Hoạt động kinh doanh của Công Ty Phát TriểnSản Phẩm Sáng Tạo Việt xxx

Một phần của tài liệu 781 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư phát triển của công ty cổ phần phát triển sản phẩm sáng tạo việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 87)

5. Kết cấu của đề tài

2.2 Hoạt động kinh doanh của Công Ty Phát TriểnSản Phẩm Sáng Tạo Việt xxx

2.2.1 Hoạt động, sản phẩm và dịch vụ

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồng hồ phụ kiện, với các ngành nghề như sau:

- Khảo sát, phát triển sản phẩm đồng hồ, vòng tay.

- Phân tích thử nghiệm chất liệu, kiểm nghiểm chất liệu sử dụng trong đồng hồ - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.

- Sản xuất linh kiện, phụ kiện sử dụng trong đồng hồ, vòng tay.

Trong đó, công ty tập trung vào sản xuất kinh doanh đồng hồ, phụ kiện và vòng tay. Nhà máy sản xuất của công được đặt ở nước thứ 3 là Trung Quốc. Các dòng đồng hồ của công ty rất đa dạng bao gồm 129 sản phẩm màu sắc khác nhau, trong đó có 6 dòng đồng hồ khác nhau, 3 dòng dành cho Nam, 3 dòng dành cho Nữ.

2.2.2 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt

a. Quy mô vốn kinh doanh

Để có một cái nhìn khái quát về công tác sử dụng vốn của Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt, ta sẽ phân tích trước về quy mô vốn kinh doanh và kết cấu vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ 2016-2018 được thể hiện qua số liệu trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Bảng quy mô và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

Vốn cố định 230,069,460 14 280,763,139 13 440,091,978 21 50,693,678 22 159,328,839 57 Tổng số vốn 1,617,840,48 0 10 0 2,241,664,1 96 10 0 3,569,289,4 61 10 0 623,823,71 5 3 9 1,327,625,26 5 5 9

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng vốn đầu tư phát triển

1,617,840,480 100

% 2,241,664,196 100% 3,569,289,461 100%

Mức tăng liên hoàn - - 623,823,715 1,327,625,265

Tốc độ tăng liên hoàn - - 39% 59%

Nguồn: Đơn vị kế toán độc lập

Qua các số liệu thể hiện trên bảng 2.2, ta có thể thấy trong giai đoạn 3 năm hoạt động từ 2016 đến 2018, các chỉ số về vốn của Công ty bao gồm vốn lưu động, vốn cố định và tổng số vốn đều có xu hướng tăng. Trong tổng số vốn của công ty, tỷ trọng vốn cố định thay đổi theo chiều hướng giảm dần trong khoảng từ 12 - 14% so với tổng số vốn. Bên cạnh đó, phần còn lại của tổng số vôn kinh doanh là vốn lưu động với tỷ trọng thay đổi trong khoảng 86 - 88% so với tổng số vốn.

Dựa trên số liệu của bảng kết cấu vốn của Công ty cổ phần Phát triển Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018, ta có thể thấy tổng số vốn năm 2017 là 2,241,664,196 đồng, tăng 623,823,715 đồng tương ứng với 39% so với năm 2016. Với ảnh hưởng từ mức tăng lên của tổng vốn, 2 chỉ tiêu vốn cố định và vốn lưu động năm 2017 cũng đồng loạt tăng lần lượt lên mức 22% tương ứng 50,693,678 đồng và 41% tương ứng 573,130,037 đồng.

Năm 2018, các chỉ tiêu về vốn cũng đồng loạt tăng vượt mức với tỷ trọng lớn

chương trình Sharktank. Tổng số vốn năm 2018 tăng 1,327,625,265 đồng tương ứng 59% so với năm 2017. 2 chỉ tiêu về vốn lưu động và vốn cố định cũng đồng loạt tăng lần lượt lên 1,168,296,426 đồng và 159,328,839 đồng.

Ta có thể thấy qua 3 năm hoạt động, tình hình kinh doanh của công ty có rất nhiều chuyển biến tích cực. Các khoản mục về vốn kinh doanh đều có xu hướng tăng rất lớn và đặc biệt vào năm 2018.

b. Quy mô vốn đầu tư phát triển

Bảng 2.5: Bảng quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Đơn vị kế toán độc lập

Qua bảng số liệu 2.3 về Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty cổ phẩn Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016 - 2018, ta có thể thấy nhìn chung qua 3 năm hoạt động, quy mô của tổng vốn đầu tư có xu hướng tăng.

Xét trong năm 2016 năm đầu tiên công ty đưa vào hoạt động, tất cả phần vốn kinh doanh được sử dụng để đem đi đầu tư cho cả 4 khoản mục bao gồm tài sản cố định, nguồn nhân lực, hàng tồn trữ và hoạt động marketing. Với đặc điểm của 1 doanh nghiệp thương mại, công ty không sở hữu bất kỳ tài sản cố định nào mà chủ yếu đi thuê các bên trung gian để đặt hàng sản xuất các sản phẩm do đó công ty sẽ không phải đầu

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

tư cho tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc mà chủ yếu là các khoản đầu tư thuê trụ sở, cửa hàng, thiết kế mặt bằng điển hình là trụ sở văn phòng làm việc và cửa hàng đầu tiên của công ty tại Hà Nội. Bên cạnh đó, với các khoản mục đầu tư về hàng tồn trữ, do công ty không sở hữu bất kỳ xưởng sản xuất nào nên toàn bộ thành phẩm và nguyên vật liệu sẽ được công ty nhập về và lưu kho để giảm thiểu rủi ro cho việc gia tăng của giá hoặc nhằm bắt kịp cơ hội khi mở rộng thị trường.

Với năm 2017, khoản mục tổng vốn đầu tư phát triển tăng thêm 39% (623,823,715 đồng) tương ứng với tổng vốn đầu tư phát triển mới bằng 2,241,664,196 đồng. Ở thời điểm này so với năm trước, công ty đã bán hết tất cả thành phẩm dự trữ và phải đầu tư sản xuất tiếp 1 sản lượng thành phẩm lớn hơn so với sản lượng công ty đã đặt hàng sản xuất năm 2016. Bên cạnh đó, công ty có đầu tư để thuê mặt bằng và thiết kế mở thêm 1 cửa hàng tại Hà Nội. Phần còn lại trong vốn đầu tư của năm 2017 dành cho hoạt động marketing như các chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại và đầu tư nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo và chính sách thưởng, phúc lợi cho nhân viên.

Cuối cùng, năm 2018 là năm công ty có nguồn vốn đầu tư tăng cao nhất trong 3 năm hoạt động, điều này có thể lý giải nhờ vào thành công sau chương trình Sharktank khiến mức tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng vọt, do đó, mức tăng 1,327,625,265 đồng tương ứng 59% của tổng vốn đầu tư sẽ chủ yếu để đầu tư cho khoản mục hàng dự trữ và các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy lượng bán dựa trên sức hút của thương hiệu sau chương trình Sharktank. Ngoài ra, phần tăng lên trong vốn đầu tư phát triển 1 phần để đầu tư cho việc thuê và thiết kế của hàng đầu tiên của công ty tại TP. Hồ Chí Minh.

c. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển

Bảng 2.6: Bảng quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty cổ phần Phát triển Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

I. Vốn chủ sở hữu 1,387,895,661 1,960,136,659 3,128,654,267

1. Vốn góp của chủ sở hữu 860,000,000 1,206,000,000 1,505,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*)

5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

527,895,661 754,136,659 1,623,654,267

II. Vốn vay 169,709,819 226,763,139 338,091,978

1. Phải trả người bán 87,543,000 102,469,000 203,327,000 2. Người mua trả tiền trước 40,325,000 54,643,000 30,874,000 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước

1,544,819 3,089,639 5,149,378

4. Phải trả người lao động 40,297,000 66,561,500 98,741,600 5. Phải trả khác

6.Vay và nợ thuê tài chính

8. Dự phòng phải trả

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018

Vốn đầu tư cố định đồng 230,069,460 280,763,139 440,091,978

Mức tăng liên hoàn đồng - 50,693,678 159,328,839

Tốc độ tăng liên hoàn % - 22% 57%

Số lượng mặt bằng

Trụ sở văn phòng trụ sở 1 1 1

Nguồn: Đơn vị kế toán độc lập

Qua bảng 2.6 về quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty cổ phần Phát triển Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018 cho thấy cả 2 nguồn vốn cho đầu tư phát triển đều có xu hướng tăng lên qua cả 3 năm hoạt động.

Xét trên phương diện cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2016-2018, Vốn góp chủ sở hữu được phân bổ tập trung trên 2 khoản mục bao gồm vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Với phần vốn góp chủ sở hữu, tỷ trọng của khoản mục này chiếm trong khoảng 48,11% - 61,97% trên tổng vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thay đổi trong khoảng từ 38,02% đến 51,88% so với tổng vốn chủ sở hữu.

Qua 3 năm hoạt động, vốn chủ sở hữu có những sự thay đổi đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2107, phần vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 860,235,000 đồng đến 1,206,764,398 đồng tương ứng với mức tăng 346,529,398 đồng (40,28%). Với năm 2018, khoản mục vốn góp chủ sở hữu tăng thêm 298,778,818 đồng tương ứng với tỷ trọng 24,76% so giá trị vốn chủ sở hữu của năm 2017. Tuy nhiên vào thời điểm năm 2018, cơ cấu khoản mục vốn góp chủ sở hữu có phần thay đổi theo chiều hướng tụt giảm còn 48,11% so với tổng nguồn vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, phần lợi nhuận chưa phân phối cũng có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2016 đến 2017, tỷ trọng khoản mục vốn góp chủ sở hữu trên tổng vốn chủ sở hữu chiếm bình quân khoảng 38%. Bên cạnh đó, vào năm 2018, tỷ trọng này có sự thay đổi rõ rệt do thành công từ chương trình Sharktank đã có ảnh hưởng theo chiều hướng tăng lên trong khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên mức 51,89%.

Xét trên phương diện nguồn vốn vay, khoản mục phải trả người lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoảng 43,66% - 45,61% trên tổng vốn vay. Sau đó đến khoản mục phải trả người bán với tỷ trọng trong khoảng từ 38,11% - 46,2% trên tổng vốn vay. Cuối cùng 2 khoản mục người mua trả tiền trước và thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng lần lượt trong khoảng 7.02% - 17,55% và 0,67% - 1,17% trên tổng vốn vay.

Theo bảng số liệu, khoản mục phải trả người lao động chiếm tỷ trọng cao nhất do mức lương cần thanh toán cho nhân viên vào tháng 12 năm trước sẽ được trả vào mùng 10 tháng 1 năm sau theo như hợp đồng đã ký kết giữ người lao động và công ty. Ngoài ra, quy mô số lượng lao động ngày càng tăng theo thời gian và với mỗi tính chất công việc khác nhau sẽ có từng mức chi trả cho người lao động khác nhau dẫn đến số tỷ trọng khoản mục phải trả người lao động ngày càng tăng theo.

2.2.2. Nội dung sử dụng vốn trong đầu tư phát triển

a. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

Bảng 2.7: Bảng quy mô đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

Cửa hàng cửa hàng 1 2 3

Chi phí thuê mặt bằng

Trụ sở văn phòng đồng/năm 12,044,113 13,850,730 015,928,34 Cửa hàng đồng/năm 12,044,113 34,325,723 764,365,42 Chi phí cho 1 cửa

hàng/tháng đồng/tháng 12,044,113 17,162,861

21,455,14 2

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Vốn đầu tư cho hàng tồn trữ 617,558,104 903,975,38

7 5 1,473,539,09

Mức tăng liên hoàn - 286,417,28

3

569,563,70 7

Tốc độ tăng liên hoàn - 32% 39%

Nguồn: Đơn vị kế toán độc lập

Qua số liệu theo bảng 2.7 về quy mô đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018 ta có thể thấy trong thời gian 3 năm hoạt động, lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể theo xu hướng tăng dần.

Xét trên phương diện quy mô vốn đầu tư, năm 2017, phần vốn đầu tư cho tài sản cố định tăn thêm so với mức đầu tư của năm 2016 là 50,693,678 đồng tương ứng 22%. Điều này có thể lý giải từ hoạt động mở rộng thêm 1 cửa hàng mới của công ty tại địa chỉ 9B7 Phạm Ngọc Thạch và nguồn vốn bỏ ra để sửa chữa và bảo dưỡng lại hệ thống hạ tầng của cửa hàng Hàm Long và trụ sở của công ty. Bên cạnh đó, phần vốn đầu tư năm 2018 đã có bước vọt lên, tăng 159,328,839 đồng tương ứng với 57% so với mức tăng của vốn đầu tư tài sản cố định năm 2018. Khoản đầu tư tăng thêm cho vốn đầu tư cơ sở hạ tầng này đến từ việc công ty tiến hành thiết kế, mở rộng quy mô và có cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh.

Xét trên phương diện quy mô cửa hàng và chi nhánh, vào khoảng 2016 khi mới đưa vào hoạt động, công ty có 1 kho tổng kiêm văn phòng làm việc và 1 cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm. Qua 2 năm hoạt động từ 2017-2018, công ty đã phát triển thêm 2 cửa hàng nữa với giá trị đầu tư lớn dần từ 17,162,861 đồng/cửa hàng/tháng vào năm 2017 đến 21,455,142 đồng/cửa hàng/tháng vào năm 2018.

Số liệu của bảng 2.5 cho thấy Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt đã có sự đầu tư tập trung hơn cho hệ thống bán hàng tại các cửa hàng để có thể đáp ứng nhu cầu và trải nghiệm khách hàng tốt nhất bên cạnh hệ thống các kênh phân phối online.

b. Vốn đầu tư hàng tồn trữ

Bảng 2.8: Bảng quy mô vốn đầu tư phát triển hàng tồn kho của Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Vốn đầu tư cho hoạt động tuyển dụng 6139,443,92 7138,184,69 1 286,296,41

Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo 45,795,611 84,252,075 9 168,866,57

Vốn đầu tư cho thưởng, phúc lợi nhân viên 151,988,82 1 130,525,41 8 197,587,60 5

Tổng vốn đầu tư cho nguồn nhân lực 337,228,35 8 352,962,19 0 652,750,59 5 Cơ cấu

Vốn đầu tư cho hoạt động tuyển dụng 41.35% 39.15

% % 43.86

Vốn đầu tư cho hoạt động đào tạo 13.58% 23.87 %

25.87 %

Nguồn: Đơn vị kế toán độc lập

Tại Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt, các sản thuộc danh mục hàng tồn trữ chủ yếu là các thành phẩm được công ty đặt hàng trước để tránh rủi ro trong trường hợp có sự thay đổi về giá cả của thị trường và dự phòng bán khi có sự mở rộng quy mô. Ngoài ra, khoản mục đầu tư này của công ty cũng bao gồm các nguyên vật liệu để cấu thành nên thành phẩm như bao bì, các tờ rơi, phiếu khuyến mãi,...

Dựa trên số liệu bảng 2.8 về quy mô vốn đầu tư phát triển hàng tồn kho của Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018, ta có thể thấy quy mô vốn đầu tư cho hàng tồn trữ ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2016-2017, lượng đầu tư cho hàng tồn trữ tăng 32% so với lượng vốn đầu tư của năm 2016. Tuy nhiên, năm 2018, mức tăng vượt lên con số 569,563,707 đồng tương ứng 39% so gấp đôi so với mức tăng đầu tư cho hàng tồn trữ của giai đoạn 2016-2017.

Hiện tại lượng vốn đầu tư cho hàng tồn trữ của công ty đang duy trì hàng năm ở tỷ trọng 38-41% so với tổng vốn đầu tư tập trung chủ yếu ở thành phẩm lưu kho chưa tiêu thụ và các nguyên vật liệu bao bì cấu thành thành phẩm. Hiệnkhoản mục đầu tư này đang chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên cũng vì số lượng hàng dự trữ càng lớn nên chi phí lưu kho sẽ ngày càng tăng dần. Do đó công ty cần có những chính sách đẩy nhanh lượng bán, giảm dần lượng hàng tồn trữ.

c. Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực

Bảng 2.9: Bảng quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Phát triển sản phẩm Sáng tạo Việt giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu 781 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư phát triển của công ty cổ phần phát triển sản phẩm sáng tạo việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w