Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

Một phần của tài liệu Ôn tập lịch sử năm 2015 (Trang 94 - 95)

L p thêm nhi u công ty than m i: ềớ Công ty thanH ong ạ Đồng ng; Công ty than và kim khí ông D ng; Công ty than Tuyên

2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

Những âm mưu của Mĩ – Diệm ở miền Nam đã đưa đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt lâu dài; miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, miền Nam rơi vào tay đế quốc Mĩ. Trước tình thế đó, Đảng ta đã đề ra hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau cho hai miền:

Miền Bắc: chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN nhằm hoàn thành cải cách ruộng

đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế… xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam.

Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại chủ nghĩa thực

dân kiểu mới của Mĩ, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai nhiệm vụ trên tuy khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích chung là đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai của chúng để đi đến thống nhất đất nước. Trong đó, miền Bắc giữ vai trò là hậu phương, đảm bảo cho sự thắng lợi của toàn cuộc cách mạng; miền Nam là tiền tuyến trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ và tay sai.

Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Đặc điểm tình hình nước ta sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ và hoà bình lập lại ở Đông Dương 7/1954.

Câu 2: Nhiệm vụ cách mạng ở hai miền Nam - Bắc sau Hiệp định Giơ – ne - vơ.

BÀI 14

MIỀN NAM CHỐNG “CHIẾN TRANH ĐƠN PHƯƠNG” CỦA MĨ – DIỆM (1954 – 1960)1. Âm mưu chiến lược của Mĩ – Diệm ở miền Nam sau Hiệp định Giơ – ne - vơ 1. Âm mưu chiến lược của Mĩ – Diệm ở miền Nam sau Hiệp định Giơ – ne - vơ

Sau khi thực dân Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Ngày 7/11/1954, Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở ĐNÁ.

Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng.

Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền.

Cuối năm 1954, chúng thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu: “chống cộng, đả thực, bài phong”.

Tháng 10/1955, Diệm tổ chức trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại.

Tháng 3/1956, Diệm tổ chức bầu cử và thành lập Quốc hội lập hiến ở miền Nam, bất chấp hiệp định Giơ-ne-vơ; đến tháng 10/1956, Diệm cho ban hành Hiến pháp và lập ra cái gọi là “Nước Việt Nam Cộng Hòa”.

Sau khi đứng vững ở miền Nam, Diệm bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”; vây bắt, tàn sát, tù đày những người kháng chiến cũ, những người đấu tranh đòi tuyển cử thống nhất đất nước và cả những người không phục tùng chúng với phương châm “tiêu diệt

cộng sản không thương tiếc”, “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”… nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.

Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân.

Chính quyền Ngô Đình Diệm còn gây nhiều tội ác đối với nhân dân:

Ngày 04/9/1954, chúng tàn sát nhân dân ở Chợ Được-Quảng Nam làm 39 người chết, 37 người bị thương.

Ngày 21/01/1955, chúng trả thù những người kháng chiến cũ ở Vĩnh Trinh (Quảng Nam).

Ngày 01/12/1958, chúng đầu độc 6000 người yêu nước ở nhà tù Phú Lợi, làm hơn 1000 người chết.

Nghiêm trọng hơn, Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.

Một phần của tài liệu Ôn tập lịch sử năm 2015 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w