Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển chứng khoán

Một phần của tài liệu 751 mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đông nam á (Trang 29 - 30)

Vốn hoá thị trường theo Ross Levine và Zervos (1996) cho rằng việc sử dụng tỷ lệ vốn hoá của thị trường sẽ là một chỉ điểm quan trọng để đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đây là biến số giúp đo lường kích cỡ của thị trường bởi quy mô thị trường càng lớn thì thị trường càng năng động, càng dễ dàng vận động có hiệu quả trong việc huy động vốn và giảm thiểu rủi ro trên thị trường.

Một TTCK hiệu quả sẽ phản ảnh tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai dựa vào giá chứng khoán hiện tại. Lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp lại liên quan đến tỷ lệ tăng trưởng tổng hợp. Do đó cần gia tăng vốn hóa thị trường trước khi muốn gia tăng tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Theo Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến (2009): “Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi

của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường”. Các chỉ số giá chứng khoán có thể

do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ VN-Index), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index). Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới.

Mỗi thị trường chứng khoán đều công bố một hoặc một vài chỉ số giá chứng khoán, có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia, như chỉ số giá Hang Seng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA) (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009).

Chỉ số chứng khoán cho thấy sức tăng trưởng, và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, các doanh nghiệp có cơ cấu tài chính tốt, ăn nên làm ra, sức khỏe doanh nghiệp được duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng đều đặn,

trường và quốc tế có những diễn biến tích cực, kể từ thời điểm đó cho đến nay, VN-Index đã có những lần tăng hơn gấp hai lần.

Một phần của tài liệu 751 mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đông nam á (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w