Số liệu Kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 70)

Năm Kiểm tra tại

trụ sở DN Đạt tỷ lệ %

Số tiền đã thu nộp ngân sách (triệu đồng) 2015 10 100 48,6 2016 8 100 157,3 2017 4 100 1.375,3 2018 4 100 295,2 2019 2 100 165,4

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

“Để hoạt động phối hợpcung cấp thông tin có hiệu quả, bộ phận Quản lý rủi ro phối hợp với các chi cục có kho bãi, địa điểm đóng trên địa bàn tiến hành thu thập và xử lý thông tin trên hệ thống Quản lý rủi ro (RM2), trong đó quy định cụ thể trách nhiệm về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa lực lượng nhân sự Chi cục thực hiện quản lý với Cục Hải quan cửa khẩu và các khâu nghiệp vụ khác theo nguyên tắc:

Thứ nhất, quan hệ phối hợp phải dựa trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đơn vị.”

“Thứ hai, thông tin thu thập phải được cập nhật, quản lý chặt chẽ; việc cung cấp thông tin trong nội bộ phải theo đúng nguyên tắc bảo mật, cụ thể như sau:

Đối với lực lượng quản lý hoạt động tại kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá xuất nhập khẩu: tổng hợp, cập nhật thông tin thuộc hồ sơ Hải quan thông qua hoạt động quản lý khi xuất nhập hàng hoá tại kho bãi, điểm tập kết; cung cấp kịp thời cho các đơn vị Hải quan khi có yên cầu và phục vụ công tác quản lý rủi ro. Kiến nghị các đơn vị Hải quan áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm tra, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận,viphạm thủ tục trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hoá.”

“Đối với các Chi cục Hải quan, thu thập, cập nhật đầy đủ thông tin thuộc hồ sơ Hải quan thông qua công tác kiểm tra sau thông quan vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Kịp thời cung cấp thông tin về hồ sơ Hải quan và các tài liệu có liên quan về dấu hiệu vi phạm, gian lận trốn thuế... của các doanh nghiệp trong hoạt động XNK tại địa bàn quản lý cho lực lượng quản lý kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá.”

Đối với lực lượng“kiểm soát chống buôn lậu: thông qua công tác điều tra, nắm thông tin các đối tượng có rủi ro cao, kịp thời trao đổi và cung cấp thông tin cho lực lượng quản lý về các hành vi gian lận thương mại, việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan đến XNK hàng hóa trên địa bàn. Cập nhật đầy đủ vào hệ thống tình báo Hải quan (CI02).

Đối với các phòng tham mưu: Có trách nhiệm tổng hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin các dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan, hành vi gian lận thương mại; thông tin về các doanh nghiệp, mặt hàng có khả năng rủi ro cao... trong từng lĩnh vực: quản lý thuế, giám sát quản lý, thanh tra cho lực lượng quản lý lĩnh vực này. Theo dõi và quản lý các đối tượng, doanh nghiệp đã từng vi phạm trên Hệ thống vi phạm pháp luật Hải quan (VP14).”

Đối với các thông tin (phiếu chuyển nghiệp vụ, báo cáo hồ sơ kiểm tra sau thông quan)“do Chi cục Hải quan cửa khẩu cung cấp sẽ được công chức Phòng nghiệp vụ quản lý cập nhật, xử lý và kết hợp với các thông tin thu thập được từ các nguồn khác để đề xuất tiến hành kiểm tra ngay hoặc tiếp tục theo dõi, thu

thập bổ sung thông tin đưa vào kế hoạch kiểm tra các năm tiếp theo.

Nguồn thông tin thu thập được từ các cơ quan có liên quan (cơ quan thuế, ngân hàng, công an, quản lý thị trường,..). Nguồn thông tin thu thập được từ các cơ quan liên quan phục vụ cho hoạt động quản lý hoạt động tại kho bãi, địa điểm tập kết chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quy định của các quy chế phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và các ngành có liên quan.

Thông tin do các cơ quan có liên quan cung cấp phục vụ cho hoạt động quản lý như: việc chấp hành pháp luật thuế nội địa của doanh nghiệp; tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; thay đổi địa chỉ đăng ký; các doanh nghiệp mất tích, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh; số tài khoản và số dư tiền mặt trên tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại, số tiền trích nộp ngân sách; các quyết định khởi tố, truy tố, bắt giữ người, hàng hoá đối với các đối tượng, tổ chức; thông tin về đăng ký hoạt động kinh doanh, cấp phép đầu tư, xác nhận hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế.”

“Nguồn thông tin do các cơ quan có liên quan cung cấp trong những năm vừa qua phục vụ hữu ích cho hoạt động quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu tại kho bãi, địa điểm tập kết, đặc biệt là việc đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở đề xuất cấp có thẩm quyền các vấn đề cần xử lý, ban hành các quyết định hành chính ngăn ngừa rủi ro.”

2.2.4.3. Công tác phát hiện và xử lý vi phạm

“Đối với nơi làm việc của cơ quan Hải quan tại các kho bãi phải nằm trong diện tích khu vực kho bãi, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan và có diện tích tối thiểu 20m2quy định tại Thông tư 84/TT-BTC ngày 1/7/2017, nên việc theo dõi quản lý tại các Kho bãi ngoài công tác quản lý từ xa còn được thực hiện trực tiếp bởi các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý kho bãi, địa điểm.

Cao Bằng là nơi tập trung nhiều luồng hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông qua tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động tại kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về pháp luật Hải quan.”

Bảng 2.9: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm Năm Số vụ vi phạm Xử lý hành chính Xử lý hình sự Tổng trị giá hàng hoá vi phạm (triệu đồng) 2015 64 53 11 318,4

2016 58 45 13 603,9

2017 43 40 03 463,8

2018 39 31 08 559,0

2019 41 36 05 439,0

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

“Theo số liệu bắt giữ tại bảng 2.9,hàng năm số vụvi phạm bắt giữ ít hơn, điều này không có nghĩa là gian lận thương mại và buôn lậu của hàng hóa làm thủ tục Hải quan giảm mà ta cần thấy rằng thủ đoạn gian lận thương mại cũng như các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi đòi hỏi công tác kiểm tra, giám sát ngày càng phải tăng cường và chú trọng hơn.

Qua các vụ vi phạm, ta thấy số vụ vi phạm có sự biến động tăng giảm cùng với lượng hàng hóa làm thủ tục Hải quan. Các vụ vi phạm chủ yếu bị xử lý hành chính (chiếm 80-88% số vụ vi phạm bị phát hiện) và xử lý hình sự không ít các vụ, chiếm tới hơn 10% tổng số vụ vi phạm. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, xử phạt đúng người, đúng tội sẽ đảm bảo quản lý chặt chẽ không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cả với an ninh chính trị. Cho thấy hoạt động quản lý đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu còn lỏng lẻo nên còn nhiều vi phạm mỗi năm”.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Kết quả

“Xây dựng được khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của kho bãi, địa điểm. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu đã được dần hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa tốt hơn. Công tác triển khai các văn bản pháp quy được thực hiện đồng bộ, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý đảm bảo tính kịp thời, chất lượng, niêm yết công khai tại nơi làm việc. Đối với cửa khẩu Nà Lạn đã xây dựng quy trình giám sát vận chuyển kèm theo Quyết định số QĐ 47/QĐ-HQCB ngày 15/2/2017 quy trình giám sát hàng hóa qua cửa khẩu phụ lối mở theo quy định 748/TTg-KTT. Năm 2019 xây dựng cổng thông tin điện tử Cục Hải quan tỉnh Cao Bằnghttp://caobang.customs.gov.vn đây là diễn đàn trao đổi thông tin giữa Hải quan

và các doanh ngiệp.”

“Đã có những phân bổ về cơ cấu tổ chức cán bộ phòng ban để đáp ứng công tác quản lý kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. Từng Chi cục xây dựng quy chế phối hợp đối vơi kho bãi, địa điểm trên địa bàn quản lý.

Đẩy mạnh công tác hiện đại hóa Ngành, đưa vào vận hành nhiều thiết bị hiện đại, tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả nghiệp vụ chuyên môn, triển khai chứng từ điện tử và dịch vụ công trực tuyến, hệ thống giám sát trực tuyến VASSCM từng Chi cục và kho bãi, địa điểm trên địa bàn quản lý hoàn thành tháng 9/2018, giảm bớt số lượng công chức quản lý kho bãi, địa điểm.

Đã có sự đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hoá trong hoạt động xuất nhập khẩu, tập chung giám sát tại phòng giám sát trực tuyến ở Cục.

Đã chủ động trong điều hành quản lý kinh phí được sử dụng tập trung cho tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá, đào tạo cán bộ.

Thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính. Xác định rõ thẩm quyền trong tổ chức quản lý Nhà nước đối với kho bãi, địa điểm.

Quan tâm, chỉ đạo định hướng và mong muốn phát triển hoạt động của kho bãi, địa điểm nhằm hỗ trợ cơ quan Hải quan nhiều hơn trong quá trình hiện đại hóa hải quan.”

“Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đang từng bước quản lý chặt chẽ việc trung chuyển hàng hóa và kiểm tra, giám sát hàng hóa ở các kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa xa cửa khẩu. Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra, tiến hành giám sát thường xuyên việc chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu từ kho bãi, địa điểm đến địa điểm xuất hàng hóa đối với cửa khẩu đường bộ tránh hiện tượng gian lận thương mại, buôn lậu qua chuyển tiếp hàng hóa.

Đã quan tâm, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sử dụng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý phù hợp tác động lên hoạt động của kho bãi, địa điểm nhằm đạt mục tiêu quản lý kho bãi, địa điểm chuyên nghiệp và hiệu quả.”

2.3.2 Hạn chế

Hoạt động của các kho bãi, địa điểm trên địa bàn còn manh mún và chưa thực sự hỗ trợ công tác quản lý của cơ quan Hải quan. Phần lớn kho bãi, địa điểm chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò , vị trí của kho bãi, địa điểm nên chưa có sự đầu tư về trang bị vật chất phục vụ hoạt động mà chỉ dừng lại ở điều kiện duy trì điều kiện vật chất đáp ứng nhu cầu kinh doanh theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP. Việc tuyển dụng và bồi dưỡng nhân viên đủ kiến thức và năng lực chưa bảo đảm mà chỉ thực hiện các công việc cơ bản trong kho bãi để hưởng phí dịch vụ, cũng do đó mà việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan quan lý Nhà nước và cộng đồng kho bãi, địa điểm gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động của kho bãi, địa điểm chưa đảm bảo độ tin cậy cho các doanh nghiệp XNK khi sử dụng dịch vụ, thực tế có nhiều trường hợp chủ hàng khó khăn trong việc giao nhận hàng hóa và phải trả một số phí ngoài hợp đồng kiến họ không hài lòng. Các doanh nghiệp ở Cao Bằng là doanh nghiệp nhỏ và chưa thật sự hiểu biết về pháp luật do tiền thân xuất phát là các thuong nhân cá nhân hoặc hộ gia đình. Trình độ quản lý và khả năng thích ứng của các kho bãi, địa điểm còn thấp chưa thể hiện tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao.”

“Vấn đề phân cấp quản lý, thẩm quyền quản lý và phối hợpgiữa các lực lượng liên quan còn chưa rõ ràngdẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra chưa rõ ràng nhiều khi gây khó khăn. Sở công thương quản lý kho bãi kinh doanh hàng hóa TNTX thực phẩm đông lạnh có điều kiện quy định riêng trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các kho bãi này lại được các doanh nghiệp có mã số kinh doanh hàng hóa TNTX thực phẩm đông lạnh thuê lại của kho bãi, địa điểm do cơ quan Hải quan quản lý. Tuy có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, song các thông tin trao đổi chưa được kết nối qua hệ thống nội bộ, việc trao đổi thông tin chủ yếu thực hiện bằng văn bản. Hiện nay, chỉ có hệ thống quản lý rủi ro (RM2) có chức năng nhận thông tin từ cơ quan Thuế (T2T) và ngược lại, nhưng các thông tin không đầy đủ và việc kết nối qua hệ thống máy chủ thường xuyên bị đình trệ.Sự phối hợp công tác giữa Cục Hải quan, Cục Chống

buôn lậu (Tổng cục hải quan), Chi cục Hải quan các địa phương, các cơ quan quản lý thị trường, Cảnh sát bảo vệ môi trường, Bộ đội Biên phòng chưa thống nhất cách giải quyết, chức năng giải quyết công việc còn chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng, quản lý của từng ngành gây khó khăn cho công tác quản lý hàng hóa trên địa bàn. Mặc dù Cục Hải quan Cao Bằng đã ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông tin giữa lực lượng và khâu thông quan.Tuy nhiên, việc phối hợp giữa lực Cục với các đơn vị Hải quan ở khâu thông quan chưa được chặt chẽ, còn nặng tính hình thức, dẫn đến việc phân tích và xử lý thông tin tại khâu sau thông quan gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và nhân lực, hiệu quả thấp.”

“Nguồn thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan: chủ yếu được khai thác từ các chương trình phần mềm quản lý nghiệp vụ như: Số liệu XNK; GTT22 (GTT01); KT559; STQ01... tuy nhiên, các chương trình này đã được xây dựng từ lâu, qua nhiều lần nâng cấp nhưng vẫn còn lạc hậu, chưa tích hợp thống nhất dữ liệu và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Ví dụ: Chương trình quản lý giá tính thuế GTT22 (GTT01) sau một khoảng thời gian nhất định dữ liệu được chuyển vào kho lưu trữ, đến khi kiểm tra sau thông quan không khai thác được dữ liệu liên quan để so sánh với dữ liệu đang kiểm tra. Hạn chế này gây khó khăn, kéo dài thời gian khi kiểm tra sau thông quan đánh giá tính trung thực của doanh nghiệp.Mặt khác, hệ thống VASSCM bên cạnh việc hỗ trợ công tác tuần tra kiểm soát, chống buôn lậu nhưng đồng thời cũng gây khó khăn, làm cản trở hoạt động trung chuyển, ngoài những địa điểm giám sát trực tuyến còn cần cán bộ Hải quan giám sát việc thực xuất các lô hàng di chuyển đến các cửa khẩu lối mở. Việc qua định xác nhận hàng hóa thực xuất hết theo quy định 1966/2016/QĐ-TCHQ là hàng hóa đó đã vận chuyển hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trên hệ thống VNACCS/VCIS là xác nhận thực xuất (BIA). Tuy nhiên, theo quy định về nghiệp vụ trên Hệ thống giám sát tự động VASSCM chỉ là việc đưa hàng ra (getout) khỏi kho bãi, địa điểm.

“Về nguồn nhân lực quản lý còn thiếu do chủ trương tinh giảm biên chế của Bộ Tài Chính nên từ năm 2015 đến nay Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng không có chỉ tiêu tuyển nhân sự mới, đội ngũ cán bộ đã lớn tuổi.Trình độ của đội ngũ cán bộ,

công chức Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng tuy đã không ngừng được nâng cao với những yêu cầu đòi hỏi của đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng lớn và phức tạp. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận cán bộ, công chức trình độ còn yếu, hạn chế không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động Hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt là đội ngũ về sử dụng và làm chủ các phương tiện ký thuật hiện đại. Điều này thể hiện là cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin có được trang bị mới nhưng chưa đồng bộ và hiện đại, thiếu cán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng (Trang 70)