Quan hệ dầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Đề tài "Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu" ppt (Trang 26 - 28)

Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, kết thúc 6 tháng đầu năm 2007-nửa năm đầu tiên thực hiện các cam kết với tư cách là thành viên WTO-kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong 5 năm gần đây, đầu tư phát triển xã hội đạt 38,4% GDP, cam kết đầu tư nước ngoài tăng 55% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tăng 19,4%...

Đó là những thành tựu ban đầu rất đáng trân trọng, phản ánh nỗ lực của Chính phủ cùng với toàn dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đó cũng phản ánh thời điểm thuận lợi của nền kinh tế: đang được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài cả về đầu tư tài chính lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chính trong thời điểm “say sưa” với tốc độ và khối lượng này, rất cần sự phân tích nghiêm túc và tỉnh táo, chỉ rõ những tiềm năng và vấn đề hiện nay của nền kinh tế nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả, tăng trưởng bền vững trong thời gian tới. Trước hết, cần khẳng định nền kinh tế nước ta có tiềm năng để đạt tăng trưởng cao và bền vững, trong khi vừa tiếp tục khai thác các tiềm năng theo chiều rộng (như tăng thêm vốn đầu tư, vật tư, đất đai, lao động), đồng

thời cần xây dựng và phát huy các nhân tố phát triển theo chiều sâu là khoa học- công nghệ, quản lý, tiết kiệm, giảm bớt lãng phí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Nền kinh tế nước ta, cũng như bất kỳ nền kinh tế nào khác, không thể tăng trưởng mãi theo chiều rộng bằng cách tăng vô hạn độ vốn đầu tư, đất đai, lao động tài nguyên vì các nguồn này đều có giới hạn. Để đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển lên các nấc thang cao hơn, nền kinh tế phải vận hành theo những thước đo và chính sách thích hợp để chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị tiền vốn, lao động, năng lượng. Muốn vậy, phải coi trọng các thước đo về tỷ lệ đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc, giảm ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng, giảm bớt thời gian lãng phí của xã hội như bị kẹt xe, chờ đợi thủ tục... Những thước đo như vậy chưa thấy được đưa vào các chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, công bố, phân tích và chưa được coi trọng để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện.

Như vậy có thể thấy rằng nước ta không thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô, than đá, cà phê nhân, gạo (với chất lượng thấp và giá trị gia tăng rất hạn chế) mà phải chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ được chế tác sâu hơn, có chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng cao hơn.

Khu vực DN vừa và nhỏ chiếm khối lượng lớn và có nhu cầu về đổi mới nhưng lại bị hạn chế về quy mô, năng lực công nghệ và tài chính... Cũng theo kết quả khảo sát vào năm 2007 của Tổ chức Swiss Contact (Thụy Sỹ) và GTZ (Đức) đối với 1.200 DN tại Việt Nam thì chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của DN

được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Trong khi đó, DN ở các nước như Ấn Độ có mức đầu tư cho đổi mới công nghệ, thiết bị là 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu hàng năm.

Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ, thiết bị ở các DN trong nước mới chỉ dừng lại ở việc đi mua máy móc, thiết bị mới và nắm các thao tác cần thiết để vận hành chúng. Phần lớn các DN đều không có những nghiên cứu chuyên sâu để làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ… Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các DN được tiến hành khá bị động, theo sức ép của thị trường, như khi khách hàng đến đặt hàng, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới thì cơ sở sản xuất mới đi tìm. Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong các DN nước ta phần lớn chưa mang tính

tích cực, chưa mang tầm chiến lược phát triển lâu dài của DN. Điều này có thể thấy rõ qua tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị của nước ta còn ở mức thấp khi mà tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của Việt Nam chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi ở các nước đang phát triển là 40%.

Từ hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của DN không cao, sản phẩm kém đa dạng và khả năng xuất khẩu sản phẩm ở mức thấp. Ông Phan Minh Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, cái khó lớn nhất của DN là thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, kế đến là thiếu thông tin, tư vấn trong lựa chọn công nghệ tiên tiến. Khắc phục những nhược điểm trên, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức thực hiện đánh giá trình độ công nghệ nhằm xác định vị trí, chỗ đứng thực chất của DN, hướng đến sự phát triển bền vững dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại. Ngoài ra, sở còn xây dựng dự án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2010”.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 đạt 8,5%, như vậy đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%.

Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên 20,3 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Đề tài "Đầu tư theo chiều sâu, đầu tư theo chiều rộng. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu" ppt (Trang 26 - 28)