8. Cấu trúc luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn của tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học Sinh
* Thông tin khảo sát:
- Về giáo viên: có 47 giáo viên và 3 cán bộ quản lý tham gia khảo sát
- Về học sinh: có 193 tham gia khảo sát trong đó có khoảng 40-50% là học sinh khá giỏi và 50-60% là học sinh trung bình, khoảng 1% là học sinh yếu kém.
* Nội dung khảo sát: Gồm 2 nội dung khảo sát trong đó nội dung 1 dành cho giáo viên (3 câu hỏi), nội dung 2 dành cho học sinh
* Kết quả khảo sát:
- Với giao viên: Để biết đƣợc thực trạng của dạy học GDHN trong nhà trƣờng tôi tiến hành “Phiếu hỏi ý kiến” đối với các giáo viên trong trƣờng THCS Phùng Chí Kiên, Nam Định. Số lƣợng giáo viên tham gia: 50 giáo viên bao gồm cả giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Kết quả tiến hành khảo sát nhƣ sau:
Bảng 1.2. Thực trạng dạy học giáo dục hướng nghiệp (GDHN)
STT Nội dung Ý kiến của GV Mức độ dạy học GDHN trong nhà trƣờng
1 Thỉnh thoảng 25(50%)
Hiếm khi 10(20%)
Không bao giờ 12(24%)
2
Phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học thầy cô thƣờng sử dụng(có thể chọn nhiều hơn 1 phƣơng pháp):
Số lƣợt GV chọn
Dạy học dự án 2(4%)
Dạy học nhóm 15(30%)
Dạy học trải nghiệm 5(10%)
Kỹ thuật bản đồ tƣ duy 50(100%)
Dạy học theo trạm 0(0%)
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 30(60%)
STEM 5(10%)
Thuyết trình 50(100%)
Vấn đáp 50(100%)
Trực quan 50(100%)
Phƣơng pháp khác 23(46%)
Qua kết quả “phiếu hỏi ý kiến” của giáo viên ta có những nhận xét sau:
- Với câu hỏi số 1, khi đƣợc hỏi về mức độ dạy học GDHN trong nhà trƣờng thì chỉ có 3% giáo viên tham gia khảo sát thƣờng xuyên dạy GDHN, số giáo viên không tham gia dạy GDHN là 12% còn lại đa số giao viên ít khi dạy(25%) hay thỉnh thoảng dạy (50%). Lý giải cho thực trạng trên tôi nhận thấy rằng, tất cả những giáo viên trong nhà trƣờng vào giáo viên tham gia khảo sát đều không phải là giáo viên chuyên về dạy GDHN. Những giáo viên này đều là kiêm nhiệm việc dạy GDHN cho học sinh. Trƣớc kia, việc dạy GDHN đƣợc Sở Giáo dục, nhà trƣờng tổ chức sẽ do những giáo viên thuộc trƣờng trung cấp nghề trên địa bàn đảm nhiệm. Sau khi Sở Giáo dục cho
trƣờng tự quản trong việc GDHN cho học sinh, thì những giáo viên bộ môn trong nhà trƣờng sẽ kiêm nhiệm. Do không đƣợc đào tạo chuyên môn, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy GDHN là nguyên nhân dẫn đến giáo viên bộ môn còn chƣa tâm huyết với việc dạy GDHN. Dẫn tới hiệu quả của việc GDHN trong nhà trƣờng không đạt đƣợc hiệu quả cao. Nguyên nhân thứ làm cho hiệu quả GDHN trong nhà trƣờng chƣa cao là GDHN không đƣợc sếp vào môn học trong nhà trƣờng do đó số tiết dạy GDHN rất ít chỉ sắp xếp vào các buổi sinh hoạt cuối tuần của lớp hay các buổi học ngoại khóa toàn trƣờng.
- Với câu hỏi số 2, khi đƣợc hỏi về hình thức, phƣơng pháp dạy học GDHN đa số giáo viên lựa chọn những hình thức, phƣơng truyền thống nhƣ vấn đáp, thuyết trình, kỹ thuật bản đồ tƣ duy... mà rất ít sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới nhƣ: STEM, dạy học them góc, theo trạm dẫn đến hiệu quả của GDHN chƣa cao.
Biểu đồ 1.1. Sự lựa chọn hình thức dạy học
- Với học sinh: Để biết đƣợc thực trang học tập của học sinh đối với môn Sinh học và hoạt động GDHN trong nhà trƣờng, tôi tiến hành “Điều tra xa hội
4 30 10 100 0 60 10 100 100 100 46 0 20 40 60 80 100 120 Đ ơn v ị % Hình thức lựa chọn Số GV lựa chọn
học” đối với các học sinh khối 9 của trƣờng THCS Phùng Chí Kiên. Kết quả khảo sát nhƣ sau:
Kết quả khảo sát nội dung 1
Trong câu hỏi số 1 “Thái độ học tập môn Sinh học của bản thân học sinh”, tôi chỉ tiến hành điều tra ở 3 mức độ gồm: Thích, bình thƣờng, không thích.Hứng thú trong học tập luôn là một trong những thang điểm quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tất cả các môn học. Mức độ hứng thú với môn học có ý nghĩa quyết định tới kết quả học học tập của học sinh. . Kết quả thống kê thu đƣợc nhƣ bảng 1.3:
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh
Mức độ Lớp khảo sát
SL% Tổng số
Thích 82 82(42.49%)
Bình thƣờng 100 100(51.81%)
Không thích 11 11(5.70%)
Qua kết quả khảo sát, nhận thấy rằng các em học sinh đã có sự quan tâm của với môn Sinh tuy ở mức độ chƣa cao. Nhƣng đây cũng là một tín hiệu tốt cho việc học tập môn Sinh học mà còn đối với việc dạy học GDHN. Bên cạnh đó vẫn có những em không quan tâm hứng thú đối với môn Sinh học (5.7%) đây là những thách thức đặt ra với các giáo viên bộ môn trong việc dạy học. Việc dạy học luôn yêu cẩu phải đổi mới cả về nội dung và phƣơng pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
Để làm rõ mức độ hiểu biết của học sinh đối với môn Sinh học, đặc biệt là sự quan tâm tới nghề nghiệp, tôi đƣa ra câu hỏi số 2 “Em hãy chọn những lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan đến Sinh học”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 1.4. Kết quả lựa chọn nghề liên quan tới Sinh học
STT Nghề nghiệp Ý kiến của HS
1 Bác sĩ đa khoa 193(100%)
2 Kỹ sƣ nông nghiệp 193(100%)
3 Giáo viên Sinh học 193(100%)
4 Y tá, điều dƣỡng viên 193(100%) 5 Kỹ sƣ xây dựng cầu đƣờng 3(1.55%) 6 Công an hình sự 20(10.36%) 7 Nhà tâm lý giáo dục 30(15.54%) 8 Trình dƣợc 70(36.27%) 9 Kỹ sƣ lâm nghiệp 90(46.63%)
10 Kiến trúc sƣ thiết kế nội thất 5(2.59%)
Từ kết quả trên, nhận thấy rằng hầu hết các em đã chọn đúng những nghành nghề liên quan tới sinh học. Tuy nhiên vẫn có nhiều em lựa chọn sai nhƣ kỹ sƣ lâm nghiệp chỉ có 46,63% các em lựa chọn, nhƣng có đến tận 36.27% các em lựa chọn dƣợc sĩ là nghề có liên quan đên Sinh học. Ngoài ra vẫn còn học sinh hiểu chƣa đúng về ngành nghề có liên quan đến Sinh học nhƣ: Lựa chọn kiến trúc sƣ (2.59%), kỹ sƣ xây dựng (1.55%).
- Với câu hỏi số 3, khi đƣợc hỏi về “Em đã tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp
từ những nguồn này?”thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.5. Kết quả tìm hiểu nguồn thông tin
STT Nguồn thông tin Ý kiến của HS
1 Hỏi thầy cô giáo 35(18.13%)
2 Kiến thức môn khoa học trên lớp 27(13.99%) 3 Các phƣơng tiện thông tin đại chúng: tivi, đài,
báo...
150(77.72%)
4 Thông qua mạng xã hội 147(76.17%)
5 Từ ngƣời thân gia đình, bạn bè 53(27.46%) 6 Thông qua nội dung giáo dục hƣớng nghiệp 10(5.18%)
Qua kết quả bảng khảo sát cho ta thấy, học sinh chủ yếu tìm hiểu thông tin về môn học, về nghề nghiệp chủ yếu qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (77.72% tƣơng ứng 150 lƣợt học sinh chọn), qua mạng xã hội(76.17% tƣơng ứng với 147 lƣợt học sinh chọn). Nhƣ vậy có thể thấy rằng đa số các em đều tim hiểu thông tin từ các nguồn chƣa chính thống, điều này có thể dẫn tới thông tin các em tìm kiếm có thể sai lệch dẫn đến sự hiểu sai của các em về một vấn đề nào đó. Nhƣng chỉ có 10 học sinh (5.18%) lựa chọn tìm hiểu thông tin qua hoạt động GDHN, điều này cho thấy rằng việc GDHN trong nhà trƣờng còn nhiều hạn chế. Hoạt động GDHN trong nhà trƣờng chủ yếu là giới thiệu cho học sinh cách xác định và hƣớng chọn nghề chung chung mà chƣa đi vào chi tiết. Điều này dẫn đến hậu quả là học sinh “đói” thông tin, tự các em sẽ tìm hiểu các thông tin về học tập hay GDHN bằng những cách khác nhau, dẫn tới kiến thức có thể sai lệch.
Kết quả khảo sát nội dung 2
Mục đích của nội dung 2 của phiếu “Điều tra xa hội học” là làm sáng tỏ về sự hiểu biết của học sinh với khái niệm thế nào là nghề nghiêp? Và tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong quá trình chọn trƣờng, chọn nghề. Từ đó sẽ đƣa ra những phƣơng pháp, nội dung dạy học GDHN phù hợp với học sinh, đáp ứng đƣợc những thắc mắc của các em.
- Kết quả điểu tra với câu hỏi 1 “Sau khi tốt nghiệp THCS, em lựa chọn
hướng đi” nhƣ sau:
Bảng 1.6. Định hướng học tập của học sinh
Mức độ Lần 1 TN ĐC Biến động (TN-ĐC)% SL % SL % Thi vào THPT 84 81.64 79 83.16 - 1.52 Học trung cấp nghề 9 9.18 10 10.53 - 1.35 Học trƣờng năng khiếu 3 3.1 5 5.26 -2.16 Nghỉ học và tham gia lao động 2 2.04 1 1.05 + 0.99
Biểu đồ 1.2. Định hướng học tập của học sinh
Nhìn vào biểu đồ ta thấy đƣợc rẳng đa số các em chọn hƣớng học tập tiếp theo là thi vào THPT (81.64% lớp TN và 83.16% lớp ĐC) những lựa chọn khác chiếm rất ít (từ 1,05 – 10,53%). Đa phần các em lớp TN và ĐC đều có lựa chọn gần tƣơng tự nhau khi đánh giá đầu vào. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay, không chỉ diễn ra trong nhà trƣờng mà toàn xã hội. Đa phần các phụ huynh học sinh đều cho rằng học tập mới là con đƣờng duy nhất để thành công trong cuộc sống và phụ huynh thƣờng áp đặt cách nghĩ này lên con em mình. Nhƣng phụ huynh không lƣờng trƣớc đƣợc rằng, sự lựa chọn không phù hợp với con em của chính họ sẽ dẫn tới có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trƣờng, học sinh sẽ chán học, phá lớp ...làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập và ảnh hƣởng đến chính cuộc sống của các em sau này. Rất nhiều học sinh luôn băn khoăn rằng không biết mình thích gì, học gì và làm gì. Đây chính là vấn đề mà giáo dục nói chung và GDHN nói riêng cần giải quyết.
- Với câu hỏi số 2 “Nghề nghiệp tương lai em lựa chọn là gì?” rất nhiều lựa chọn đƣợc các em đƣa ra. Câu hỏi này với mục đích đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về khái niệm “nghề nghiệp”.Kết quả nhƣ bảng:
81.64 9.18 3.1 2.04 83.16 10.53 5.26 1.05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Thi vào THPT Học trung cấp nghề Học trƣờng năng khiếu Nghỉ học và tham gia lao động TN ĐC
Bảng 1.7. Định hướng nghề nghiệp của học sinh
Nghề nghiệp
Số lƣợng
SL %
Học lên THPT 38 19.69
Công an giao thông 22 11.40
Giám đốc kinh doanh 11 5.7
Lập trình viên game oline 12 6.22
Bác sĩ đa khoa 20 10.36
Thiết kế nội thất 5 2.59
Thiết kế thời trang 3 1.55
Ca sĩ 4 2.07
Ngƣời mẫu 3 1.55
Phi công 6 3.11
Bộ đội tăng thiết giáp 9 4.66
Giáo viên Sinh học 5 2.59
Đầu bếp 4 2.07 Nội chợ 6 6.11 Bán hàng online 16 8.29 Kiểm toán nhà nƣớc 12 6.22 Luật sƣ 9 4.66 CEO 13 6.74 Gamer 1 0.52 Làm Nail 1 0.52 Quả lý khách sạn 1 0.52 Tổng 193 100%
Sự lựa chọn nghề nghiệp của các em rất đa dạng, bên cạnh những lựa chọn chính xác về một nghề, tức phần nào các em đã hiểu thế nào là một nghề vẫn có học sinh chƣa hiểu đúng, có 19.69% chọn học lên THPT là một nghề, tƣơng tự có 5.7% chọn kinh doanh là một nghề. Điều này cho thấy vai trò quan trọng trong việc dạy học GDHN trong nhà trƣờng.
- Với câu hỏi “lý do lựa chọn nghề nghiệp”, có kết quả bảng thống kê nhƣ
sau:
Bảng 1.8. Lý do lựa chọn nghề nghiệp
Lý do lựa chọn nghề nghiệp
Số lƣợng
SL %
Theo định hƣớng của gia đình 52 26.94
Sở thích của bản thân 81 41.96
Lựa chọn theo bạn bè 17 8.8
Thầy, cô giáo tƣ vấn 9 4.7
Theo xu hƣớng trên báo, mạng xã hội 19 9.84 Do nhận thấy năng lực bản thân phù
hợp với nghề
14 7.3
Lý do khác 1 0.5
Tổng 193 100%
Với lý do theo mong muốn của bố mẹ có 26.94% , có đến 41.94% học sinh lựa chọn là do thích ngành nghề đó. Những lý do quan trong khác nhƣ dựa trên năng lực bản thân chỉ có 7.3%. Điều này chứng tỏ các em chƣa hiểu rõ những nguyên tắc căn bản trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Sự lựa chọn của các em chủ yếu dựa vào cảm tính, sở thích của cá nhân chứ chƣa căn cứ vào năng lực của bản thân.
- Khi đƣợc hỏi về “những khó khăn gặp phải khi lựa chọn nghề và hƣớng giải quyết” của học sinh, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.9. Khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp
Khó khăn
Những khó khăn thƣờng gặp phải khi em chọn trƣờng/nghề nghiệp đó là:
Không biết mình phù hợp với trƣờng, ngành nghề nào
43(22.28%)
Không đánh giá đƣợc năng lực của bản thân 51(26.42%) Hiểu biết về các trƣờng/ ngành nghề hạn chế 27(13.99%) Không lựa chọn đƣợc trƣờng/ngành nghề phù hợp 22(11.40%) Bất đồng quan điểm với bố mẹ trong việc chọn
trƣờng 39(20.21%) Những khó khăn khác 11(5.70%) Hƣớng giải quyết
Gặp khó khăn em thƣờng làm gì để giải quyết?
Hỏi ý kiến bố mẹ 43(22.28%)
Hỏi ý kiến thầy cô giáo 34(17.62%)
Chia sẻ với các bạn cùng lớp 25(12.95%) Tìm hiểu thông tin trên mạng, báo đài. 74(38.34%)
Từ nguồn khác 17(8.81%)
Qua số liệu bảng 1.8, ta nhận thấy rằng đa số các em đều gặp khó khăn tron việc lựa chọn trƣờng là không biết mình phù hợp với ngành nghề nào với 22.28%, không đánh giá đƣợc năng lực của bản thân 26.42%, để đƣa ra lựa chọn phù hợp. Một lý lo cũng hay gặp phải của các em khi lựa chọn trƣờng thi, nghề nghiệp đó là sự bất đồng quan điểm với bố mẹ. Phụ huynh thƣờng áp đặt sự lựa chọn của mình lên con cái, hƣớng con cái theo suy nghĩ của mình mà không quan tâm con cái có phù hợp với lựa chọn đó không. Đây là lý do rất nhiều em học sinh đã chọn nhầm trƣờng, nhầm nghề. Và khi gặp khó
khăn, khi thiếu thông tin về trƣờng, về nghề nghiệp sự lựa chọn của các em không phải là tham khảo ý kiến bố me, thầy cô mà các em thƣờng chủ động tìm kiếm thông tin cho mình (38.34%). Thông tin trên mạng, đài báo thƣờng có rất nhiều sai lệch do vậy nếu nhƣ không đƣợc hƣớng dẫn các em có thể hiểu sai kiến thức dẫn tới có những lựa chọn sai lầm. Điều này cho ta thấy việc dạy học GDHN chƣa thực sự có hiệu quả trong nhà trƣờng.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nội dung chƣơng này đã trình bày tổng quan về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tích hợp GDHN trong dạy học môn khoa học nói chung và môn Sinh học nói riêng. Việc dạy GDHN trong nhà trƣờng là một xu thế toàn cầu, đƣợc cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên việc GDHN trong nhà trƣờng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa mang lại nhiều hiệu quả cho học sinh, giáo viên hay cả đối với phụ huynh. GDHN không chỉ là hoạt động của một cá thể, một tập thể riêng nào đó, mà nó cần có sự thống nhất toàn xã hội, cần có sự liên kết giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội thì GDHN mới thực sự đem lại hiệu quả cao.
Từ những nội dung có trong chƣơng 1 là cơ sở cho việc xây dựng những nội dung và phƣơng pháp tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học chƣơng 2 để giải quyết những vẫn đề còn vƣớng mắc chƣa hiệu quả ở chƣơng 1 đã đề cập.
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGIỆP TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC LỚP 9 2.1. Phân tích nội dung phần Di truyền và biến dị -Sinh học 9
2.1.1. Những nguyên tắc tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào môn Sinh học
- Không làm thay đổi nội dung, kiến thức bài học, đảm bảo tính mục tiêu của bài học. Quá trình dạy học cần đảm bảo mục tiêu của môn Sinh học, cũng nhƣ mục tiêu của quá trình GDHN. Không biến bài học môn Sinh học thành bài học GDHN. Kiến thức GDHN đƣợc khai thác, tích hợp dựa trên các kiến thức của môn Sinh học 9.