Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận, qui mô đầu tư I Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam " doc (Trang 45 - 48)

III. Qui mô vốn đầu tư

B. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận, qui mô đầu tư I Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư

I. Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư

1.Lãi suất tác động đến qui mô vốn đầu tư

Nguồn vốn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ở Việt Nam cũng vậy, trong nhiều năm trở lại đây, tốc độ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước luôn ở các con số ấn tượng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam trong những năm qua, trong đó có sự tác động đến từ lãi suất.

Quan sát mức lãi suất tiết kiệm thực VND từ năm 1995 - 2006, nhìn chung có xu hướng giảm từ mức 7,5%/năm của năm 1999 xuống còn 4,9%/năm của năm 2000 và -1,2% của năm 2005.

Theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư: I= a- br

Hình 9. Lãi suất thực kì hạn ba tháng giai đoạn 1995-2006

Xu hướng giảm của lãi suất tiết kiệm thực VND trong hơn mười năm từ 1995- 2006 đã có tác động tới quy mô vốn đầu tư theo hướng gia tăng lượng vốn đầu tư. Trong mối quan hệ giữa quy mô vốn đầu tư và lãi suất, khu vực tư nhân có sự nhạy cảm hơn so với khu vực doanh nghiệp của nhà nước. Điều này là do, các doanh nghiệp của Nhà nước được tiếp cận nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so với khu vực tư nhân (kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về nguồn vốn của các DNNN năm 2004- 2004, cho kết quả là nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 42% tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp).

Mặt khác, trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn giai đoạn trước (số doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng từ 35.004 DN năm 2000 lên 84.003 DN năm 2004 và 123.392 năm 2006, số doanh nghiệp Nhà nước giảm từ mức 5.759 DN năm 2000 xuống còn 4.596 DN năm 2004 và 3.720 năm 2006). Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của khu vực tư nhân ngày càng thuận lợi hơn. Theo số liệu thống kê của NHNN, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng từ mức 55,3% tổng dư nợ năm 2000 lên 68,7% tổng dư nợ năm 2007. Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê năm 2007, quy mô vốn đầu tư của thành phần tư nhân chiếm tỷ trọng 35,3% trong tổng số vốn đầu tư của cả nước, tức là gần xấp xỉ mức vốn đầu tư của kinh tế nhà nước (39,9%).

Vì vậy sự thay đổi trong lãi suất càng ngày càng có ảnh hưởng lớn đến quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Việt Nam trong những năm trở lại đây phải đối mặt với vấn đề tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, trên 30%, điều đó chứa đựng nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn và có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế.

Quyết định 16 của NHNN nhằm chấn chỉnh tình hình cho vay của các NHTM với mục đích hạn chế nợ xấu và đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đi vay. Lãi suất cho vay thương mại, các NHTM bị buộc phải giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản, nghĩa là phải dưới 21%/năm. Xét về tổng thể nền kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp có thể vẫn vay được ở mức lãi suất 21% (mà đa số sẽ là các DNNN hoặc các công ty có mối quan hệ cánh hẩu với các NHTM), những doanh nghiệp khác khi bị ngân hàng từ chối cho vay sẽ phải vay từ các nguồn tín dụng “nóng” khác với lãi suất cao hơn trần hoặc phải cắt giảm các khoản đầu tư của mình tạo nên những mất mát vô hình cho xã hội.

Hình 10. Mối quan hệ giữa lãi suất và tín dụng

Việc áp đặt trần tín dụng sẽ làm đường cung tín dụng dịch chuyển về bên trái (từ SS thành S’S') và mức lãi suất thực tế (effective interest rate) trong thị trường tín dụng sẽ tăng từ R lên R’. R’ chắc chắn sẽ cao hơn trần cho vay 21% hiện nay đơn giản vì nếu nó nhỏ hơn NHNN sẽ không việc gì phải áp đặt trần tín dụng. Nếu vậy thị trường vốn sẽ tự điều chỉnh để mức tăng trưởng tín dụng cân bằng nhỏ hơn mức trần 30% mà NHNN mong muốn.

Trên thực tế, đối với các NHTMCP nhỏ có mức tăng trưởng tín dụng cho 6 tháng đầu năm đã gần bằng hoặc thậm chí vượt ngưỡng 30% như trường hợp của Techcombank, R’ phải cao tới mức không thể chấp nhận được để tín dụng không tăng trưởng trong 6 tháng còn lại. Xét về tổng thể nền kinh tế, mặc dù một số doanh nghiệp có thể vẫn vay được ở mức lãi suất 21% (đa số sẽ là các DNNN hoặc các công ty có mối quan hệ cánh hậu với các NHTM), những doanh nghiệp khác khi bị ngân hàng từ chối cho vay sẽ phải vay từ các nguồn tín dụng “nóng” khác với lãi suất cao hơn trần hoặc phải cắt giảm các khoản đầu tư của mình tạo nên những mất mát vô hình cho xã hội (deadweight loss). Về bản chất, việc NHNN Việt Nam áp đặt trần tín dụng cho các NHTM tương đương với áp đặt lãi suất thực dương cho giới doanh nghiệp thông qua một biện pháp phi thị trường.

Lãi suất Việt Nam đang ở mức cao làm cho nền kinh tế có hiện tượng bị thiếu vốn trầm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tác động của lãi suất đến tình hình đầu tư có độ trễ, vì vậy việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư trung và dài hạn. Lãi suất tăng cao trong những năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp. Theo số liệu về tình hình đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng quy mô vốn đầu tư khu vực tư nhân giai đoạn 2006-2008 chỉ đạt mức 118- 119% so với tốc độ xấp xỉ 130% của các năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng qui mô vốn đầu tư giảm đi trong giai đoạn 2006-2008 chịu một phần lớn tác động từ việc tăng lãi suất cho vay.

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam " doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w