Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển sản xuất một số loại lúa chất lượng cao trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất lúa thơm của Thái Lan

Diện tích lúa của Thái Lan năm 2013 là 12,3 triệu ha (tăng khoảng 2 triệu ha trong vòng 10 năm), trong đó diện tích lúa 2 vụ khoảng 2 triệu ha, còn lại

trên 10 triệu ha dựa vào nước trời, trồng giống địa phương một vụ lúa/năm, gieo cấy vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và thu hoạch vào đầu mùa khô (tháng 11-12) (Bùi Bá Bổng, 2015).

Vì phần lớn diện tích lúa dựa vào nước trời nên năng suất lúa bình quân chỉ đạt 3 tấn/ha và hầu như không tăng qua các năm. Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan ban hành 2 tiêu chuẩn quốc gia về gạo thơm: tiêu chuẩn TAS 4000 năm 2003 qui định gạo thơm đặc sản Hom Mali (Hom = thơm, Mali = Jasmine - hoa lài) gồm hai giống lúa là Khao Dawk Mali 105 và RD 15 (giống đột biến vật lý từ Khao DawkMali 105) và tiêu chuẩn TAS 4001 năm 2008 qui định gạo thơm Pathumthani (gạo thơm thường) gồm 9 giống lúa tẻ và 4 giống lúa nếp (Bùi Bá Bổng, 2015).

Nhóm lúa thơm đặc sản Hom Mali được trồng một vụ/năm với diện tích 3,2 triệu ha (25% tổng diện tích lúa) trong đó Khao Dawk Mali 105 là giống chủ lực chiếm 3 triệu ha. Khao Dawk Mali (Hoa lài trắng) 105 là dòng lúa được chọn từ lúa địa phương do Trung tâm thực nghiệm lúa Kok Samrong ở tỉnh Lopburi thực hiện năm 1955, đến năm 1959 được đưa vào sản xuất. Như vậy, đến nay giống này đã tồn tại trên 50 năm do có chất lượng gạo "trời phú" dù năng suất bình quân chỉ đạt 2,2tấn/ha (Bùi Bá Bổng, 2015).

Vùng địa lý của Khao Dawk Mali 105 giới hạn ở một số tỉnh phía Bắc Thái Lan, trong đó gạo có chất lượng ngon nhất từ vùng Thung Kula Ronghai ở Đông Bắc gồm 5 tỉnh Surin, Maha Sarakham, Buriram, Sisaket và Roi Et. Đặc điểm sinh thái của vùng này là đất hơi mặn và khí hậu khô ráo. Lúa thơm Hom Mali vùng Thung Kula Ronghai đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan năm 2007; đến năm 2011 Thái Lan đăng ký ở Liên minh châu Âu nhưng không được chấp nhận vì tên gọi “Hom Mali” được cho là tên phổ biến nên không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định về thương mại liên quan quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) của WTO (Bùi Bá Bổng, 2015).

không cảm quang, ngắn ngày, trồng được 2 vụ/năm, trong đó giống phổ biến nhất là Pathum Thani 1 (đăng ký năm 2000), kế đến là Khlong Luang 1, Suphan Buri và giống mới nhất là RD33 (2007). Các giống lúa nếp thơm chủ yếu là giống cảm quang, trong đó phổ biến nhất là RD6 (1977). Các giống lúa thơm Pathumthani có chất lượng không bằng lúa thơm đặc sản Hom Mali nên không có vị trí lớn trong xuất khẩu (Bùi Bá Bổng, 2015).

Một báo cáo của Thái Lan tại Hội nghị quốc tế lần thứ IV tháng 11/2014 ở Bangkok cho biết đã chọn tạo được giống lúa thơm mới có chất lượng gần như Khao Dawk Mali 105 và đang khảo nghiệm. Từ 2009-2014, lượng gạo thơm Hom Mali Thái Lan xuất khẩu biến động từ 1,1- 2,6 triệu tấn/năm và tỷ lệ trên tổng lượng gạo xuất khẩu từ 12-30% với giá xuất khẩu từ 860-1.060 USD/tấn. Lượng gạo thơm Pathumthani xuất khẩu không đáng kể, khoảng 100.000 tấn/năm với giá từ 600-800 USD tấn. Gạo thơm Hom Mali xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc gia TAS 4000 được Cục Ngoại thương cấp nhãn chứng nhận (hình) như một thương hiệu quốc gia; tính đến năm 2011 đã có 176 nhà xuất khẩu gạo được cấp quyền sử dụng nhãn chứng nhận gạo Hom Mali (Bùi Bá Bổng, 2015).

1.2.1.2. Kinh nghiệp phát triển sản xuất lúa Một bụi đỏ (MBĐ) tại Bạc Liêu

Giống lúa Một bụi đỏ là giống lúa có chất lượng gạo ngon, thơm nhưng năng suất rất thấp, lại bấp bênh, được chăng hay chớ. Cho đến đầu những năm 1990, khi phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bà con huyện Hồng Dân nói riêng thi nhau lấy nước mặn vào đồng để nuôi tôm. Việc tăng diện tích nuôi tôm đã dẫn tới giảm diện tích trồng lúa, tuy nhiên những cánh đồng trồng lúa một bụi bờ đìa vẫn xanh tốt, kể cả khi có đàn tôm tung tăng bơi phía dưới. Từ đó, bà con đem cấy giống lúa ấy trên những vuông tôm vào mùa mưa và mô hình đó nhanh chóng trở thành phong trào mà sau này gọi là ruộng một tôm, một lúa (Minh Tuấn, 2012).

bờ đìa mang lại, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xúc tiến xây dựng thương hiệu gạo “Một bụi đỏ Hồng Dân” từ giống lúa đặc biệt này. Khi ấy, lãnh đạo địa phương đã phải đến Trường Đại học Cần Thơ và Viện Lúa ĐBSCL nhờ các nhà khoa học giúp đưa giống lúa Một bụi đỏ trở về thuần chủng ngày xưa, sinh trưởng ổn định và cho năng suất cao trong điều kiện đất đai phèn mặn cao của Hồng Dân. UBND huyện cũng đã phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc sản xuất nông sản sạch,an toàn. Nhờ đó, diện tích lúa Một bụi đỏ không ngừng được nhân rộng, đến nay đã tăng lên hơn 21.000ha. Niềm vui và sự tự hào về giống lúa đặc sản đã nhen nhóm trong suy nghĩ của người dân Hồng Dân, nhưng đó mới chỉ là khởi nguồn cho một quá trình gian nan sau này, bởi khi ấy gạo Một bụi đỏ vẫn chưa thể có mặt trên thị trường do năng suất thấp (Minh Tuấn, 2012).

Nhằm trợ giúp bà con phát triển, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Một bụi đỏ (MBĐ), Công ty Lương thực Bạc Liêu (LTBL) đã tiến hành thu mua lúa cho nông dân hai huyện Hồng Dân và Phước Long, với sản lượng 300 tấn, giá thỏa thuận cao hơn giá thị trường tại thời điểm từ 10 - 15% (khoảng 5.000 đồng/kg). Để bảo đảm chất lượng gạo theo tiêu chuẩn, vấn đề quan trọng là nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất. Công ty LTBL chỉ mua lúa MBĐ tại hai điểm đã ký kết và yêu cầu phải theo đúng quy trình sản xuất GAP, bảo đảm không có dư lượng thuốc trừ sâu trong hạt gạo (Minh Tuấn, 2012).

Năm 2008, gạo Một bụi đỏ Hồng Dân đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn thương hiệu độc quyền. Để thương hiệu gạo MBĐ được nhiều người biết đến, đơn vị này tiến hành các thủ tục xin phép cấp mẫu mã mới để đưa ra thị trường... Đối với nông dân, đây thật sự là một tin vui. Bởi từ nay, sản phẩm họ làm ra đã có nơi tiêu thụ ổn định, giá lại cao hơn giá thị trường, đồng nghĩa với việc gia đình họ sẽ có cuộc sống tốt hơn (Minh Tuấn,

2012).

Tuy nhiên, theo nông dân trong tỉnh thường quen canh tác theo kinh nghiệm và không tuân thủ lịch thời vụ, chọn giống, cũng như chưa xác định được hướng đi bền vững cho cây trồng, vật nuôi. Một vấn đề tồn tại nhiều năm qua là nông dân thiếu thông tin, dự báo, dự đoán thị trường còn hạn chế, thí dụ như thị trường cần con, cây gì thì người dân đổ xô sản xuất loại đó, dẫn đến dư thừa, khó tiêu thụ sản phẩm (Minh Tuấn, 2012).

Từ khi Một bụi đỏ được công nhận thương hiệu góp phần thay đổi tư duy mới, cách làm ăn mới của nhiều hộ nông dân trong tỉnh. Đặc biệt, diện tích sản xuất lúa Một bụi đỏ của tỉnh không chỉ dừng lại hơn 20.160ha, mà trong tương lai có thể sẽ tăng thêm. Khi đó, đòi hỏi chính quyền, ngành nông nghiệp và nông dân chủ động đề ra các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, giữ vững và khôngngừng nâng cao chất lượng gạo, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm...(Minh Tuấn, 2012).

Từ giống Một bụi đỏ, các nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục lai tạo thành công lúa Một bụi đỏ gạo màu hồng, vượt trội về chất lượng và giá trị, lại hấp dẫn về màu sắc. Gạo có những đặc tính ưu việt, như: hạt chắc, đều, không bị vỡ khi xay xát; đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; đặc biệt là không tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; hàm lượng sắt, kẽm, canxi cao, mềm cơm, tỷ lệ bạc bụng dưới 4%...(Minh Tuấn, 2012).

Với năng suất và sản lượng này, dự án sản xuất lúa Một bụi đỏ gạo hồng tại huyện Hồng Dân đạt kết quả cao, mang lại thành công, mở ra hướng sản xuất mới, giúp nhà nông tăng thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất (Minh Tuấn, 2012).

1.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất gạo tám thơm huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Tám xoan là giống lúa cổ truyền nổi tiếng của tỉnh Nam Định được trồng tại các xã Hải Toàn, Hải Cường, Hải Phong, Hải Anh, Hải An, Hải Giang của

huyện Hải Hậu. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng được thiên nhiên ưu đãi nên gạo tám xoan ở đây có hương thơm rất đặc trưng. Ngoài ra, các cánh đồng ở vùng này chỉ sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho lúa nên sản phẩm không bị nhiễm các loại hóa chất bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Vũ Hoàng, 2014).

Những năm gần đây, sản phẩm gạo tám xoan Hải Hậu được Sở Khoa học & Công nghệ hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và áp dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm từ gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch đến các công đoạn thu mua, chế biến, đóng gói, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Sở Khoa học & Công nghệ đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu và tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức cho các hộ dân thực hiện các quy trình này (Vũ Hoàng, 2014).

Hiện nay, Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp đăng ký độc quyền về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ tên gọi, xuất xứ cũng như công nhận biểu tượng nhãn hiệu cho sản phẩm. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của ngành nông nghiệp nước ta thực hiện xây dựng tên gọi, xuất xứ theo thể thức mới, đặc biệt là xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến và thương mại (Vũ Hoàng, 2014).

Xã Hải Toàn, một trong những địa phương có truyền thống thâm canh lúa tám xoan lớn nhất huyện Hải Hậu, trong những năm gần đây đã có những đổi thay của vùng đất lúa. Là xã thuần nông, diện tích canh tác có 400ha, điều kiện thâm canh giữa các hộ, các xứ đồng tương đối đồng đều. Trong những năm gần đây phát huy thế mạnh về đất đai, lao động và trình độ thâm canh, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, tích cực tham gia có hiệu quả các đề án chuyển giao tiến bộ KHKT, chuyển đổi phương thức sản xuất đưa những giống lúa mới chất lượng vào canh tác. Từ đó đã từng bước chuyển đổi tập quán, tâm lý và phương thức sản xuất

của người dân. Năng suất lúa hằng năm của Hải Toàn bình quân đạt 126 tạ/ha/năm. Những năm gần đây, ngoài các xã chuyên canh, một số địa phương khác trong huyện Hải Hậu cũng chọn những vùng đất tốt chuyển sang cấy lúa tám xoan. Chính vì thế sản lượng gạo tám xoan ở Hải Hậu liên tục tăng, có năm lên tới 10 nghìn tấn (Vũ Hoàng,2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)