Chuẩn bị 3 bình tam giác, mỗi bình chứa 100 mL dung dịch MB nồng độ 10 mg/l và vật liệu CFA2 với khối lượng thay đổi từ 0,05 gam đến 0,15 gam.
Khuấy các mẫu ở nhiệt độ phịng trong bĩng tối 30 phút để đạt cân bằng hấp phụ rồi trích mẫu, đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Thêm 1mL H2O2 30% vào phần mẫu cịn lại, chiếu sáng bằng đèn compac (P = 40W) và khuấy tiếp trong thời gian 120 phút. Cứ sau 30 phút, trích mẫu dung dịch, li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Độ hấp thụ quang của các mẫu đo ở
bước sĩng từ 400 ÷800 nm. Phổ UV-Vis của dung dịch MB sau các khoảng thời gian khác nhau khi cĩ mặt vật liệu CFA2 và H2O2 được đưa ra ở hình 2.20. Từ giá trị độ hấp thụ quang cực đại, dựa vào đường chuẩn để tính nồng độ MB tương ứng. Hiệu suất phân hủy của MB được xác định bằng cơng thức 2.3.
Hình 2.20. Phổ UV-Vis của dung dịch MB theo thời gian khi cĩ mặt H2O2 và vật liệu CFA2 với khối lượng từ 0,05 ÷ 0,15 gam và biểu đồ hiệu suất
phân hủy MB
Kết quả tính tốn cho thấy, khi khối lượng chất xúc tác CFA2 tăng từ 0,05 gam đến 0,10 gam thì hiệu suất phân huỷ MB tăng từ 42,36% đến 77,49%. Nguyên nhân là do khi khối lượng vật liệu tăng thì quá trình khuếch tán của phân tử MB đến bề mặt chất xúc tác được thuận lợi. Mặt khác khi khối lượng chất xúc tăng sẽ làm tăng các hạt electron và lỗ trống (e- và h+). Chính điều này
đã làm tăng tốc độ phản ứng sinh ra các gốc tự do OH nên hiệu suất phân huỷ MB tăng. Khi tăng khối lượng lên 0,15 gam thì hiệu suất phân hủy giảm xuống cịn 40,91%. Nguyên nhân là khi khối lượng vật liệu tăng quá nhiều cĩ thể cản trở hoạt động của các tâm phản ứng dẫn đến hiệu suất phân huỷ MB giảm [15].