II.BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RÔNG

Một phần của tài liệu Đề tài "Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu" ppt (Trang 40 - 42)

I. ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU:

II.BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RÔNG

1.Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Theo kết quả điều tra của JETRO về so sánh chi phí đầu tư và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của 1.745 DN Nhật đang hoạt động tại các nước châu Á năm 2007, VN vẫn được đánh giá là quốc gia giàu sức hút đối với DN Nhật Bản. Cụ thể, về kế hoạch kinh doanh, có tới 92,6% số công ty Nhật đang hoạt động tại VN dự định mở rộng quy mô trong 1-2 năm tới, chiếm tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Có đến 88,2% số DN phi sản xuất tại VN cũng có dự định mở rộng đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thị trường trong những năm tới. Không chỉ với những dự định ngắn hạn mà trong kế hoạch phát triển dài hạn 5-10 năm tới, VN vẫn được đánh giá là địa chỉ đầu tư lý tưởng, có triển vọng nhất của các DN Nhật đang hoạt động tại các nước khác, với số lượng 33,7% DN (cao hơn mức 31,2% so với năm 2006). Thái Lan xếp sau VN với tỷ lệ 22,3%; Trung Quốc 17,5%…3 lý do chính để các nhà đầu tư chọn VN là sự ổn định chính trị xã hội, an ninh tốt; chi phí sản xuất thấp và rủi ro không tập trung. So với một số nước trong khu vực thì giá nhân công tại VN hiện nay mới chỉ bằng 50%-70%… VN đã và đang bộc lộ khá nhiều điểm yếu có thể làm cho những kỳ vọng của các nhà đầu tư giảm sút nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Thị trường lao động của VN rất cạnh tranh nhưng các DN lại rất khó tuyển dụng. Mức lương hàng tháng của kỹ sư, công nhân và cán bộ quản lý cấp trung gian gần như thấp nhất trong khu vực. Thế nhưng, điều này lại không phải là yếu tố quan trọng nhất khi tuyển dụng lao động mà cái DN cần chính là chất lượng lao động

(đặc biệt là năng suất lao động và trình độ đã qua đào tạo) và an ninh lao động. Đặc biệt, nghề quản lý trung gian và kỹ sư chuyên nghiệp thiếu hụt trầm trọng và kéo dài từ nhiều năm qua.

Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh, chăm lo cho giáo dục.

Ngành sản xuất thô tại VN (hay nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất) chưa phát triển. Nếu tỷ lệ cung cấp nguyên phụ liệu tại chỗ của VN năm 2006 đạt 22,6% thì đến năm 2007 chỉ nhích lên ở mức 26,5%. Trong khi đó mức trung bình ở các nước trong khu vực là 40,1%. Theo các DN Nhật Bản, giải pháp tối ưu cho VN hiện nay là kêu gọi và hỗ trợ các DN vừa và nhỏ đầu tư vào lĩnh vực này để làm trụ cột của công nghiệp sản xuất phụ trợ. Đó là chưa kể, các DN vẫn còn bị làm phiền về hải quan, thuế, và các thủ tục hành chính vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Nước ta cần phải chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách theo hướng minh bạch dễ dự đoán trước. Không nên thay đổi chính sách một cách đường đột và vận dụng các chính sách không rõ ràng đã khiến nhiều DN không an tâm để kinh doanh

Thu hút đầu tư nước ngoài:

Với mục tiêu thu hút FDI 12 tỷ USD vốn đăng ký cấp phép mới, 11 tỷ USD vốn thực hiện giai đoạn 2001-2005, cần khuyến khích đầu tư FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu khí, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành Việt Nam có nhiều lợi thế gắn với công nghệ hiện đại, tạo nhiều việc làm. Thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai tṛò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng.

Vận động các nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính và công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Khuyến khích các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại đầu tư vào Việt Nam, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

Trước mắt cần phải: 1) Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế; 2) Cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ;3) Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư; 4) Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả: hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, giảm cước bưu chính viễn thông, tiền thuê đất, tăng thêm ưu đãi về thuế và tài chính. Phát triển các thị trường dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn pháp luật, tư vấn quản lý, thị trường sản phẩm trí tuệ, tài chính-tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm; 5) Mở rộng hình thức và lĩnh vực đầu tư, triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư, chọn mời trực tiếp các tập đoàn lớn trong các ngành chủ chốt tham gia đầu tư

vào các dự án quan trọng. Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, giám định, đánh giá tài sản...); các dự án trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở; các dự án sử dụng công nghệ cao và nhân lực trình độ cao.

Thực tiễn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã khẳng định vai trò tích cực của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Vì thế, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, việc tạo lập một môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn và thực thi một chương trình xúc tiến đầu tư dài hạn trong sự hợp tác có hiệu quả giữa Chính quyền và doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết trong nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu" ppt (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w