Dịch bệnh COVID-19 và thị trường chứng khoán các nước

Một phần của tài liệu 797 nghiên cứu ảnh hưởng của dịch covid 19 đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30)

5. Ket cấu khóa luận

2.1. Dịch bệnh COVID-19 và thị trường chứng khoán các nước

2.1.1. Dịch bệnh COVID-19

Covid-19 là một dịch bệnh truyền nhiễm gây ra bởi tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng đến đời sống người dân của hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ khác trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Trước tình hình lây lan nhanh chóng trên phạm vi nhiều quốc gia của COVID-19, ngày 30/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu - công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống, giám sát, kiểm soát và phản ứng với dịch bệnh. Đây là lần thứ 6 trong lịch sử hoạt động WHO ban bố tình trạng khẩn cấp này.

Ngày 11/02/2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11/03/2020 theo giờ Việt Nam, WHO đã ra tuyên bố chính thức, gọi COVID-19 là “Đại dịch toàn cầu”.

Theo thống kê của WHO, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Ủy

ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), Trang thông tin điện tử của Trung Quốc (DXY) và Bộ Y Tế Việt Nam, tính đến ngày 28/4/2020, đã có hơn 3 triệu ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 217.000 ca tử vong. Trong số đó, có hơn 928.000 ca đã bình phục.

Phản ứng đáp trả của Chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu được nhanh chóng lên kế hoạch và tiến hành. Bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người,

cửa trường học, cơ quan và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích

người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ kiểu truyền thống sang hình thức trực tuyến qua các phần mềm hỗ trợ. Một số biện pháp cụ thể tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch, phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga, hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao, hành khách nhập cảnh sau khi khai báo y tế sẽ được chuyển ngay đến các khu cách ly tập trung,.. .Ngoài ra, các trường học lần lượt phải đóng cửa, ảnh hưởng đến 1,5 tỷ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay rất nghiêm trọng, bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.

Tại thời điểm hiện tại, hệ thống y tế thế giới cũng chưa phát triển thành công bất kì vaccine tiềm năng hay thuốc kháng virus nào để chống lại sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

h

φ Có dịch Không địch

ThltIUtnq Chlsi Thang ỉ Ting GIAm NgAy 2/3/2020 (điểm) NgAy31∕3∕2O2O(dlm)

DowJones 26/0312 21,917.16 -1792%

Nhiều giả thuyết đang được xem xét để truy ra nguồn gốc của loại virus gây ra đại dịch đang làm nhiều người tử vong trên thế giới này và nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn đại dịch COVID-19.

2.1.2. Thị trường chứng khoán các nước trên thế giới

TTCK thế giới lao đao trước tác động của dịch COVID-19, phải đối mặt với những biến động lớn chưa từng có, dịch bệnh đang lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc còn NĐT thì vô cùng hoang mang trước những diễn biến khó đoán, phức tạp có thể xảy ra tiếp theo trên thị trường.

Dịch COVID-19 hiện đang làm tê liệt một phần của nền kinh tế thế giới, trong đó có

Trung Quốc, quốc gia chiếm 20% GDP toàn cầu và cũng là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, còn tác động rất lớn đến Mỹ- cường quốc kinh tế siêu hùng mạnh và Ý- một thành viên của nhóm G7, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Đó là chưa kể đến Pháp- cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 6 trên thế giới, cũng có thể sẽ bị giống như nước Ý.

Do mối lo ngại về vấn đề dịch bệnh sẽ gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài đến nền kinh tế mà TTCK trên toàn cầu nói chung và đặc biệt là TTCK Mỹ nói riêng đã phải trải qua không chỉ một ngày “Thứ Hai đen tối” mà là rất nhiều phiên giao dịch tồi tệ như vậy. Giới đầu tư “tháo chạy” khỏi TTCK và đang tìm đến các tài sản hay các kênh đầu tư khác an toàn hơn.

Mặc dù NHTW các nước trên thế giới đã liên tục tung ra nhiều chính sách tiền tệ khác nhau để kích cầu nền kinh tế nhưng TTCK vẫn phản ứng rất chậm và tiếp tục đà giảm. Trong bối cảnh triển vọng về thị trường đầy rủi ro, việc các chính sách của Chính phủ và NHTW các nước không đủ để vực dậy TTCK là một vấn đề rất đáng quan ngại. Tâm lý NĐT cũng thể hiện rõ trên việc biến động liên tục giảm điểm của các chỉ số lớn. Chỉ trong tháng 03/2020, chỉ số Dow Jones của Mỹ đã giảm 17,92%, chỉ số CAC 40 của

W SWSOO 3J090J3 2/8459 -16/6% IMaq 8952.17 7/00.10 -1399% Anh FTSE100 6654 90 5672.∞ -14/7% MiAp CAC 40 5/3352 4/96.12 -17,58% Mt DAX 1195737 993534 -16/1% NhAtBAn Nlkkel 225 21/4408 18,91701 -11/7% Hóng Ktng HangSeng 26/9168 23,603.48 -10/2%

Trtng Quk Shanφal Composite 297093 2/5030 •7,43%

DAIloin Taiwan Wtlgheted 11,17046 9/0806 -1399%

HAnQuk Kospl Composite 290251 1/5464 -12/8%

Hình 2.2: Thị trường chứng khoán thế giới tháng 3/2020

Nguồn: Bloomberg

Một nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của dịch bệnh đến TTCK, theo số liệu thống

kê của hãng tin Reuters, tâm lý của NĐT trên TTCK cũng thể hiện rõ trong các phiên giao dịch diễn ra cùng thời kỳ bùng phát dịch SARS (01/11/2002 - 30/04/2003). Trên toàn cầu, hầu hết các chỉ số chủ chốt giảm điểm mạnh, cụ thể: chỉ số S&P 500 giảm 12,8%, chỉ số Shanghai Composite Index (SSE) giảm 9,8%, chỉ số Nikkei 225 giảm 15%, chỉ số DAX sụt giảm 27%, chỉ số Hang Seng và FTSE 100 giảm 13%. TTCK Việt Nam giảm gần 15%, tương đương mức vốn hóa TTCK mất gần 32 tỷ USD. Dịch SARS được khống chế trên toàn cầu vào tháng 07/2003 và ở Việt Nam ghi nhận vào cuối tháng

04/2003. Tính đến tháng 10/2003, sau ảnh hưởng của dịch, TTCK Việt Nam mới hình thành đáy và bắt đầu hồi phục. Trong khi đó, đối với Cuộc khủng hoảng Tài chính năm 2008, TTCK Việt Nam phải mất hơn 1 năm để tạo đáy vào tháng 03/2009 tại mốc hơn

Hình 2.3: Biến động chỉ số chứng khoán giai đoạn dịch SARS năm 2003

Nguồn: Reuters

Các TTCK trên thế giới đang phản ánh những diễn biến tiêu cực chưa từng có trong lịch sử. Theo như dữ liệu thị trường, thì chắc chắn TTCK sẽ phải chịu những tác động nặng nề hơn dịch SARS năm 2003 hay Khủng hoảng Tài chính năm 2008.

- Thị trường chứng khoán Mỹ

Trước nỗi ám ảnh lây lan toàn cầu của dịch COVID-19 sau khi hoành hành ở Trung Quốc, Chứng khoán Mỹ đã trải qua giai đoạn lịch sử với những cú sụt giảm nghiêm trọng. Hai chỉ số quan trọng là S&P 500 và Dow Jones liên tục giảm sâu và đánh dấu mức giảm tồi tệ nhất từ sau Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngày 13/03/2020, Tổng thống Mỹ Donal Trump - người đứng đầu Nhà trắng đã phát đi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do sự bùng phát của dịch COVID-19. Số ca nhiễm mới và số ca tử vong liên tục tăng hàng ngày, hàng giờ. Ban bố này của Tổng thống tạo điều kiện cho việc cung cấp, kêu gọi thêm các gói viện trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Đỉnh điểm ghi nhận được là kết phiên 16/03/2020, Chỉ số Trung bình Dow Jones Industrial giảm 2.997 điểm, tương đương mức giảm 12,93% - đánh dấu phiên giảm sâu

nhất kể từ “Ngày thứ Hai đen tối” 19/10/1987 đến nay. Cuộc tắm máu lịch sử trên thị trường phố Wall xảy ra khi các nhà kinh tế cũng như NĐT lo sợ trước những rủi ro mà dịch bệnh gây ra, cả về lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Kinahan cho rằng “Khi mọi người không biết cách định lượng mọi thứ, với tình cảnh

của chúng ta hiện nay, phản ứng đầu tiên là bán tháo sau đó mới đi tìm hiểu”. Chưa khi nào mà NĐT phải liên tiếp chứng kiến những phiên giao dịch rực lửa thể hiện rõ sự bi quan của thị trường như vậy. Không những thế, chứng khoán Mỹ phải liên tục “rút phích

điện” - tạm ngắt giao dịch theo cơ chế tự động vì mức độ sụt giảm quá sâu, dẫn đến việc

tạm dừng 15 phút trong giao dịch.

Và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử thị trường dầu mỏ, giá dầu WTI hợp đồng tương

lai tháng 5, đáo hạn ngày 21/04/2020, đã giảm xuống hơn 100% và xuống mức âm 37,63

USD/thùng trong phiên ngày 20/04/2020. Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu

dầu đã cạn kiệt do tình trạng phong tỏa diễn ra trên khắp thế giới.

Một điểm đáng chú ý trong thời gian này là hai nhân viên của NYSE đã dương tính với virus SARS-CoV-2, khiến cơ quan này phải ra quyết định tạm thời đóng cửa 1 thời gian ngắn và hoàn toàn chuyển sang giao dịch điện tử. TTCK đã nhiều lần đóng cửa trong những năm qua, ví dụ như trong Thế chiến II, nhưng đây được ghi nhận là lần đầu tiên sàn giao dịch vật lý tại Big Board - biệt danh riêng của sàn NYSE tạm ngừng hoạt động trong khi giao dịch điện tử vẫn tiếp tục diễn ra.

Mỹ ghi nhận tổng số người xin trợ cấp thất nghiệp lên mức 30,3 triệu chỉ trong vòng 6 tuần. Doanh số tiêu dùng của người dân trong tháng 3 cũng giảm tới 7,5% so với cùng

TTCK Mỹ biến động vô cùng mạnh mẽ trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra. Biến động giảm mạnh ảnh hưởng bởi những tin tức tiêu cực gây tâm lý hoảng loạn cho NĐT như số ca nhiễm và tỷ lệ ca tử vong tăng đột biến, biến động xấu của giá dầu, tỷ lệ thất nghiệp, đóng cửa nhiều cửa hàng, doanh nghiệp,... Biến động tăng mạnh do ảnh hưởng bởi những tin tức tích cực như triển vọng về thuốc điểu trị COVID-19, kì vọng nền kinh tế Mỹ nhanh chóng mở cửa trở lại, các gói cứu trợ hay giảm lãi suất xuống

mức thấp để hỗ trợ người dân, hỗ trợ nền kinh tế.

Ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục nhưng TTCK Mỹ vẫn có những phiên bất thường tăng điểm mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trong tháng 04/2020, chỉ số S&P 500 tăng 12,7% - mức tăng tính trong tháng lớn thứ 3 kể từ sau Thế chiến II. Chỉ số Dow Jones ghi nhận tăng 11,1% - mức tăng tích cực nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 15,5% - tháng tăng nhiều nhất kể từ tháng 06/2000.

Oa 19 Nov 19 Dec 19 Jan 20 FeO 20 Mar 20 Apr 20 May 20

Hình 2.4: Chứng khoán Mỹ bứt phá trong tháng 04/2020

Nguồn: CNBC

- Thị trường chứng khoán Châu Âu

Từ đầu năm 2020 đến nay, chỉ số các TTCK lớn ở châu Âu đã sụt giảm khoảng 20%

do tác động kép của dịch COVID-19 và tình trạng giá dầu tuột dốc. Báo chí kinh tế châu

thống Mỹ Donal Trump ban hành lệnh cấm đi lại từ các nước châu Âu sang Mỹ trong vòng một tháng để đối phó với dịch COVID-19. TTCK châu Âu lao dốc mạnh, bao trùm

trong sắc đỏ khi vừa mở cửa trong phiên 12/03. Qua đó làm dấy lên lo ngại kinh tế thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng, suy thoái trầm trọng.

Chỉ số thị trường Franfurt đã sụt giảm đến mức 7.94% - mức sụt giảm mạnh nhất kể

từ cuộc tấn công khủng bố 11/09/2001 tại Hoa Kỳ. Thị trường London cũng “bay màu” 7,69%. Riêng Paris mất đến 8,39%, nặng nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008. Chỉ số Stoxx Europe giảm 11.5%, nhiều hơn cả con số 8% của hồi khủng hoảng năm 1987. Chỉ số DAX của Đức lao dốc 12,2% sâu hơn cả vụ tấn công ngày 11/9. Chưa khi nào các NĐT tài chính lại mất mát nhiều như vậy.

Kiyoshi Ishigane (trích dẫn trong Bloomberg) đã phân tích: “Các thị trường tài chính

đang trông chờ rất nhiều vào các biện pháp của châu Âu huy động ngân sách để kích thích tiêu dùng và hỗ trợ kinh tế.”

- Thị trường chứng khoán châu Á

Trong những phiên giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ Tết, hầu hết các TTCK chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm, trong bối cảnh lo ngại những tác động tiêu cực từ dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Những NĐT muốn phòng ngừa rủi ro do dịch bệnh đã chấp nhận bán tháo trên toàn cầu bất chấp giá cổ phiếu giảm sâu tới mức 20-30%.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc ngày 19/03/2020 ghi nhận sụt giảm 8,12%, rơi về mốc

1439.43 điểm, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thời điểm đó, Sàn chứng khoán Hàn Quốc đã ngắt mạch điện, tạm thời dừng toàn bộ giao dịch trong vòng 20

Tại Indonesia, Sở Giao dịch chứng khoán Indonesia cũng đã phải tạm ngừng giao dịch khi chỉ số Jakarta Composite giảm đến ngưỡng hơn 5%.

Tại TTCK Australia, chỉ số S&P/ASX 200 cũng ghi nhận mức giảm sâu về vùng 4500 điểm.

Tại Trung Quốc đại lục, nơi bùng phát dịch đầu tiên trên thế giới, đang đứng trước năm 2020 đặc biệt khó khăn khi dịch bệnh COVID-10 đã và đang tác động tiêu cực đến TTCK, bên cạnh đó còn tiếp đà suy giảm do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kể từ năm 2018. Mặc dù cuối tháng 03/2020, Trung Quốc đã tạm thời khống chế được dịch bệnh lây lan ở phạm vi trong nước, nhưng việc dịch bệnh đang lan rộng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là nguyên nhân lớn tác động đến TTCK Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bị “co lại” kể từ những năm 70 của thế kỷ XX. Theo đánh giá của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), dịch COVID-19 có thể làm Trung Quốc giảm 0,5 - 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP thực tế năm 2020, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến là ngành du lịch và vận tải, hàng không. Toàn bộ hoạt động sản xuất đã phải ngưng trệ trong tháng 02/2020.

TTCK Việt Nam cũng có những phiên giảm điểm đi vào lịch sử. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bloomberg đưa ra thì kể từ đầu tháng 04/2020, VN-Index đã hồi phục 15% và trở thành chỉ số chứng khoán có diễn biến tốt nhất trên thế giới. Kết quả này có được là nhờ những biện pháp can thiệp mạnh và kịp thời để ứng phó với dịch của Chính phủ Việt Nam. NĐT nhận thấy điều này và dần có niềm tin vào sự phục hồi của thị trường hơn.

2.2. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 23/01/2020 - 13/02/2020, ghi nhận 16 ca nhiễm bệnh và được chữa khỏi. Giai đoạn 2 từ

Một phần của tài liệu 797 nghiên cứu ảnh hưởng của dịch covid 19 đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w