CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC

Một phần của tài liệu 829 những rào cản của dệt may việt nam vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 62)

CÁC QUY ĐỊNH CỦA MỸ

Đứng trước các rào cản của Mỹ trong việc xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp dệt may đã nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình về vấn đề trách nhiệm xã hội, vấn đề môi trường,. chủ động nắm bắt các rào cản mà phía nước nhập khẩu đưa ra. Về vấn đề trách nhiệm xã hội, phần lớn các doanh nghiệp đã không sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động, không có sự phân biệt đối xử đối với người lao động, thời gian làm việc của người lao động không vượt so với quy định,... Các tiêu chuẩn về chất lượng như ISO 9000 cũng được doanh nghiệp nắm bắt. Về vấn đề môi trường, các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư máy móc hiện đại để hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Có thể kể đến công ty may Việt Tiến, công ty đã đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất, cũng như đổi mới cách quản lí và quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Tại xưởng may của công ty, các công nhân làm việc trong môi trường thoáng mát,

sạch sẽ; dây chuyền may ở đây được quản lí hiện đại, có cả thiết bị kiểm tra tình trạng kĩ thuật của kim may để nhằm hạn chế tai nạn xảy ra đối với người lao động trong quá trình làm việc. Các yếu tố trên được công ty Việt Tiến đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như các yêu cầu của Mỹ như: tiêu chuẩn WRAP, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội như SA 8000... Cùng với công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè cũng đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn như WRAP, SA 8000 cũng được doanh nghiệp coi trọng,. May Nhà Bè không chỉ coi trọng mục tiêu là kinh doanh mà còn chú trọng vào việc cải thiện mức sống cho người lao động. Đội ngũ lao động ở May Nhà Bè được đào tạo lành nghề nên có đủ năng lực để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp khác cũng đã làm được những điều kể trên.

Trước các quy tắc về xuất xứ, các doanh nghiệp dệt may cũng đã mạnh dạn hơn trong việc xây dựng chuỗi liên kết, đó là phát triển chuỗi cung ứng từ sợi, dệt vải và cắt may. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư cho nguyên liệu, tránh việc quá phụ thuộc vào nhập nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài; đảm bảo về yêu cầu xuất xứ để xuất sang các thị trường như Mỹ và các nước yêu cầu xuất xứ khác.

Một phần của tài liệu 829 những rào cản của dệt may việt nam vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w