Kết quả thu thuế xuấtnhập khẩucủaCục Hải quan tỉnhCao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 69)

toàn Cục (tỷ đồng) BTC giao (tỷ đồng) (%) địa bàn tỉnh Cao Bằng (tỷ đồng) Tỉnh giao (tỷ đồng) (%) 2015 277,97 155 179 240,97 165 146 2016 210,62 220 96 208,42 245 85 2017 207,38 120 173 205,33 165 124 2018 252,03 120 210 250,29 175 143 2019 364,25 128 285 349,47 150 233

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng)

Hình 2.4: Kết quả thực hiện thu thuế XNK của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Có thể thấy trong giai đoạn 2015-2019, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn, hầu hết các năm đều thu được vượt quá chỉ tiêu được giao, chỉ có duy nhất năm 2016, số thu tại địa bàn tỉnh là đạt 85% so với chỉ tiêu tỉnhgiao.

2.1.3. Đặc điểm hệ thống kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh kho, bãi, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại Cao Bằng là quy mô không lớn.Theo“Hải quan tỉnh Cao Bằng, hiện nay trong 24 kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa XNK thì chỉ có 10 địa điểm tập kết hàng hóa XNK và 1 kho ngoại quan có quyết định thành lập sau khi Nghị định 68/2016/NĐ-CP có hiệu lực. Do đó, để tạo điều kiện cho DN hoạt động, cần có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng theo quy định và thực tế tại cửa khẩu.

Cao Bằng là vùng có nền kinh tế ngày một phát triển. Bên cạnh đó, chủ trương mở cửa, cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều tiêu cực. Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn tinh vi đòi hỏi phải có sự đấu tranh bền bỉ lâu dài. Hoạt động xuất nhập khẩu qua tỉnh Cao Bằng là hoạt động đa dạng trên nhiều hình thức với nhiều đối tượng tham gia, liên quan đến nhiều cấp chính quyền, nhiều ngành trong việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy xuất nhập cảnh gây khó khăn cho hoạt động kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá.

Với đặc điểm hoạt động như trên, Ngành Hải quan nói chung và hoạt động kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá nói riêng có nhiệm vụ rất nặng nề và chức năng quan trọng trong quản lý”Nhà nước về kinh tế.

Ta nhận thấy số liệu lưu lượng hàng hóa qua kho bãi, địa điểm (Phụ lục)đối với“từng kho bãi, địa điểm trên từng địa bàn cửa khẩu khác nhau có lưu lượng hàng hóa có sự chênh lệch lớn, điều này phản ánh tình hình hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Cao Bằng không đồng đều, việc lưu lượng hàng hóa tăng tại cửa khẩu phụ Pò Peo, của khẩu Lý Vạn dẫn đến kết quả thành lập các kho bãi, địa điểm tập kết mới tại các cửa khẩu này. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng lẫn đường giao thông tại các cửa khẩu phụ vẫn chưa đáp ứng đươc.

Việc thực hiện cơ chế tại lối mở Nà Lạn theo Công văn số 748/TTg-KTTH ngày 27/5/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mậu, đưa Nà lạn thành nơi chung chuyển hàng hóa

trong tỉnh đến các địa điểm xuất hàng khác, càng yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng phải tăng cường quản lý đối với hoạt động của các kho bãi, địa điểm trên địa bàn tỉnh.

Theo Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, hiện nay, mỗi đơn vị, DN kinh doanh kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trên địa bàn đều đang tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi thời gian tới cần phải có giải pháp quản lý, chấn chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế.”

Các kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa XNK hoạt động cơ bản đáp ứng theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP và Thông tư 84/2017/TT-BTC. Phần lớn các bãi, điểm tập kết đều nằm trong khu vực cửa khẩu, song cũng có những bãi, địa điểm tập kết nằm ngoài cửa khẩu khiến hoạt động kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn.

“Mặc dù, theo cam kết điều kiện kinh doanh, hầu hết các kho bãi phải được trang bị hệ thống camera giám sát và kết nối với cơ quan Hải quan, đảm bảo giám sát hoạt động của hàng hóa, phương tiện đi vào, đi ra kho khó bãi với thời gian lưu giữ 12 tháng. Tuy nhiên, qua quan sát, kiểm tra trong chuyến đi thực tế mới đây của phóng viên Báo Hải quan tại một số kho bãi tại các cửa khẩu cho thấy, tình trạng vi phạm về điều kiện kinh doanh kho bãi vẫn đang diễn ra nghiêm trọng.

Còn tại 24 địa điểm tập kết, mỗi đơn vị, DN kinh doanh địa điểm lại sử dụng phần mềm của các nhà cung cấp khác nhau dẫn đến không thuận lợi cho hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan. Đặc biệt, nhiều phần mềm chỉ kết xuất được số lượng phương tiện ra vào địa điểm tập kết, số lượng phương tiện còn tồn mỗi ngày mà không quản lý được lượng hàng hóa ra vào địa điểm tập kết hàng hóa XNK. Bắt đầu từ 9/2018 Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng là Cục thứ 9/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố ứng dụng phần mềm giám sát tự động VASSCM do Cục Công nghệ thông tin Hải quan và Công ty TNHH Thái Sơn thực hiện đồng nhất việc sử dụng phần mềm quản lý và giám sát Hải quan, xong đến nay tuy đã đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng vẫn còn rất nhiều vướng mắc đến việc cập nhật dữ liệu hàng đến, lưu giữ, hàng đi tại các Kho bãi, địa điểm trên địa bàn, nguyên nhân do việc phần mềm VASSCM ứng dụng rất tốt trong đương biển và đường hàng không, tuy nhiên đối với đường bộ, đặc biệt là đối với đặc điểm giao thông của các cửa khẩu chính, cửa

khẩu phụ, lối mở thông quan các xa kho bãi, địa điểm nên công tác giám sát phát sinh thêm.”

Do đường giao“thông đến các cửa khẩu phụ, lối mở nhỏ hẹp, xuống cấp nên việc dừng, đỗ phương tiện cập nhật vào hệ thống sẽ dẫn đến ách tắc tại cửa khẩu đã khiến cho 2/3 địa điểm tập kết hàng hóa tại đây chưa đáp ứng điều kiện thực tế yêu cầu.

Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cũng đã yêu cầu các đơn vị cửa khẩu chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các DN kinh doanh kho bãi, địa điểm thuộc địa bàn quản lý. Yêu cầu các DN kinh doanh kho bãi, địa điểm sử dụng phần mềm quản lý địa điểm, đối chiếu số liệu với cơ quan Hải quan định kỳ 15 ngày/lần để đảm bảo công tác quản lý giám sát Hải quan. Đặc biệt, DN cần cập nhật thường xuyên số liệu hàng hóa XNK vào, lưu trữ, ra kho bãi, địa điểm.Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng phần mềm trong quản lý để phù hợp với yêu cầu của Nghị định 68/2016/NĐ-CP.”

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2015-2019

2.2.1. Chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triểnđối với kho bãi, địa điểm

Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thực hiện lập kế hoạch để xác định mục tiêu và chương trình hành động trong năm đó, giúp đội ngũ quản lý hoạt động kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

“Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng xác định phương hướng từ đó chỉ đạo thực hiện chính sách, kế hoạch cụ thể về đối tượng, mục tiêu quản lý và phân chia đội ngũ cán bộ quản lý, việc xác định này Cục căn cứ vào chủ trương, chính sách, phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và các điều kiện cụ thể của tỉnh Cao Bằng về hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, Cục cũng căn cứ tình hình xuất nhập khẩu và lưu lượng hàng hóa, phương tiện của từng kho bãi, địa điểm trên hệ thống VASSCM để luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ, công chức đáp ứng khối lượng công việc trong năm.

Hiện nay Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đang phối hợp thực hiên theo quy hoạch đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về xây dựng và bố trí các lượng cho khu chung chuyển nông, lâm, thủy sản Trà lĩnh với quy mô 100ha, số vốn 700 tỷ đồng, hiện đang có 07 doanh nghiệp đang đầu tư kho tàng, bến bãi và đây là nơikết nối khu trung chuyển hàng hóa tỉnhLạng sơn qua dự án cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh. Bố trí nguồn lực phối hợp với tỉnh triển khai kế hoạchkhai thác,bảo vệ và sử dụngkhu thương mại, du lịch chung Bản Giốc, Việt Nam- Đức Thiên, Trung Quốc.

Xây dựng mô hình quản lý tập chung qua phòng giám sát trực tuyến tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, qua đó phân công trực ban giám sát, dựa trên các số liệu trên hệ thống nghiệp vụ Hải quan và tình hình qua camera đưa ra các cảnh báo để Chi cục quản lý đưa ra hình thức quản lý, thực thi nghiệp vụ, xử lý vi phạm kịp thời.

Đi đôi với công tác nghiệp vụ thủ tục Hải quan thì việc tăng cường giám sát hàng hóa di chuyển từ các kho bãi, địa điểm đến địa điểm xuất hàng được chú trọng. Ngoài các hình thức giám sát bằng niêm phong và biên bản chuyển giao đội ngũ kiểm soát Hải quan các chi cục và Đội kiểm soát thuộc Cục luôn có mặt, nắm tình hình với các địa bàn nóng hay xảy qua buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm tra đột xuất với từng lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, vận chuyển sai tuyến đường. Kiểm tra thường xuyên đối với các lô hàng quá thời gian dự kiến di chuyển do phòng trực tuyến cung cấp, truy tìm”và xử lý vi phạm nếu có.

Với vị trí, vai trò đã được khẳng định của kho bãi, địa điểm đối với nền kinh tế, việc hoạch định chính sách phát triển cho kho bãi, địa điểm là một tất yếu khách quan, đặc biệt trong bối cảnh hiện đại hóa hải quan. Đây là nội dung quản lý quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi định hướng sự ra đời, tồn tại và phát triển kho bãi, địa điểm, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này yên tâm thực hiện loại hình dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, nhà nghề cao.

2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về hải quan đối với kho bãi, địa điểm

Thứ nhất, việc thành lập kho bãi địa điểm được Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thực hiện nghiêm túc minh bạch, trung thực.

“Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng thường xuyên sử dụng các công cụ quản lý thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động của kho bãi, địa điểm, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các kho bãi, địa điểm. Việc kiểm tra, giám sát tư cách pháp lý của kho bãi, địa điểm thông qua việc đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi, địa điểm. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho bãi, địa điểm. Tuy nhiên, việc đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi, địa điểm ở đây được hiểu là nhằm tạo sự phối hợp về mặt nghiệp vụ với cơ quan Hải quan chứ không phải là đăng ký kinh doanh một lần.

Khi hồ sơthành lập được gửi qua Cục giám sát quản lý thuộc Tổng cục Hải quan.Căn cứ thông báo từ Cục giám sát quản lý, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cử cán bộ, công chức (công chức chuyên trách công nghệ thông tin và công chức chuyên trách giám sát quản lý) phối hợp với doanh nghiệp và Chi cục có kho bãi, địa điểm trên địa bàn xác minh tính chính xác của hồ sơ với thực tế bằng biên bản. Sau khi có Quyết định thành lập, Phòng TCCB-Thanh tra ra quyết định giao quyền quản lý cho Chi cục địa bàn giám sát, quản lý hoạt động và việc duy trì điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh kho bãi, địa điểm.”

Thứ hai, quản lý hàng hóa vào, lưu giữ và ra tại các kho bãi, địa điểm.

“Hiện nay, tại Việt Nam việc quản lý Nhà nước đối với loại hình này chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật, trong đó chủ yếu là Bộ Luật: Luật thương mại, Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Ngoài ra để triển khai các quy định và phù hợp với thực tế của địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện một số cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh như: Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 16/03/2012 về việc Ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp (sửa đổi bổ sung bởi 953/QĐ-UBND ngày 7/7/2014); Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 về việc Ban hành Quy chế phối hợp thu phí đối với các phương tiện vận tải giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu, lối mở của tỉnh; Quyết

định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 4/9/2014 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy chế quản lý cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở, điểm thông quan và cặp chợ biên giới trên địa bàn tỉnh CB; Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 V/v Ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh (nay là quy định số 48/2019/QĐ-UBND ngày 18/11/2019); Công văn số 748/TTg-KTTH ngày 27/5/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ vè việc thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mậu; Quyết định số 47/QĐ-HQCB ngày 15/2/2017 quy trình giám sát hàng hóa qua cửa khẩu phụ lối mở theo quy định 423/TTg-KTT; Các cơ quan có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa gồm: Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu; Cục Hải quan tỉnh; Cơ quan kiểm dịch; Cục thuế tỉnh; Bộ đội biên phòng và một số cơ quan liên quan. Trong đó cơ quan Hải quan là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa. Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh chủ trì thực hiện chính sách thu hút đầu tư.”

Về quy trình đối“với hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, trực tiếp do Cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục.Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu qua lối mở, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu thì trước khi làm thủ tục Hải quan phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu.

Mặc dù hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá đã được ban hành tương đối đồng bộ, tuy nhiên chưa trao quyền đủ mạnh cho lực lượng quản lý. Theo quy định của Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT- BTC ngày 25-3-2015, được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT- BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định về hàng NK phải kiểm tra chất lượng chỉ được phép đưa về kho ngoại quan, cảng cạn (ICD) và các địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu.”

- Đối với hàng hóa vào, lưu giữ:

“Khi người khai Hải quan xuấttrình hàng hoá tại cổng vào địa điểm kiểm tra tập trung, phải đối chiếu thông tin hàng hoá trên hệ thống bao gồm bản khai hàng hoá, vận đơn, tên hàng, số hiệu container,… Khi kết quả phù hợp thì ghi nhận hệ

thống cho hàng vào kho, bãi. Nếu kết quả không phù hợp thì ghi nhận hệ thống về sự sai khác, lưu thông tin hệ thống chuyển thông tin để công chức Hải quan kiểm tra, đồng thời thông báo cho người khai hải quan vận chuyển hàng hoá đến vị trí lưu giữ để kiểm tra.

Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan. Kho bãi, địa điểm bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát Hải quan: Có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa hoặc có camera nối mạng với cơ quan Hải quan để theo dõi. Cơ quan Hải quan tại địa bàn kho bãi, địa điểm bảo quản hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 69)