Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam 1 Chuyển biến về kinh tế

Một phần của tài liệu Ôn tập lịch sử năm 2015 (Trang 56 - 58)

L p thêm nhi u công ty than m i: ềớ Công ty thanH ong ạ Đồng ng; Công ty than và kim khí ông D ng; Công ty than Tuyên

3.Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam 1 Chuyển biến về kinh tế

3.1. Chuyển biến về kinh tế

Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến.

Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.

3.2. Chuyển biến về giai cấp

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất hiện

các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.

3.2.1. Giai cấp địa chủ - phong kiến

Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân.

Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai.

3.2.2. Giai cấp tư sản

Mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc, giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành; họ phần lớn là những tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, đại lí cho tư bản Pháp,… đã tích luỹ vốn và đứng ra kinh doanh riêng trở thành tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền...

Giai cấp tư sản Việt Nam tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh như Công thương (Tiên Long Thương đoàn (Huế), Hưng Hiệp hội xã (Hà Nội), xưởng chế xà phòng của Trương Văn Bền (Sài Gòn)), kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng Việt Nam ở Nam Kì), Nông nghiệp và khai mỏ (công ty của Bạch Thái Bưởi, đồn điền cao su của Lê Phát Vĩnh và Trần Văn Chương).

Ngay khi vừa mới ra đời giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thực lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp và sau một thời gian phát triển thì bị phân hoá thành hai bộ phận:

Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên họ câu kết chặt chẽ với thực dân

Pháp.

Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, bị chèn ép. Họ có khuynh hướng dân tộc và dân

chủ và giữ một vai trò đáng kể trong phong trào dân tộc.

3.3.3. Giai cấp tiểu tư sản thành thị (Những người buôn bán nhỏ, viên chức, trithức, học sinh, sinh viên...) thức, học sinh, sinh viên...)

Sau chiến tranh, giai cấp tiểu tư sản phát triển nhảy vọt về số lượng; họ bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, khinh rẽ, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản và thất nghiệp.

Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức có điều kiện, khả năng tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái tham gia CM.

3.3.4. Giai cấp nông dân (90% dân số)

Bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề dẫn đến bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Một bộ phận trở thành tá điền cho địa chủ - phong kiến, một bộ phận nhỏ rời bỏ làng quê vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ của tư sản => Trở thành công nhân.

Họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng nỗi lên đấu tranh GPDT.

3.3.5. Giai cấp công nhân

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Trước chiến tranh, giai công nhân Việt Nam khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn.

Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nét riêng:

+ Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.

+ Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người Việt. + Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc.

Là một giai cấp mới, nhưng công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng tiến bộ.

Tóm lại, Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, đẩy tinh thần cách mạng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lên một độ cao mới.

Câu hỏi và bài tập:

1. Dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình giai cấp của xã hội Việt Nam có gì thay đổi? (Đề thi tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001). 2. Thái độ của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với sự thống trị của thực dân Pháp và tay sai.

3. Trình bày chính sách đầu tư khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác động của nó đến tình hình kinh tế Việt Nam.

BÀI 2

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAMTỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

Một phần của tài liệu Ôn tập lịch sử năm 2015 (Trang 56 - 58)