nay. Bản thân tôi cũng không quên từ bài học kinh nghiệm trong công
tác quản lý của mình tại trường tiểu học Yên Thế trong việc vận động, tổ chức kế hoạch cho CB-GV-CNV đi học đạt trình độ chuẩn. Bản thân tôi luôn quan tâm, động viên khuyến khích, khen thưởng, hỗ trợ kinh phí, thậm chí đôi lúc phải xử dụng biện pháp chế tài. Nhưng luôn luôn sử lý trên tình cảm, động viên anh em là chính ( vì chúng tôi luôn thấy đối với người lớn, vừa học vừa làm rất khó khăn, thậm chí phải hy sinh hạnh phúc gia đình). Khi ở trường tiểu học Yên Thế ( Tân Bình) tôi thấy mình động viên được rất nhiều CB-GV-CNV đi học đạt tỷ lệ rất cao học đạt trình độ chuẩn và nâng chuẩn. Trong số các GV chưa đạt trình độ chuẩn đặc biệt có 4 chị ( Phạm Thị Chiên ( 53 tuổi) trình độ 12+1, Hứa Thị Lợi ( 51 tuổi, người dân tộc Tày) trình độ THSP 10/10+2 nhưng không tốt nghiệp cấp 3, Nguyễn Thị Tuấn Anh ( 48 tuổi, trước đây ở niềm Bắc dạy vùng cao cho người dân tộc Tày) trình độ THSP 7/10 +1 chưa tốt nghiệp THPT và THSP 10+2, chị Đinh Thị Lễ 46 tuổi trình độ 11+2. Nếu không đi học đạt trình độ chuẩn và nâng chuẩn thì các chi sẽ không được dạy lớp. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người Giáo viên, và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Để giải quyết vấn đề trên cho các chi. Một mặt tôi yêu cầu các chị phải đi học và làm bản cam kết với PGD Tân Bình-BGH trường
lãnh động viên cho các chi đi học với Ban lãnh đạo PGD Tân Phú, nhằm mục đích để các chị được đứng lớp trong thời gian đi học, để các chị yên tâm lo kinh tế gia đình nuôi con cái ( giai đoạn nầy GV không đạt chuẩn quy định của ngành là không được đứng lớp). Chị Tuấn Anh bắt đầu học lại từ lớp 10/12 đến 12/12 thi TNPT và thi luôn vào Đại học ( trong thời gian đi học, gia đình chị có vấn đề, chồng có vợ bé. Vì đi dạy bán trú cả ngày tối về đi học suốt các ngày trong tuần đến 10 giờ tối mới xum họp cùng gia đình. Chúng tôi cùng Công Đoàn lại phải vào can thiệp gia đình chị và động viên chị. Sau đó gia đình chị hạnh phúc trỡ lại và bản thân chồng chi góp phần giúp chị đi học). Kết quả hiện nay các chị đều đạt trình độ chuẩn 12+2 THSP ( C. Chiên, C. Lợi) , chi Lễ và chi Tuấn Anh rất đáng khen, hai chị đã học và đỗ Cử nhân tiểu học. Bản thân và gia đình các chị rất vui ( thậm chí có những lúc các chị lớn tuổi học khó quá, nản chí định bỏ học, tôi góp ý phê bình trong Hội đồng sư phạm tạo tâm lý mặc cảm cho các chị phải học, nhưng liền sau đó, tôi mời riêng từng chi động viên phải vươn lên với bất cứ hoàn cảnh nào). Trên đây là một việc làm nhỏ, để cho CB-GV- CNV đi học đạt trình độ chuẩn, người GV tiếp tục đứng trên bụp giảng. Nhưng cũng là bài học kinh nghiệm của mình khi làm công tác quản lý. Muốn xây dựng trường tốt, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của Thầy và trò. Không gì hơn là phải nâng cao chất lượng người Thầy
về trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết yêu nghề, yêu ngành, thương yêu học sinh của mỗi CB-GV-CNV. Thể hiện cao nhất là bản thân mỗi người phải cầu tiến luôn luôn học tập mọi nơi, mọi lúc từ trường lớp với Thầy (Co) đến đồng nghiệp, bạn bè và xã hội trên tất cả phương diện. Qua đó xây dựng được tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết, thương yêu nhau, có tinh thần trách nhiệm công tác tốt.
IV. KẾT LUẬN:
Xã hội mỗi ngày một phát triển, công nghệ thông tin khoa học ngày càng tiến bộ. Sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhất là thực hiện chương trình thay sách đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải luôn luôn học hỏi, để nâng cao nhận thức, phát triển tư duy, tiếp nhận thông tin kiến thức mới cho mình. Học để không bị đẩy lùi phía sau trong sự phát triển ngày càng cao của xã hội về khoa học, công nghệ thông tin, đổi mới phươmg pháp giảng dạy hiện nay…. Học là một nhu cầu đồng thời là sự bức thiết so với xã hội. Nhưng học như thế nào! Học làm sao, học để làm gì? Đây mới là quan trọng, bản thân mỗi CB-GV-CNV khi được vận động, trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian công tác, hỗ trợ kinh phí cho đi học nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, không bằng ý thức chịu khó tự học của mỗi
người, với lòng ham mê hiếu học. Vì khi bản thân của CB-GV-CNV tự giác, tạo thành một trào lưu trong trường và thích thú khi đi học, vui khi học thì sự tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao nhận thức cho bản thân sẽ dễ dàng. Khi CB-GV-CNV xác định học để nâng cao nhận thức, tiếp thu kiến thức mới, phát triển tư duy, biến tri thức thành hành động, áp dụng sự hiểu biết của mình phục vụ cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh thì mới thành công của người quản lý. Theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu đi học trong sự gò ép, học để có tắm bằng, học vị bằng chị bằng em thì sẽ không đạt được kết quả cho cả thầy lẫn trò. Trong thời gian vừa qua, bản thân chúng tôi nhận thấy tập thể đa số CB-GV-CMV trường tiểu học Huỳnh Văn Chính có rất nhiều cố gắng trong công tác và học tập, ham thích và đua nhau đi học để hiểu biết, nâng trình độ trong tâm trạng rất thích thú, đương nhiên đa số như thế, nhưng vẫn không có vài anh chị cảm thấy như mình bị bắt buộc đi học. Bất cứ công việc nào, PGD hay trường tổ chức phân công anh em cũng làm tốt và luôn đảm bảo việc học tập của mình. Cả tuần công tác giảng dạy đến ngày thứ bảy, chủ nhật cắp sách đến trường để đi học.
Nhiều năm qua đứng dưới góc độ của người quản lý, chúng tôi nhận thấy ngành giáo dục Quận Tân Phú, tiền thân thuộc ngành giáo dục Tân Bình rất may mắn, chúng tôi được sự quan tâm rất lớn của Ban
lãnh đạo, chuyên viên PGD, BGH trường Bồi dưỡng giáo dục liên tục mở các lớp học, đủ trình độ từ chuyên môn, nghiệp vụ đến các lớp vi tính, Anh văn, liên kết đơn vị các trường Đại học, Cao đẳng…để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CB-GV-CNV đi học. Không những học trường lớp, chúng ta còn được tham quan học tập khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất ngành đã tham mưu các cơ quan chức năng cấp kinh phí cho anh em đi học, đó là sự nhạy bén, sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của PGD Tân Phú mà tập thể CB-GV-CNV trong ngành không bao giờ quên được tình cảm đó của PGD Tân Phú. Bên cạnh đó gương điễn hình cho ngành là cô Hoàng Thị Hồng Hải ( Trưởng PGD Tân Phú) dù lớn tuổi nhưng vẫn luôn luôn đi học nâng cao và đã tốt nghiệp cao học là thạc sỹ, cùng tất cả trong Ban lãnh đạo và chuyên viên PGD Tân Phú vừa học vừa làm rất giỏi.
Học để phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, đất nước, gần nhất là phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh, mở mang sự hiểu biết chính bản thân mỗi người của chúng ta. Trong thời gian quan khi quản lý trường, chúng tôi đã qui tụ được tập thể sư phạm có tinh thần trách nhiệm, thống nhất, đồng tâm hiệp lực trong công tác xây dựng đơn vị có nhiều tiến bộ đi lên hoạt động dạy và học tốt. Bản thân tôi phấn
đấu cố gắng, đầu tư suy nghĩ nhiều hơn nữa trên tất cả công việc của mình, để góp phần nâng hiệu quả của đơn vị tốt hơn.
Trên công việc chúng tôi đề ra và đã được thực hiện thời gian trước đây ở đơn vị cũ của mình đồng thời khi được áp dụng tại đơn vị trường tiểu học Huỳnh Văn Chính có kết quả tốt. Tuy nhiên đây chỉ là một việc nhỏ, so với các anh chi, đồng chí, đồng nghiệp có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục. Bản thân tôi cần tiếp tục học tập nhiều hơn nữa trên tất cả các mặt trong công tác trong quản lý, đạo đức tác phong… để hoàn thiện hơn trong nhiệm vụ được phân công và cuộc sống.
Năm học 2006-2007 trường tiểu học Huỳnh Văn Chính đạt danh hiệu trường Tập thể lao động xuất sắc 3 năm liền ( dù mới thành lập trường được 5 năm).
Ý kiến nhận xét của Hội đồng SKKN trường
Người viết SKKN
đã được thực hiện ứng dụng có hiệu quả tốt trong nhiều năm liền việc “ Xây dựng kế hoạch cho CB-GV-CNV đi học
chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ” tại Nguyễn Thị Kim Nhạn
trường tiểu học Huỳnh Văn Chính và được công nhận đạt SKKN cấp quận NH: 2004-2005.
Hiện năm học 2007-2008 vẫn còn thực hiện
việc vận động và tạo điều kiện CB-GV-CNV đi học tốt. Đề nghị Hội đồng SKKN cấp trên xem xét.
TM.Hội đồng SKKN P/CHỦ TỊCH - CHỦ TỊCH CĐCS