Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược Bảo tồn Thế giới” (công bố bởi IUCN - Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) với nội dung rất đơn giản là: “sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng đến phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và những tác động đến môi trường sinh thái”. Tuy nhiên, khái
niệm PTBV theo đúng nghĩa của nó chính thức được đề xuất vào năm 1987 trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” và từng bước được khẳng định trong các Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường
và Phát triển ở Rio de Janeiro, Bra-xin (1992) và ở Johannesburg, Nam Phi (2002). Theo đó, PTBV được hiểu “là sự phát triển nhằm đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/ làm tổn hại cho/đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Như vậy, về bản chất, PTBV trước hết phải là một
quá trình phát triển, mà trong đó quan hệ không gian giữa ba mảng phúc lợi – kinh tế, xã hội và môi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như
phải bảo đảm công bằng giữa các thế hệ (trách
nhiệm chính trị). Có thể nói, PTBV không dễ dàng đạt được trong thực tế, vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh. Bởi thế, PTBV chỉ là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội, nhưng lại là nhu cầu và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, của các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương. PTBV nhấn mạnh đến ba cụm vấn đề chính:
Phát triển kinh tế để cải thiện chất lượng cuộc sống con người: cuộc sống lành mạnh và hiệu quả
trong sự hài hoà với thiên nhiên.
Phát triển phù hợp về mặt môi trường: sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đôi khi không sử dụng nếu nhậy cảm về mặt môi trường, bảo vệ các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ thống hỗ trợ cuộc sống con người (hệ sinh thái…) và đa dạng sinh học.
Phát triển công bằng trong phân phối lợi ích từ sự phát triển: trong xã hội, giữa các thế hệ, giữa các
quốc gia (nghĩa vụ với quốc gia khác, hội nhập, đối với cộng đồng quốc tế…).
Cho nên, PTBV đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà lãnh đạo, các tổ chức xã hội,...cùng nhau hành động. Rõ ràng, các nội dung của PTBV nằm ngay trong nội hàm của phát triển, nên việc lồng ghép các quan điểm, nội dung, giải pháp… của PTBV vào các dự án đầu tư phát triển là một yêu cầu thực tiễn khách quan của quá trình phát triển xã hội loài người.
PHỤ LỤC