Công tác truyền thông giáo dục được đẩy mạnh về số lượng và chất lượng, phong phú về hình thức, huy động được đông đảo lực lượng tham gia, có đổi mới về cách làm đã góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân chuyển biến nhận thức, hiểu rỏ sự cần thiết và lợi ích của KHHGĐ.
4.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BPTT- KHHGĐ. KHHGĐ.
4.2.1. Cơ sở cung cấp dịch vụ và lý do đến khám thai KHHGĐ
Đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đa dạng hoá các phương tiện tránh thai chất lượng cao, cũng cố phát triển mạng lưới KHHGĐ, tiến tới thoả mãn nhu cầu người sử dụng nhằm tăng nhanh tỷ lệ vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng BPTT bảo đảm mục tiêu giảm sinh.
Từ bảng 3.18 cho thấy việc cung cấp dịch vụ đến tận người dân thường xuyên chủ yếu là hệ thống dịch vụ công, miễn phí như: Trạm Y Tế xã chiếm
71,76%, BV, TTYT huyện chiếm 26%, còn lại các cơ sở khác chiếm tỷ lệ thấp 1% và < 1%. Các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ đến tận người dân vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã tạo điều kiện cho người dân đến tham gia và nhận các dịch vụ KHHGĐ.
Vì vậy, việc đầu tư và xây dựng trạm y tế quy mô với đội ngủ cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu của người dân và thuận tiện trong cung cấp dịch vụ KHHGĐ là rất cần thiết, các BPTT lâm sàng cho đối tượng sử dụng là một trong những giải pháp tích cực nhằm thực hiện KHHGĐ.
Từ bảng 3.19 cho thấy lý do đối tượng nghiên cứu chọn nơi dịch vụ KHHGĐ. Gần nhà kết hợp với phục vụ tốt là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 54,5%, gần nhà chiếm 30,5%, còn các nơi khác có tỷ lệ thấp. Yếu tố gần nhà phục vụ tốt, tiện lợi cho việc đi lại, chi phí ít tốn kém, nên đối tượng chọn đến khám và thực hiện dịch vụ KHHGĐ, đây là lý do chính đáng để đối tượng lựa chọn dịch vụ, còn các yếu tố khác chiếm tỷ lệ thấp.
Tại Trạm Y Tế nữ hộ sinh đã thành thạo trong công việc khám thai, đỡ đẻ và đặt được các DCTC, cấy được thuốc tránh thai, tiêm được thuốc tránh thai, còn BCS, thuốc uống tránh thai đều có sẳn tại Trạm Y Tế và đưa về tận cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, nên thu hút và tạo thói quen cho đối tượng đến khám thai và nhận dịch vụ KHHGĐ, chính điều đó đã làm tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chọn gần nhà + phục vụ tốt chiếm tỷ lệ cao.
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện các BPTT
4.2.2.1. Tuổi và việc thực hiện các BPTT
Từ bảng 3.20. Cho thấy tuổi đối tượng có tuổi càng cao thì sử dụng BPTT càng nhiều, vì sau khi kết hôn các cặp vợ chồng tập trung vào việc sinh con nên ít hoặc chỉ sử dụng các BPTT tạm thời. Mặt khác các đối tượng đã có
số con ổn định nên họ chủ động thực hiện các BPTT nhằm thực hiện KHHGĐ.
4.2.2.2. Nghề nghiệp và việc thực hiện các BPTT
Từ bảng 3.21. Phần lớn đối tượng có nghề nghiệp làm ruộng có tỷ lệ sử dụng các BPTT cao bởi vì đặc thù công việc và trình độ có giới hạn nên sau khi tiếp thu chương trình KHHGĐ họ dễ chấp nhận sử dụng các BPTT để an toàn hơn và tránh các trường hợp sinh con ngoài ý muốn. Mặt khác những đối tượng có nghề khác họ có thời gian và kiến thức về KHHGĐ nên họ chủ động thực hiện các BPTT vì vậy mà số lượng không thực hiện chiếm tỷ lệ cao nhưng đảm bảo KHHGĐ.
4.2.2.3. Học vấn và việc thực hiện BPTT
Từ bảng 3.22. Theo bảng ta thấy phụ nữ có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống sử dụng các BPTT cao hơn số phụ nữ cấp từ cấp III trở lên. Điều này dường như mâu thuẫn, nhưng cho phép chấp nhận vì những phụ nữ có trình độ cao sẽ tiếp thu những thông tin nhiều về các KHHGĐ, vì vậy tuy không sử dụng các BPTT họ vẫn kế hoạch không sinh con.
4.2.2.4. Kinh tế hộ gia đình và việc thực hiện các BPTT
Từ bảng 3.23 Cho ta thấy phần lớn các gia đình nghèo khả năng tiếp thu các thông tin về DS/KHHGĐ ít, nên việc chủ động thực hiện KHHGĐ đang còn hạn chế, phần lớn các hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo họ muốn có nhiều con để giúp đỡ gia đình vì vậy mà số lượng không thực hiện các BPTT hiện đại đối với họ đang còn ít. Ngược lại những gia đình không nghèo sự hiểu biết về các BPTT tốt hơn, nên họ có sự lựa chọn và chủ động thực hiện các BPTT nhằm KHHGĐ vì vậy mà các đối tượng này chiếm tỷ lệ sử dụng các BPTT cao hơn.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu 600 phụ nữ ở độ tuổi 15- 49 có chồng, được cán bộ y tế, cán bộ dân số điều tra và thu thập số liệu từ báo cáo thống kê và tổng kết qua các năm của xã Cam Nghĩa- huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị chúng tôi có thể đưa ra các kết luận sau.
1. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại xã Cam Nghĩa- huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng trị.
Qua điều tra ta thấy các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai khá tốt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra
+ Trong 3 năm dân số Cam Nghĩa ít biến động, tỷ lệ sinh hàng năm giảm dần. Tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai hiện đại qua các năm đạt và vượt kế hoạch từ 105% năm 2008, tăng lên 107,5% năm 2010. Các biện pháp tránh thai ngày càng đa dạng, trong đó số đối tượng đang sử dụng BPTT chiếm tỷ lệ cao 93%, số đối tượng không sử dụng BPTT chiếm tỷ lệ thấp 7%.
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình
+ Tuổi kết hôn: Tuổi kết hôn trung bình là 21,2 tuổi. Kết hôn ở lứa tuổi 16 -19 tuổi là 4%, tỷ lệ kết hôn cao nhất ở độ tuổi 20 -24 tuổi chiếm 41,67%, sau đó giảm dần ở độ tuổi cao hơn.
+ Tỷ lệ đối tượng đã từng sử dụng 1 BPTT chiếm tỉ lệ (82,15%). Thời điểm bắt đầu sử dụng BPTT thường sau khi có 1 con chiếm tỉ lệ (52,5%).
+ Có 93% đối tượng hiện đang sử dụng BPTT trong đó biện pháp được sử dụng nhiều nhất là DCTC (67%), các biện pháp khác có tỉ lệ dưới 10% và thuốc cấy tránh thai chiếm tỷ lê thấp nhất là 1,16%..
2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại
Có nhiều yếu tố liên quan đến việc thực hiện các BPTT hiện đại tại xã.
+ Kiến thức về kế hoạch hoá gia đình : 100% Đối tượng biết ít nhất một BPTT, không có đối tượng không biết BPTT nào. Biện pháp kể đến nhiều nhất là DCTC (95,67%), tiếp theo là BCS (94,33%), ít nhất là thuốc cấy tránh thai (11,83%).
+ Phần lớn đối tượng hiểu được mục đích của chương trình DS/ KHHGĐ là vận động sinh ít con chiếm 25,67% và hiểu được cả hai mục đích là vận động ít con và vận động sử dụng các biện pháp tránh thai chiếm 58,17%.
+ Nơi đối tượng chọn dịch vụ: Nhiều nơi cung cấp dịch vụ khám thai và KHHGĐ, trong đó TYT là cơ sở cung cấp nhiều nhất (71,66%), lý do chọn dịch vụ là gần nhà và phục vụ tốt (54,5%), vì các cơ sở này đủ điều kiện đáp ứng cho đối tượng.
+ Truyền thông tư vấn: Số đối tượng được tư vấn trên 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 67%,. Số được tư vấn 2 lần là 20,67%, số được tư vấn 1 lần 11%, không được tư vấn lần nào chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,33%. Số đối tượng đươc tư vấn nhiều lần làm thay đổi được nhận thức và thực hiện tốt các biện pháp tránh thai KHHGĐ.
+ Tuổi: tỷ lệ sử dụng BPTT cao nhất ở nhóm trên 40 tuổi, thấp nhất ở nhóm 16-19 tuổi. Tuổi càng cao thì tỷ lệ sử dụng BPTT càng tăng.
+ Nghề nghiệp: Đối tượng nghiên cứu có nghề nhiệp làm ruộng sử dụng BPTT (96,41%), nghề nhiệp CBCC, buôn bán và nội trợ sử dụng BPTT (86,67%). Đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng không sử dụng BPTT là (3,59%), nghề nghiệp CBCC, buôn bán và nội trợ không sử dụng BPTT (13,33%).
+ Học vấn: Đối tượng nghiên cứu có trình độ ≥ Cấp III sử dụng BPTT là (79,09%), trình độ ≤ Cấp II sử dụng BPTT là (96,12%). Đối tượng nghiên cứu có trình độ ≥ Cấp III không sử dụng BPTT (20,91%), trình độ ≤ Cấp II không sử dụng BPTT (3,88%).
+ Kinh tế: Đối tượng nghiên cứu có kinh tế không nghèo thực hiện các BPTT là 94,1%, đối tượng nghèo thực hiện các BPTT là 59,1%. Đối tượng nghiên cứu có kinh tế không nghèo không thực hiện các BPTT là 6,9%, đối tượng nghèo không thực hiện các BPTT là 40,9%.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy để thực hiện các chương trình DS – KHHGĐ ở địa phương có hiệu quả, nhằm góp phần ổn định quy mô dân số. Chúng tôi có một số kiến nghị như sau :
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp về công tác DS – KHHGĐ. Xây dựng kế hoạch cụ thể ở các cấp nhằm thực hiện nghị quyết của Đảng và chính quyền về công tác DS – KHHGĐ.
2. Tăng cường tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của đội ngũ cộng tác viên và chuyên trách dân số.
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nhằm thay đổi hành vi, đặc biệt chú trọng truyền thông tư vấn trực tiếp cho các nhóm đối tượng đặc thù. Vận động xây dựng làng không có người sinh con thứ 3. Khuyến khích thực hiện mô hình gia đình hạnh phúc có từ 1-2 con. Xây dựng câu lạc bộ, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 có cam kết và khen thưởng hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Ban chấp hành trung ưowng Đảng (1993), “ Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng
2. Bộ môn sản, trường Đại học Y khoa Hà Nội (2002) "Bài giảng sản phụ khoa tập II”, NXB y học, Hà Nội,trang 166 - 175
3. Bộ Y tế - Tổng cục thống kê (2003) “Điều tra y tế quốc gia 2001-2002”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 96.
4. Bộ Y tế (2005), “Niên giám thống kê y tế năm 2004”, Hà Nội, tr. 13- 61.
5. Bộ Y tế (2002) "Kế hoạch hóa gia đình", Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trang 121 - 145.
6. Bộ Y tế, trung tâm thống kê, (2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005), “ Niên giám thống kê Y tế” , nhà xuất bản Y học .
7. Bộ Y tế (2001) "Triển khai chiến lược sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010" Chỉ thị số 05/2001/CT-BYT ngày 22/5/2001.
8. Chủ tịch nước (2003) "Công bố pháp lệnh dân số", Pháp lệnh ngày 22/01/2003.
9. Đảng bộ huyện Cam Lộ, (2005) “ Văn kiện đai hội Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005 – 2010” Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XII tại đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII. 10. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ
(2003) "Chính sách dân số - KHHGĐ và pháp lệnh dân số", Sổ tay báo cáo viên pháp luật, GPXB số 542/VHTT - BC, trang 7, 8, 16, 24, 26,111
11. Trung tâm DS/KHHGĐ Tỉnh Quảng Trị (2010), “ Báo cáo tổng kết: Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình 5 năm 2005-
2010” Báo cáo tổng kết công tác BVBMTE/KHHGĐ.
12.Trung tâm DSKHHGĐ huyện Cam Lộ. “Báo cáo tổng kết hoạt động DSKHHGĐ năm 2008, năm 2009, năm 2010”
13. Trung tâm Y tế Cam Lộ “ Tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2008, năm 2009, năm 2010 và Phương hướng hoạt động năm 2011” Báo cáo tổng kết năm 2008, năm 2009, năm 2010 về công tác BVBMTE/KHHGĐ.
14. Tổng cục thống kê, (2005) “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 01/04/2004. Những kết quả chủ yếu”, Nhà xuất bản thống kê.
15. Thủ tướng Chính phủ (2000) "Phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010", Quyết định số 147/2000/QĐ- TTg ngày 22/12/2000.
16. Thủ tướng Chính phủ (2000) "Phê duyệt chiến lược quốc gia về sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010", Quyết định số 136/QĐ- TTg ngày 28/11/2000.
17. UBQGDS - KHHGĐ (2000) "Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, cơ cấu biện pháp", Nhu cầu phương tiện tránh thai và quản lý hậu cần tại Việt Nam,NXB tổng công ty phát hành sách Việt Nam, trang 24 - 32.
18. UBQGDS - KHHGĐ (2002) "Sự hiểu biết của các cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ về các BPTT", Chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, Hà Nội trang 17
19.Trạm y tế Cam Nghĩa “ Tổng kết hoạt động chuyên môn năm 2008, năm 2009, năm 2010 và Phương hướng hoạt động năm 2011” Báo cáo tổng kết năm 2008, năm 2009, năm 2010 và Phương hướng hoạt động năm 2011 về công tác dân số KHHGĐ.
20.Đại học Y khoa Huế, 2002, Đại cương dân số học và thống kê dân số, các chỉ số cơ bản dân số học sức khỏe sinh sản, (Block 22, trang 18 – 24). 21.Đại học Y khoa Huế, 2002, Các biện pháp tránh thai, ( Block 24, trang
22.UBDS – GĐ và TE, 2005, Số liệu dân số gia đình trẻ em, NXB thống kê Hà Nội.
23.Bộ Y tế, Tổng cục DS – KHHGĐ 2010, Tài liệu tập huấn về công tác DS – KHHGĐ giành cho cán bộ xã (Trang 40 – 45).
24.Ngô Văn Bốn, 2003, Nghiên cứu tình hình KHHGĐ tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình năm 2003, luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y dược Huế.
25.Nguyễn Thị Hoa, 2009, Nghiên cứu tình hình thực hiện và quản lý KHHGĐ tại huyện Hòa Vang TP Đà Nẵng, luận án chuyên khoa cấp II. 26.Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thị Thơm, 2001, Dân số - Sức khỏe sinh sản
và KHHGĐ Việt Nam, Ủy ban DS-GĐ & TE, Hà Nội (trang 53 – 58). 27.Nguyễn Thị Hằng, 2006, Nghiên cứu tình hình thực hiện KHHGĐ tại
huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa, luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, chuyên ngành quản lý Y tế trường Đại học Y khoa Huế.
28.Nguyễn Thị Kinh Hoa, 2008, Nghiên cứu tình hình thực hiện KHHGĐ tại huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y dược Huế.
29.Trần Thị Phương Mai, 2001, Nghiên cứu hiệu quả tránh thai, độ an toàn và chấp nhận sử dụng thuốc cấy tránh thai Implanont ở phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, số 2 năm 2004, (trang 70 – 72).
30.Phạm Bá Nhất, 2004, Nghiên cứu biện pháp tăng cường sử dụng bao cao su và thuốc viên tránh thai trong chương trình DS – KHHGĐ, Tạp chí Y học thực hành, số 2, (trang 47 – 49).
TIẾNG ANH
31.Ahlburg, Dennis A., "Population Growth and Poverty", in Dennis A. Ahlburg, Allen C.Kelley, and Karen Oppenheim Mason, eds., The Impact of Population Growth on Well - Being in Developing Coun -
tries, Berlin: Springer - Verlag, 1996, pp. 219 - 258.
32. Ahlburg, Dennis, and Eric Jensen, "Education and the East Asian Miracle," paper prepared for the Conference on Population and the Asian Economic Miracle, East - West Center, Honolulu, January 7/10, 1997.
33. Grubb G.Women's perception of the safety of the pill: a survey in eight developing countries. Journal of biosocial science, 1987, 19 (3): 313. 34. Maine, Deborah(1991), “Safe Motherhood Programs: Options and
Issues”, New York:Comlumbia University,Center for Population and FamilyHealth,
35. Natural family planning. A guide to provision of services. Geneva. World Health Organization, 1988.
36.Robert L.A Hatcher, James trussell et al (2004), “Contraceptive technology”, pp 391 – 525
37. Otero-Flores JB, Guerrero FI, Vazquez-Estrada LA. (2003) “A comparative randomized study of three different IUDs in nullipa rous Mexica women”, Contracepption 67-4; 273-6
38. Westoff CR. Moreno L. Goldman N. The demographic impact of changes