Câu 6: Tại sao MFF lại coi rừng ngập mặn là HST tiên phong?

Một phần của tài liệu Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển tài liệu hướng dẫn cho các nhà báo về vai trò của các hệ sinh thái vùng bờ biển (Trang 27)

là HST tiên phong?

Trong cuộc chiến chống đỡ với thiên tai để cứu người và tài sản ở vùng bờ biển, rừng ngập mặn đóng vai trò tiên phong trong việc giảm thiểu thiệt hại do sóng thần gây ra. Kinh nghiệm của các nước trải qua thảm họa sóng thần tháng 12 năm 2004 ở Nam Á và Đông Nam Á cho thấy, nơi nào mà rừng ngập mặn và rạn san hô còn tương đối nguyên vẹn thì tổn thất sẽ được giảm bớt hơn nhiều. Rất nhiều báo cáo của các quốc gia chịu ảnh hưởng của đợt sóng thần này cho thấy rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng và to lớn trong việc bảo vệ các cộng đồng cư dân ven biển và giảm thiểu các thiệt hại do thảm họa gây ra.

RNM thể hiện chức năng bảo vệ bằng nhiều phương thức khác nhau: hoặc phân tán lực tác động của sóng thần hoặc giảm mức độ thiệt hại bằng cách giữ lại các vật để không bị cuốn theo dòng nước. Trong một số trường hợp, rừng ngập mặn là “vật cứu tinh” khi trở thành giá bám cho những người bị dòng nước cuốn ra biển (IUCN 2005 a; Gayathri Srikanthan, 2006). RNM giảm tác

động của sóng thần bằng hai cách: nhờ có RNM phát triển tốt, mọc dày đặc làm (i) giảm tốc độ của dòng nước hoặc đợt sóng khi đập vào bờ và (ii) các kênh và lạch tự nhiên trong RNM góp phần phân tán lượng nước và do đó làm giảm các tác động tới các khu vực dân cư sống bên trong RNM Do vậy, tham gia sáng kiến MFF, tích cực phục hồi, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ và duy trì các rạn san hô, thảm cỏ biển và các hệ sinh thái ven biển khác là rất cần thiết và là cách đầu tư cho hệ sinh thái hiệu quả: cho tương lai vùng bờ và vì thế hệ mai sau!

Một phần của tài liệu Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển tài liệu hướng dẫn cho các nhà báo về vai trò của các hệ sinh thái vùng bờ biển (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)