Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam " doc (Trang 35 - 39)

1. Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư

1.1. Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch. Nếu so sánh giữa các khu vực của nền kinh tế thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu bỏ xa các khu vực khác, những năm gần đây khu vực này đều có mức tỷ suất lợi nhuận đều trên 10%, phải để đến như: Toyota Việt Nam hơn 19% năm 2007, Canon Việt Nam 16.2% năm 2006, …

Trong khi đó các khu vực kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế có sự góp mặt của Nhà nước lại tỏ ra hoạt động không mấy hiệu quả. Như trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Quảng Ngãi quản lý trong năm 2006 đạt lợi nhuận là 8597 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ là 0,56%.

Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực, trong suốt giai đoạn 2000 -2007 bên cạnh những điểm sáng góp phần vào đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước lại có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ với tỷ suất lợi nhuận âm. Khi chia theo các ngành sản xuất kinh doanh chính dễ dàng nhận thấy tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp ở một số hoạt động như: hoạt động văn hóa thể thao, nông nghiệp và lâm nghiệp, hoạt động khoa học và công nghê. Trong khi ngành công nghiệp khai thác mỏ lại có tỷ suất lợi nhuận rất cao (tới trên 40%, theo số liệu của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 đạt 40.3%) hay hoạt động vận tải kho bãi và thông tin liên lạc cũng có mức tỷ suất lợi nhuận tương đối đều khoảng trên dưới 10% như: CTCP Container Việt Nam đạt 8.1 % năm 2007, CTCP hàng hải Đông Đô đạt 9.4% năm 2007( Nguồn: www.vietstock.com.vn).

Bảng 2. Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ,các khu vực qua một số năm Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(%)

2000 2001 2002 2003

TỔNG SỐ 3.739 3.777 4.320 4.535

Chia theo khu vực và thành phần kinh tế

1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước 2.351 2.453 2.900 2.768

+ DN nhà nước Trung ương 2.271 2.397 2.756 2.595 + DN nhà nước Địa phương 2.873 2.816 3.696 3.81

2. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà

nước 1.798 2.277 2.311

2.146

+ DN Tập thể 3.888 3.207 3.725 2.205 + DN Tư nhân 4.262 3.302 3.330 2.766 + Công ty Hợp doanh 1.291 -2.314 5.843 0.27 + Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư

nhân 0.432 1.202 1.242 1.536

+ CT cổ phần có vốn Nhà nước 4.721 4.803 4.529 3.53 + CT cổ phần không có vốn Nhà

nước 0.748 1.213 1.854

1.79

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8.971 8.740 9.991

+ 100 % vốn nước ngoài -0.200 -0.250 1.828 + DN liên doanh với nước ngoài 14.367 15.249 17.245

Chia theo ngành SXKD chính

Nông nghiệp và Lâm nghiệp 0.890 -0.254 2.483

Thuỷ sản 6.730 5.404 6.628

Công nghiệp khai thác mỏ 45.737 46.973 44.016 Công nghiệp chế biến 2.752 3.252 4.034 Sản xuất & phân phối điện, khí đốt

và nước 1.781 2.762 3.039

Xây dựng 1.720 2.055 1.626

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động

cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình 0.221 -0.007 0.394 Khách sạn và nhà hàng. -3.396 -2.062 0.359 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. 10.329 11.535 12.982 Tài chính, tín dụng. 1.054 0.885 1.109 Hoạt động khoa học và công nghệ. 2.559 -0.114 1.507 Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh đến tài sản, dịch vụ tư vấn 1.459 2.679 2.213 Giáo dục và đào tạo. 5.121 15.342 6.296 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. 11.699 13.144 1.789 Hoạt động văn hoá và thể thao. -0.947 -1.550 0.613

Nguồn: Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2002 – nguồn Tổng cục thống kê

1.2.Tỷ suất lợi nhuận giữa ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có sự chênh lệch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu ước tính thì năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của một số ngành trung bình như sau: điện lực 29%, dầu khí 16%, dược phẩm 40%, cao su 33%, thực phẩm 17%.

Trường hợp các ngành xây dựng, tài chính tín dụng , các hoạt động kinh doanh tài sản dịch vụ tư vấn nếu căn cứ theo bảng số liệu dưới đây thì mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành này còn thấp.

Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng giai đoạn 2000-2002 ĐVT:% Năm 2000 2001 2002 TSLN trên vốn kinh doanh (%) TSLN trên doanh thu (%) TSLN trên vốn kinh doanh (%) TSLN trên doanh thu (%) TSLN trên vốn kinh doanh (%) TSLN trên doanh thu (%) Hoạt động tài chính tín dụng 1.054 9.352 0.885 8.307 1.109 9.551 Hoạt động kinh doanh tài sản,dịch vụ tư vấn 1.459 6.809 2.679 12.475 8.307 8.409 Nguồn :Tổng cục thống kê

Tuy nhiên vài năm gần đây tỷ suất lợi nhuận của ngành tài chính ngân hàng lại khá cao đáng phải kể đến như :

- Ngân hàng GP bank có tỷ suất lợi nhuận 19.44% năm 2007 - Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu đạt 8.1% năm 2007

1.3. Tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng có sự chênh lệch đáng kể.

Có thể điểm qua một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính và các hoạt động liên quan sau.

Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: %)

Doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 CTCP chứng khoán Hải Phòng 11.04%

CTCP chứng khoán Bảo Việt 14.3% CTCP chứng khoán Kim Long 5.8% CTCP chứng khoán Hải Phòng 1.4%

Nguồn: www.vietstock.com.vn

Trong ngành vận tải kho bãi cũng có hiện tượng tương tự:

Bảng 5. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh kho bãi năm 2006 (ĐVT: %)

Doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 CTCP hàng hải Đông Đô 9.4%

CTCP vận tải biển VINASHIP 5.8% CTCP vận tải xăng dầu VITACO 2.7% CTCP vận tải Hà Tiên 1.9% CTCP container Việt Nam 8.1%

Nguồn: www.vietstock.com.vn

1.4. Tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ở các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có sự chênh lệch

Gần đây một số doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài như Lào, Đông Âu, một số nước châu Phi ( trong đó chủ yếu là Lào- chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam) không chỉ dựa trên tinh thần hợp tác, mang tính chính trị mà ẩn chứa sau đó chính là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được sẽ cao hơn trong nước.

1.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp

Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung đều có mức tăng trưởng khá mạnh. Chỉ xét năm 2006 tổng doanh thu thuần đạt 2.553.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2005, bình quân giai đoạn 2002 - 2006 tăng 28,72%/năm. Trong các ngành sản xuất - kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn - nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%.

Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn đạt thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân năm 2006 đạt 4,42%, so

với mức 4,85% năm 2005. Thậm chí, một số doanh nghiệp nhà nước còn có tỷ suất lợi nhuận âm.

2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân cơ bản chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân mỗi doanh nghiệp: khả năng quản lý điều hành, chiến lược phát triển, maketting, thị trường… trong khi chúng chính là những tiền đề để có một mức tỷ suất lợi nhuận cao.

- Do chính sách nhà nước áp dụng đối với mỗi thành phần, mỗi ngành kinh tế là khác nhau, điều này được thể hiện rất rõ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Do vai trò vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế khác nhau, mỗi ngành có sự đóng góp khác nhau trong tổng sản phẩm quốc nội và giữ vai trò khác nhau trong tăng trưởng kinh tế.

- Do đặc thù của mỗi ngành, có ngành có những lợi thế riêng như ngành chế biến xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, ngành dệt may xuất khẩu. Và ngược lại có những ngành có nhiều bất lợi như các ngành sản xuất hàng hóa công cộng.

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam " doc (Trang 35 - 39)