Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 829 những rào cản của dệt may việt nam vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 63)

Trong tình hình thương mại quốc tế có nhiều rào cản như hiện nay, Chính phủ cần có một số các biện pháp sau để giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các thị trường khó tính yêu cầu, không chỉ riêng Mỹ.

- Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích để doanh nghiệp dệt may sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường.

- Cần có các chính sách giám sát xuất khẩu, có các biện pháp để doanh nghiệp tuân thủ theo các chính sách.

- Chính phủ cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế, của các nước trên thế giới về các tiêu chuẩn kĩ thuật.

- Tăng cường kí kết, tham gia các hiệp định trên thế giới để doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường, giảm được rủi ro do các rào cản gây ra cho doanh nghiệp.

nghiệp thực hiện theo luật pháp. Ví dụ như các quy định về môi trường, nếu các quy định

trong luật có tính răn đe hơn thì các doanh nghiệp sẽ không dám xả thải ra môi trường gây

ô nhiễm. Làm tốt các vấn đề về môi trường thì ngành dệt may sẽ dễ dàng trong việc tiếp

cận thị trường nước ngoài cũng như bảo vệ được môi trường trong nước.

- Có chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để ngành dệt may phát huy được vị thế của mình. Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần có thêm các chính sách cử cán bộ đi học ở nước ngoài để nâng cao trình độ hoặc mời các chuyên gia về giảng dạy các khóa dài hạn, ngắn hạn cho các Bộ, ban ngành, doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ quan cấp dưới có các chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may. Ví dụ như Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có các chính sách về cho vay vốn, cho vay dài hạn để doanh nghiệp có vốn mua máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Khó khăn trong tài chính, trong việc vay vốn cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp về các rào cản trong thương mại quốc tế. Một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong rào cản thương mại là do các rào cản này khó nhận biết, đa dạng. Ở nước ta, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về các rào cản thương mại do hệ thống thông tin cũng vẫn còn yếu. Vì vậy doanh nghiệp khó có khả năng hiểu rõ về các rào cản thương mại mà mình phải đối mặt. Sự trợ giúp của Chính phủ vào thời điểm đó là cần thiết đối với doanh nghiệp để có được thông tin đúng đắn.

- Chính phủ cũng cần có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp trước các trường hợp xảy ra tranh chấp, các vụ kiện.

Một phần của tài liệu 829 những rào cản của dệt may việt nam vào thị trường mỹ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w