này là lần đầu tiên anh biết đến 5 bạn ghe còn lại vì trước đó chưa hề đi chung nhau.
Không thấy hai bạn ghe là Lâm và Năm, chỉ còn lại hai cái can nhựa chơi vơi giữa biển, ông Dùng nhiều lúc muốn buông tay. “Tôi đã thật sự tuyệt vọng, vì xung quanh không còn ai nữa. Những chiếc tàu qua lại ở rất xa tôi. Họ không thấy tôi. Bản thân tôi cũng không còn hơi sức để kêu gọi, cầu cứu. Tôi nghĩ trong lòng, còn hơi thở thì còn sống. Tôi ôm can nhựa va cứ thế sóng biển xô đẩy”, ông Dùng kể tiếp.
Khoảng 16 giờ ngày 29.11, sóng biển đẩy ông Dùng theo dòng nước đến một tàu cá và được cứu sống.
Sau đó, tàu cá này đã báo cho tàu SAR 413 để bàn giao anh cho lực lượng cứu hộ chăm sóc sức khỏe và đưa vào bờ. (Thanh Niên 1/412, Nguyễn Long) đầu trang
NHÌN RA THẾ GIỚI
Canada: Đáng sợ tôm hùm có "hình xăm" logo hãng nước ngọt trên càng Hình logo của Pepsi được in trên càng tôm và không ai biết tại sao điều này có thể xảy ra.
Càng tôm hùm có "hình xăm" logo của Pepsi
Tàu đánh bắt hải sản ở Canada vừa vớt được một con tôm hùm có càng bị “xăm hình” logo của Pepsi, tờ Guardian đưa tin.
Con tôm được đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi New Brunswick, Canada. Khi chuẩn bị buộc càng cho nó, chủ tàu