tại Việt Nam
2.2.2.1. Tác động của thương mại điện tử tới Logistics
Hiện nay TMĐT và logistics TMĐT ngày càng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Để theo kịp xu hướng thế hướng thế giới và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, TMĐT ngày càng cải thiện mang lại vị thế vững chắc. Thực tế cho thấy, số lượng hàng hóa giao dịch trực truyến tăng nhanh. Điều này đặt ra yêu cầu cao cho ngành logistics TMĐT để có thể đáp ứng tốt. Ngành logistics TMĐT ngày càng phải cải tiến phương thức cung cấp dịch vụ để đạt hiệu suất và chất lượng cao.
TMĐT dù được giao dịch trực tuyến, nhưng đối với các sản phẩm hữu hình thì phải cần đến vai trò của logistics. Logistics đóng góp một phần không nhỏ liên kết TMĐT và người tiêu dùng, giúp quá trình từ sản xuất đến phân phối diễn ra thuận lợi trên phạm vi quốc gia và toàn thế giới. Hệ thống logistics là một bước tiến của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa phương thức trong toàn bộ quá trình lưu thông và phân phối hàng hóa. Hiện nay quy mô của trường logistics TMĐT Việt Nam lên tới 560 triệu USD (theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới). Đây là hoạt động sẽ đem đến doanh thu khổng lồ nếu các công ty đầu tư đúng cách và hiệu quả. Lượng hàng hóa càng nhiều, nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics càng cao. Logistics TMĐT Việt Nam hiện nay đang có những bước thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng được lượng hàng hóa gia tăng không ngừng nghỉ của TMĐT.
2.2.2.2. Thời gian đáp ứng đơn hàng
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, bên cạnh chi phí họ còn quan tâm tới thời gian nhận hàng trong các giao dịch trực tuyến. Hiện nay có nhiều người sẵn sàng trả thêm tiền để được nhận hàng nhanh chóng. Đó là một trong những nhân tố tác động tới doanh thu TMĐT và cũng là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định liệu khách hàng có tiếp tục mua sắm trực tuyến không. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp logistics TMĐT ngày càng phải cải thiện hiệu suất và chất lượng hơn. Hơn nữa cần có sự liên kết chặt chẽ của doanh nghiệp TMĐT và doanh nghiệp logistics TMĐT. Lazada, Shopee... cam kết giao hàng trong ngày để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, nhìn chung thời gian vận chuyển các đơn hàng trực tuyến còn dài. Với những đơn nội địa, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện dưới 3 ngày chiếm 24,47%. Từ 4 - 10 ngày chiếm tới gần 33% và từ 11 - 20 ngày chiếm 6,38%. Có tới 12,77% doanh nghiệp thực hiện đơn nội địa trên ba tuần (từ 21 - 30 ngày).
Biểu đồ 2.4. Thời gian thực hiện đơn hàng nội địa
Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2020
2.2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống Logistics
Hệ thống logistics ở Việt Nam gồm các trung tâm phân phối, trung tâm hoàn tất đơn hàng, trung tâm cung ứng dịch vụ vận tải, trung tâm cung ứng dịch vụ logistics đa chức năng.
Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng số hóa trong tương lai, TMĐT Việt Nam đang tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống logistics. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải đường bộ giúp kiểm soát được lịch trình, tuyến đường, nắm được thời gian vận chuyển. Tiếp theo là giải pháp tự động hóa giúp tối ưu khả năng lưu trữ của kho hàng, đẩy nhanh hoạt động giao hàng chặng cuối. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tất cả các khâu hoạt động.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics là điều tất yếu hiện nay. Điều này giúp doanh nghiệp logistics hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh và tốc độ vận chuyển các đơn hàng trực tuyến. Một số doanh nghiệp như Hateco logistics, Vietnam Post, Tân Cảng Sài Gòn, Viettel post, Gemadept... đã đạt hiệu quả cao trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp TMĐT diễn ra thuận lợi.
2.2.2.4. Ảnh hưởng của Logistics thương mại điện tử trong thời gian dịch bệnh
Covid 19 diễn ra
Khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, nhà nước yêu cầu giãn cách xã hội. Điều này đã tác động lớn tới thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hình thức mua hàng trực tuyến thay vì mua hàng truyền thống như trước kia, kích thích các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực TMĐT nhiều hơn. Các doanh nghiệp logistics sẽ phát huy hết khả năng của mình để cải thiện chất lượng dịch vụ giao hàng, thúc đẩy TMĐT tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Từ tháng 2 - 4/2020 là thời điểm chống dịch đỉnh điểm của Việt Nam. Nhiều nơi đã thực hiện dãn cách xã hội, tránh tập trung đông đúc. Đây có thể xem là cơ hội lớn để các trang TMĐT hoạt động mạnh mẽ. Các sàn TMĐT như Tiki, Sendo, Lazada, Shopee. có lượt truy cập cao, số lượng đơn tăng nhanh. Các mặt hàng được mua sắm chủ yếu trong thời gian này gồm: khẩu trang, thiết bị y tế, nước rửa tay, thực phẩm.. Điều đó đã giúp hoạt động logistics không bị ảnh hưởng quá nặng nền bởi đại dịch Covid- 19.
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, TMĐT trong năm 2020 vẫn tăng trưởng nhanh. Kết quả đó có được là nhờ sự phối hợp, nỗ lực của cả doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp TMĐT. Bên cạnh đó, khi biên giới được giao thương bình thường, TMĐT còn tăng chóng mặt hơn. Trong ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020, các nền tảng trực tuyến của Online Friday có trên 113 triệu lượt tương tác và đạt 3,7 triệu đơn hàng được thực hiện trong 60 giờ, tăng 267% so với cùng thời kỳ.
2.2.2.5. Các bên tham gia vào thị trường Logistics thương mại điện tử
Tham gia logistics TMĐT gồm hai nhóm chính: thứ nhất là bộ phận logistics nội bộ của các sàn TMĐT và thứ hai là các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL). Hiện nay 3PL đang chiếm tỷ trọng cao, các nhà kinh doanh TMĐT thường có xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics.
Bộ phận logistics nội bộ của các sàn TMĐT
Trong giao dịch mua sắm trực tuyến, việc vận chuyển hàng hóa hữu hình là một yếu tố rất quan trọng. Liệu khách hàng có hài lòng và tiếp tục mua sắm trực tuyến hay không một phần là do hoạt động vận chuyển quyết định. Nhận thấy tầm quan trọng đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh TMĐT đã tự phát triển hệ thống logistics để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng khắt khe của khách hàng.
Lazada và Tiki là hai sàn TMĐT lớn đã tự thực hiện hoạt động logistics, thông qua Lazada E-Logistics Express và Tiki Now. Các hoạt động logistisc của họ bao gồm nhập kho, đóng gói và vận chuyển.
Các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (3PL)
Dịch vụ 3PL rất phổ biến hiện nay, các trang TMĐT hàng đầu như Sendo, Shopee đang sư dụng dịch vụ này là chủ yếu. Hàng hóa từ các trang TMĐT này được vận chuyển chủ yếu thông qua các công ty vận chuyển 3PL mà họ hợp tác, ví dụ như DHL, giaohangtietkiem, VN Post...
3PL là một thị trường tiềm năng, thu hút nhiều doanh nghiệp gia nhập. Vì vậy ngoài các doanh nghiệp bưu chính truyền thống, hiện nay còn bao gồm các công ty khởi nghiệp. Thị trường này đang cạnh tranh mạnh mẽ.
Chuyển phát nhanh truyền thống: VN Post, EMS, Viettel Post
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông tại Việt Nam đã thay đổi để đưa ra hoạt động logistics phù hợp với xu thế. Với những ưu điểm lớn như mạng lưới bưu điện có mặt trên mọi tỉnh thành và năng lực cao, họ thường vận chuyển ở phạm vi rộng (toàn quốc và cả quốc tế). Họ đưa ra mức chi phí cạnh tranh và có thể vận chuyển tới mọi vùng nông thôn.
Tuy nhiên do việc ứng dụng công nghệ còn hạn chế nên việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp này có tốc độ chậm hơn so với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trên thực tế, sự tham gia của các doanh nghiệp này trong việc đáp ứng TMĐT chưa đạt hiệu quả cao. Họ chủ yếu thực hiện các dịch vụ chuyển phát nhanh thông thường. Như vậy khả năng để các doanh nghiệp này phát triển tiếp rất cao. Họ cần đầu tư hơn vào việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu suất, chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh.
Các start-up giao hàng (doanh nghiệp khởi nghiệp)
Logistics TMĐT là một thị trường mà nhiều doanh nghiệp muốn gia nhập. Hiện nay nhiều start-up đã tham gia để góp phần giải quyết những vấn đề đang gặp phải của TMĐT và khách hàng mua sắm trực tuyến. Theo xu hướng, họ đầu tư tài chính để ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, mang lại hiệu quả cao và tăng khả năng cạnh tranh. Thậm chí họ chấp nhận chịu lỗ để giành được thị phần trong một vài năm đầu.
Các start-up tập trung đầu tư vào hệ thống kho bãi, phương tiện giao hàng. Và một trong những điểm mới của các start-up là hình thành mô hình điểm lấy hàng. Khách hàng có thể nhận hàng tại một địa điểm bất kỳ và chủ động về thời gian chứ không cần chờ nhận hàng từ công ty vận chuyển. GHN là một doanh nghiệp đi đầu trong việc ứng dụng mô hình này. Họ xây dựng các điểm lấy hàng ở những nơi thuận lợi như Circle K, Vinmart.... Với mô hình này, họ có thể giao hàng với hiệu suất cao, nhanh chóng.
Tại những thành phố lớn, các công ty này có thể chuyên chở hàng nhanh chóng với chi phí cạnh tranh. Tuy nhiên đối với những đơn hàng ở vùng nông thôn, họ vẫn phải liên kết với các công ty bưu chính viễn thông do mạng lưới của họ chưa phủ rộng trong toàn quốc.
Hình 2.3. Một số công ty lớn về logistics thương mại điện tử tại Việt Nam _ộ ð Iiki TIKI Laz DHL .ZRΛftt. FedEx FecEx Shopee Shopee Sendo Sendo OW Scommerce SC®MMERCE
XiN Post Ninja ?njnja
Viettel Post GHTK
Nguồn: Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 2020
2.2.2.6. Dịch vụ Logistics phục vụ thương mại điện tử tiêu biểu
Chuyển phát nhanh
Đây là hình thức có sự cam kết thời gian giao hàng đến tay người nhận. Là dịch vụ chuyển thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp như Viettel Post, VN Post... Nhờ đầu tư công nghệ mà hiện nay hoạt động chuyển phát nhanh có nhiều hình thức mới như: dịch vụ “NowShip” của Foody.vn, giao hàng siêu tốc của Lazada, Tiki Now của Tiki và giao hàng siêu tốc của Sendo. Đây là hình thức dành cho khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nội thành với 3 tiêu chí: Tiết kiệm - Hỏa tốc - Đảm bảo.
Giao hàng thu tiền (COD)
Đây là một hình thức rất phổ biến hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp logistics TMĐT đều cung cấp dịch vụ này. Năm 2017, số tiền thu hộ của công ty Giao Hàng Nhanh lên tới 400 triệu USD.
Dịch vụ này xuất hiện do người tiêu dùng lo ngại về chất lượng và vấn đề giao hàng khi tham gia mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, có nhiều khách hàng không sử dụng các dịch vụ internet banking, không quen thanh toán online. Chính vì vậy,
dịch vụ COD trở thành một sự lựa chọn phù hợp, thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn và tăng niềm tin đối với các doanh nghiệp TMĐT.
Trong dịch vụ này, lợi ích của khách hàng được đảm bảo tối đa. Trước khi thanh toán, khách hàng sẽ được xem hàng, nếu đúng sản phẩm mình đặt thì mới thanh toán. Họ cũng có thể từ chối nhận hàng khi hàng hóa không đúng chủng loại, kích cỡ, bị lỗi.... Khi đó, hàng hóa sẽ bị chuyển về trả lại cho người bán. Quy định về việc xem hàng phụ thuộc riêng vào nội bộ của từng nhà kinh doanh trực tuyến.
Dịch vụ giao hàng chặng cuối
Là việc vận chuyển hàng hóa tới điểm giao hàng cuối cùng hay chính là người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định tới sự hài lòng của khách hàng ngoài chất lượng sản phẩm ra.
Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một dịch vụ nên nhu cầu của khách hàng càng cao. Ngoài chi phí vận chuyển, thời gian là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh trong giao hàng chặng cuối. Mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu riêng, có người muốn giao hàng ngay trong ngày hoặc ngay hôm sau. Chi phí của việc giao hàng chặng cuối chiếm đến 28% tổng chi phí vận chuyển hàng hóa (theo nghiên cứu của Datexcorp). Việc đáp ứng tốc độ vận chuyển, chi phí vận chuyển và chất lượng là những yếu tố tỷ lệ thuận với nhau. Nếu thời gian và chi phí được đáp ứng tốt thì chất lượng dịch vụ cũng được đánh giá cao.