SPDD là những sản phẩm đang còn nằm trên dây chuyền sản xuất, đang còn tiếp tục sản xuất gia công chế biến để hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ có liên quan tới cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Vì vậy, để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành phải đánh giá sản phẩm dở dang.
Căn cứ vào đối tượng và phương pháp hạch toán đã xác định, cuối kỳ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tính toán và kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào TK 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Kết cấu TK 154: - Bên nợ:
TK 621 Dđk: *** Ket chuyển CPNVLTT
TK 622
Ket chuyền CPNCTT
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
+ Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;
+ Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
- Bên có:
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB;
+ Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;
+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa \chữa được; + Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632 );
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Sinh viên: Phạm Thị Thu Trang 17 Lớp: K19CLC - KTB
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí kinh doanh sản xuất dở dang
TK 154
TK 152, 111... Các khoản ghi giảm
TK 627 Ket chuyền CPSXC TK 155, 152 Nhập kho vật tư, SP TK 157 Gủi bán TK632 Tiêu thụ --- ---► thẳng Tồng giá thành thực tê SP, lao vụ hoàn thành Dck:***
Đánh giá SPDD là việc xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ mà khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ phải gánh chịu. Tùy theo đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất của đơn vị mà có thể áp dụng các phương pháp đánh giá SPDD sau:
1.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý.
Theo quy định hiện hành về Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải xây dựng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng định mức sản xuất. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức là phổ biến. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý thì có thể dựa trên chi phí sản xuất thực tế và tùy đặc điểm sản xuất của mình mà lựa chọn đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc khối lượng hoàn thành tương đương.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức.
+ Ưu điểm : tính toán nhanh vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh hơn.
+ Nhược điểm : mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được.
1.2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) được bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ. Các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng chi phí, sản phẩm dở dang ít, không biến động nhiều đầu kỳ và cuối kỳ, các chi phí này được tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này thì chỉ có chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính trực tiếp được tính cho sản phẩm hoàn thành và phân bổ cho sản phẩm làm dở cuối kỳ; còn tất cả các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Công thức xác định giá trị SPDD cuối kỳ được xác định:
Giá trị sản Giá trị SPDD + Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng phẩm dở = ____________________________đầu kỳ___________x SPDD cuối
dang cuối Số lượng sản + Số lượng SPDD cuối kỳ kỳ
kỳ phẩm hoàn thành
+ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh.
+ Nhược điểm: Kết quả kém chính xác vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
1.2.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương.
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán.
Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dở người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương:
Giá trị SPDD---" J1 ɪ. . L / —x Số lượng SP tương
S L S P h O à n th à nh+S L S P tương đương b b
đương cuối kỳ
Số lượng SP tương đương = Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ chế biến hoàn thành
+ Ưu điểm : Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp.
+ Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.
1.3. Kế toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.3.1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm cụ thể và trình độ, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng thì từng loạt sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc từng đơn hàng hoàn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
thành là đối tượng tính giá thành. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn định thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, dịch vụ và đơn vị sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành.
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm tự chế ở từng giai đoạn sản xuất và từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm có là đối tượng tính giá thành hay không còn phải tính đến chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có bán được hay không, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp đặt ra như thế nào.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm.
1.3.2. Phương pháp tính giá thành
1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.
> Công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
+ Ưu điểm: Dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít , việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.
+ Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn, doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
sản xuất ngắn sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than , quặng , hải sản ..các doanh nghiệp sản xuất động lực .
1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép; doanh nghiệp đóng gói bao bì; doanh nghiệp chế biến nông sản;....
> Công thức:
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
+ Ưu điểm: tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình.
+ Nhược điểm: vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.
1.3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.
> Công thức:
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
+ Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này..v.v nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
+ Nhược điểm: Theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khỏan mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau.Do đó sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
1.3.2.4. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ.
> Công thức
Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính
dở dang cuối kỳ
+ Ưu điểm: việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu , theo dõi.
+ Nhược điểm:doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ . khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính .
1.3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thị Thu Hương
án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.
> Công thức:
Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
+ Ưu điểm: linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.
+ Nhược điểm: Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác. Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất