TMĐT Việt Nam tăng trưởng nhanh, tiềm năng có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên bên cạnh đó, TMĐT Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Phương thức thanh toán được sử dụng chủ yếu hiện nay là COD (86%). Nguyên nhân hình thức thanh toán này được sử dụng nhiều phần lớn là do niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến chưa cao. Và mặc dù đã sử dụng phương thức thanh toán này nhưng tỷ lệ người mua hoàn trả sản phẩm vẫn cao. Trung bình tổng giá trị hàng hóa hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng chiếm tỷ lệ 13% (theo EBI 2019) và có những doanh nghiệp lên tới 26%. Đây là một trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp TMĐT.
Theo “Sách trắng Thương mại điện tử 2020” thống kê được, có 55% người tiêu dùng hài lòng với hình thức mua sắm trực tuyến. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp TMĐT còn phải chinh phục một lượng lớn khách hàng nữa. Trở ngại lớn nhất khiến người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng đó là chất lượng hàng hóa. Hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là các hàng không được cấp phép chưa kiểm soát tốt. Ví dụ như việc bản đồ “lưỡi bò” được đăng bán trên sàn TMĐT Shopee và sau đó cơ quan chức năng đã thu giữ được 30 thùng có bản đồ “lưỡi bò”.
Những e ngại của khách hàng khi mua hàng trực tuyến chủ yếu là sự lo ngại về chất lượng sản phẩm kém so với quảng cáo chiếm tới 72%. Và bên cạnh đó còn nhiều trở ngại khác như: sợ thông tin cá nhân bị tiết lộ (chiếm 58%), giá cả đắt hơn so với mua trực tiếp hoặc không rõ ràng (42%), dịch vụ chăm sóc khách hàng còn kém (27%), cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối (26%), các hình thức thanh toán phức tạp (12%), ...
Biểu đồ 2.3. Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến
Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử 2020
Bên cạnh đó lý do khiến người tiêu dùng chưa tham gia mua sắm trực tuyến là tới trực tiếp của hàng thuận tiện hơn (chiếm tới 55%), không xác định được chất lượng hàng hóa chiếm 47%, chưa tin tưởng đơn vị bán hàng chiếm 40% (Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam).