Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Viện PSD

Một phần của tài liệu 293 hoàn thiện công tác đào tạo tại viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đào tạo của Viện PSD 1. Nội dung của quy trình đào tạo

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên của Viện có chuyên môn để thực hiện tuyên truyền, đạo tạo chuyển giao tại các đơn vị.

Liên hệ với các địa phương có nhu cầu, phối hợp thực hiện việc tuyên truyền, đào tạo chuyển giao

1.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại Viện PSD

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình đào tạo và là khâu rất quan trọng bởi khi xác định được nhu cầu đào tạo chúng ta mới có cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch để từ đó có các đánh giá về hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho một tổ chức.

Cách xác định nhu cầu đào tạo tại Viện PSD dựa vào:

Thứ nhất, nhu cầu của cán bộ công nhân viên của Viện PSD. Bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn công việc của họ hơn. Đào tạo thêm các cán bộ nguồn để từ đó đáp ứng nhu cầu đào tạo cho các cán bộ kế cận.

Thứ hai, theo định hướng của Viện. Viện đưa ra hướng phát triển dài hạn: tạo ra một nguồn lực có chất lượng để đáp ứng phát triển mở rộng về quy mô cũng như trở thành một tổ chức tiên phong trong ngành. Nâng cao trình độ chuyên gia, chuyên viên của Viện thông qua quá trình đào tạo các kiến thức nghiên cứu chuyên sâu.

Nguồn: Phòng Nhân sự Viện PSD

Dễ thấy số lượng nhân viên có nhu cầu đào tạo trong Viện tăng đều qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu do cán bộ, nhân viên tại Viện còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc có một số kinh nghiệm nhất định tuy nhiên vẫn còn khuyết. Bởi vậy, việc bổ sung thêm kiến thức để phát triển tư duy là điều thực sự cần thiết.

Khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, các Quyết định và thông báo sẽ được chuyển xuống phòng Hành chính nhân sự để lựa chọn các đối tượng cho phù hợp với nhu cầu đào tạo.

1.2. Lập kế hoạch đào tạo

1.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Các mục tiêu đào tạo được xác định dựa trên các nhu cầu đào tạo. Cán bộ nhân viên trong Viện cần được:

Thứ nhất, nắm vững kiến thức, kỹ năng chuyên môn, ứng dụng được vào thực tiễn để đưa ra các công trình nghiên cứu khoa học đóng góp vào công tác phòng chống ma túy

Thứ hai, những kiến thức tin học cần được đào tạo thêm để tất cả nhân viên trong Viện có thể ứng dụng các phần mềm quản lý vào trong công việc để đạt được hiệu quả cao hơn.

Đối với các Cán bộ quản lý: xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học của Viện gắn với xây dựng đội ngũ quản lý có chất lượng. Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm khoa học có chất lượng cao thông qua việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bước triển khai nhiệm vụ, vận hành đúng quy trình, quy chế đối với hoạt động nghiên cứu.

Đặc biệt nguồn nhân lực trị liệu nghiện ma túy bằng biện pháp tâm lý cần được đào tạo chuyên sâu cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì hầu hết các phương pháp cai nghiện khi muốn thành công và bền vững thì đều phải áp dụng liệu pháp tâm lý. Phương pháp này có yêu cầu rất cao, vì vậy chuyên gia trong lĩnh vực trị liệu phải hiểu cực kỳ sâu sắc và cụ thể về các nguyên nhân gây nghiện, tái nghiện của từng đối tượng. Đối với độ khó của nguồn nhân lực này cần phải được chú trọng đào tạo hơn rất nhiều. Tuy nhiên Viện PSD đang rất khan hiếm đội ngũ giảng dạy có hướng chuyên sâu bài bản như vậy.

Hiện nay, kiến thức trong ngành nghiên cứu này ngày càng cập nhật, ngày càng mới hơn đòi hỏi người lao động phải có kiến thức sâu hơn, rộng hơn, cũng dễ hiểu với tình hình công nghệ ngày càng phát triển hiện nay đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với trình độ người lao động đặc biệt là ngành nghiên cứu khoa học.

1.2.2.Xây dựng kế hoạch đào tạo

Thứ nhất, xác định địa điểm đào tạo

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018

Tổng số người 10

Đào tạo bên ngoài Viện: Viện cử người đi tham gia hội nghị hội thảo, định hướng cho chuyên viên của Viện các khóa học đào tạo bên ngoài Viện.

Thứ hai, lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn đối tượng để tham gia đào tạo cũng là một bước khá quan trọng. Neu việc lựa chọn không đúng sẽ gây lãng phí nguồn lực cũng như thời gian gây ra kém hiệu quả trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đối tượng là lãnh đạo thì cần phải đảm bảo các yêu cầu: có khả năng lãnh đạo tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo của mình, đạt được sự tín nhiệm cao

Đối tượng là cán bộ nhân viên phải đảm bảo: hoàn thành tốt công việc được giao, có đủ trình độ và khả năng để đáp ứng các chương trình đào tạo, có đủ sức khỏe tinh thần và sự cho phép của gia đình, cam ket làm việc lâu dài với Viện sau khi được cử đi đào tạo.

Thứ ba, lựa chọn phương pháp đào tạo

Có nhiều phương pháp đào tạo nhưng Viện chủ yếu sử dụng hai phương pháp:

Phương pháp kèm cặp, chỉ bảo: những cán bộ nhân viên giỏi tiến hành hướng dẫn và giám sát trực tiếp các nhân viên mới, các nhân viên có nhu cầu đào tạo

Phương pháp cử người đi dự các hội thảo, đi học một số kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn: Viện cử các học viên tham gia các buổi hội nghị, hội thảo hoặc cử người đi học một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp với trẻ tự kỷ, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa nhóm.

Bên cạnh đó, Viện PSD thực hiện các buổi tuyên truyền tại các trường học để thông qua đó các chuyên gia, chuyên viên tư vấn của Viện tự rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn. Một ví dụ cụ thể như:

Viện PSD phối hợp với UBND Tp. Hà Nội và các cơ quan chức năng tổ chức các Chuyên đề PCMT tại các trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố. Cụ thể tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng tránh ma túy cho 17.100 học sinh, gần 2000 phụ huynh học sinh và các cán bộ, giáo viên; Tổ chức các buổi Hội thảo, tuyên truyền, tập huấn PCMT cho các đối tượng là cán bộ, cộng tác viên tại các phường: Gia Thụy; Phúc Diễn; Minh Khai,... tại các quận Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hai Bà Trưng.

37

Thứ tư, lựa chọn giảng viên

Việc sử dụng chủ yếu hai phương pháp đó là kèm cặp chỉ bảo và cử người đi dự các hội thảo hội thảo thì các giảng viên đào tạo tại Viện là các giáo sư, tiến sỹ làm việc tại Viện. Hoặc có thể là nhân viên làm việc lâu năm tại Viện, những người có trình độ chuyên môn vững chắc và có nền tảng kiến thức sư phạm.

Thứ năm, chi phí đào tạo

Tổng chi phí đào

tạo Triệu đồng 3 5 Chi phí đào tạo

Nguồn: Phòng Hành chính- nhân sự Viện PSD

Từ bảng số liệu cho thấy mức chi phí đào tạo bỏ ra không nhiều bởi một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các khóa học bên ngoài cho các chuyên viên có nhu cầu thì Viện chỉ hỗ trợ về thời gian và 1 phần nào chi phí cho họ còn chi phí đào tạo các chuyên viên phải tự đóng

Thứ hai, Viện PSD là một tổ chức xã hội cần sự giúp đỡ của các ban ngành để thực hiện tốt các công tác phòng chống ma túy. Lại là một tổ chức phi lợi nhuận nên việc bỏ ra một khoản lớn cho công tác đào tạo dường như bất khả thi.

2. Tổ chức thực hiện

Sau khi đã hoàn thành bước xây dựng chương trình đào tạo thì gần như đã hoàn thành cơ bản, sau đó phòng Hành chính- nhân sự sẽ gửi bản kế hoạch lên ban Giám đốc để ký duyệt.

Đối với các buổi hội thảo: phòng Nhân sự tiến hành gửi thông báo về địa điểm tổ chức hội thảo, bên Viện sẽ cử người tham gia hoặc do các thành viên đăng ký.

Đối với các chuyên gia, chuyên viên tham gia giảng dạy tại Viện: Sau khi kết thúc khóa đào tạo thì yêu cầu các chuyên gia, chuyên viên giảng dạy đánh giá về từng học viên tham gia đào tạo.

3. Đánh giá kết quả đào tạo

Là một trong những ngành nghiên cứu buộc phải có chuyên sâu về tâm lý con người, về vấn đề phòng chống ma túy nên việc đánh giá kết quả đào tạo là một bước không hề đơn giản. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá này Viện đã tiến hành đánh giá dựa trên ý kiến của người trực tiếp giảng dạy: người trực tiếp đào tạo hơn ai hết sẽ có những hiểu biết nhất định về trình độ chuyên môn của học viên cũng như việc hiệu quả trong thực hiện công việc. Vì vậy những thay đổi của nhân viên trước và sau đào tạo có thể đánh giá một cách chính xác từ đó biết được chương trình đào tạo có thực sự hiệu quả với nhân viên của mình hay không, đánh giá được những mặt tích cực hay những mặt còn hạn chế để rút ra định hướng cho công tác đào tạo sau này. Việc đánh giá kết quả đào tạo cũng khuyến khích người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, vị trí công tác, đáp ứng mọi yêu cầu đào tạo của Viện. Đây là Phiếu đánh giá CBNV của Viện sau khóa đào tạo (phần Phụ lục)

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI VIỆN PSD

1. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp đào tạo tại Viện PSDƯu điểm: Ưu điểm:

Thứ nhất, với hình thức đào tạo kèm cặp chỉ bảo 1-1 hoặc 1-2 các học viên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức từ người dạy, bên cạnh có những thắc mắc về vấn đề nghiên cứu trong khi tiếp thu các kiến thức sẽ được giải đáp ngay.

Thứ hai, việc cử chuyên viên hay các chuyên gia tham gia các hội thảo trong nước hay Quốc tế tổ chức sẽ giúp cho tầm nhìn của họ được trau dồi. Bên cạnh đó, các buổi tuyên truyền giúp cho các chuyên viên, chuyên gia của tiếp xúc với nhiều người giúp họ trong việc nắm bắt tâm lý, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, tư vấn phục vụ cho công tác nghiên cứu trong tương lai.

Thứ ba, Viện dựa trên những nhu cầu thực tiễn để xác định các nhu cầu đào tạo. Bởi vậy sau khi tham gia vào công tác đào tạo thì học viên sẽ được hoàn thiện hơn về kiến thức cũng như kỹ năng để thực hiện tốt công việc tuyên truyền cũng như tư vấn sau này. Nội dung đào tạo được chú trọng để phù hợp với các học viên từng bộ phận, vị trí của Viện.

Thứ tư, công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Viện cũng mang lại những lợi ích không nhỏ cho nguồn nhân lực của Viện PSD. Một vài ví dụ cụ thể:

Tháng 2/2017, Viện PSD cử đoàn công tác sang thăm và làm việc với Trung tâm điều trị nghiện Seagulls Village tại TP Tagaytay, Philippines, giao lưu với các học viên tại Trung tâm và thăm quan trực tiếp cơ sở và mô hình điều trị nghiện của Trung tâm Seagulls và Trung tâm điều trị nghiện nhà nước tại thành phố Tagaytay, Philippines. Qua chuyến công tác Viện PSD hiểu hơn về tình hình lạm dụng ma tuý tại nước bạn và các mô hình điều trị cai nghiện ma túy mà các Trung tâm ở Philippines đang áp dụng.

Tháng 5/2017, đại diện Viện PSD tham gia Lễ thành lập Liên hiệp các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực điều trị nghiện (ICARO) tại Kuala Lumpur, Malaysia. Viện PSD là 1 trong 10 thành viên Hội đồng sáng lập của tổ chức ICARO đến từ 10 quốc gia khác nhau, gồm Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines,

Singapore, Thái Lan, Sri Lanka, Úc, Việt Nam. Tại hội nghị Viện được giao lưu, kết nối với các tổ chức trong khu vực về vấn đề điều trị nghiện chất và cai nghiện ma túy, cam kết phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực điều trị nghiện ma túy.

Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia được Viện đào tạo có những bài giảng trực tiếp đến hơn 5000 học sinh, hàng nghìn đại diện phụ huynh học sinh (chương trình “Vì một học đường không ma túy” của Viện PSD phối hợp với Sở đào tạo thành phố Hà Nội tháng11/2015)

Với Hội đồng khoa học của Viện gồm các đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ uy tín lâu năm trong ngành đây được coi là một lợi thế lớn đối với Viện PSD

Nhược điểm

Thứ nhất, quy trình đào tạo của Viện còn nhiều hạn chế bởi hầu hết các khóa đào tạo ở ngoài do nhân viên tự tìm kiếm và tham gia.

Thứ hai, chưa có kế hoạch đào tạo nhân lực dài hạn. Việc lập kế hoạch dài hạn giúp cho Viện duy trì được chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả, phát triển đội ngũ nhân viên tinh nhuệ. Bởi khi đã tìm ra và có kế hoạch đào tạo dài hạn đào tạo những nhân viên ưu tú, họ sẽ cảm thấy tài năng của họ được coi trọng từ đó giữ lại được những người tài, đây sẽ là mũi nhọn giúp Viện vươn xa hơn trong tương lai. Với việc kế hoạch đào tạo nhân sự còn nhiều bất cập nên việc nhân viên tại Viện nghỉ việc xảy ra thường xuyên. Cụ thể, tổng số nhân sự năm 2018 là 33 người nhưng đến 2019 chỉ còn 18 người (theo số liệu phòng Nhân sự Viện PSD)

Thứ ba, nguồn nhân lực bên trong Viện về đội ngũ giảng dạy còn khan hiếm do lĩnh vực nghiên cứu đặc thù cần chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Vấn đề nguồn nhân lực tại viện rất hạn chế nên công tác đào tạo nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, đánh giá kết quả đào tạo mới dừng lại ở việc lấy ý kiến nhận xét của người trực tiếp giảng dạy. Cần phải dựa vào cả ý kiến của người học về quá trình tham gia đào tạo để tìm ra các hạn chế trong công tác đào tạo và tiến hành khắc phục chúng.

Thứ năm, việc hợp tác quốc tế mới dừng lại ở mức tham gia hội thảo. Viện cần đi sâu hơn vào việc trao đổi các chuyên gia của Viện để việc tiếp thu thêm kiến thức lĩnh vực nghiên cứu được rộng hơn.

2. Định hướng cho Viện PSD

Nhu cầu thực tế của những người nghiện các loại ma túy với số lượng ngày càng tăng trong khi công tác đào tạo chuyên gia lại cần rất nhiều thời gian tạo ra một thách thức không hề nhỏ đối với công cuộc phòng chống ma túy của đất nước. Để đối phó với thực trạng đó Viện PSD cần chuẩn bị thật tốt các kế hoạch để đào tạo nguồn nhân lực, tìm ra những hạn chế trong công tác đào tạo của Viện để từ đó cải thiện nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao. Tiếp tục duy trì, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển tư duy cho các chuyên gia và chuyên viên hiện có. Ngoài ra, Viện cần có kế hoạch chi tiết hơn nữa về nguồn kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Viện PSD cần phát triển hơn nữa về lĩnh vực Tâm lý học. Lĩnh vực này cần được chú trọng đẩy mạnh phát triển trong hoạt động truyền thông phòng chống ma túy. Đặc biệt là trong công tác đào tạo các chuyên gia tâm lý trong phòng chống ma túy. Bên cạnh vấn đề nội bộ mà Viện thực hiện, Viện cũng cần đề nghị sự hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban ngành, cơ quan ban hành các chính sách cụ thể, cơ chế hỗ trợ PSD như:

Thứ nhất, hỗ trợ tạo vốn vay, miễn thuế thu nhập cho các Doanh nghiệp xã hội

Một phần của tài liệu 293 hoàn thiện công tác đào tạo tại viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy PSD,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)