Các đặc điểm của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả

Một phần của tài liệu 108 đánh giá ảnh hưởng của ban quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 65)

công ty chứng khoán

a) Quy mô của HĐQT: Là số lượng thành viên trong HĐQT của công ty.

Vẫn có tranh cãi về việc số lượng thành viên của HĐQT sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty đến đâu. Có ý kiến cho rằng việc duy trì một số lượng thành viên lý tưởng để tạo ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả hoạt động của công ty là rất khó và sẽ tốn kém chi phí, thì ý kiến khác lại cho rằng số lượng lớn thành viên trong HĐQT sẽ giúp họ tận dụng được nhiều ưu thế hơn để hoạt động hiệu quả hơn so với các công ty có quy mô ban quản trị nhỏ hơn.

Theo Hoa Nguyen & Robert Faff (2006 - 2007) cho rằng đối với các ban quản trị có quy mô nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc đại diện cho các cổ đông, từ đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, việc tăng quy mô (số lượng thành viên) của ban quản trị sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp giảm xuống. Bài nghiên cứu được thực hiện trên những số liệu thu thập tại các công ty ở Úc với việc sử dụng phương pháp Tobin’s Q là thước đo cho giá trị doanh nghiệp. Và theo kết quả của nghiên cứu, không có một mối liên hệ rõ ràng giữa quy mô của ban quản trị với giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng số lượng các thành viên của ban quản trị không có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Dường như số lượng thành viên lý tưởng trong HĐQT là quá lớn để các công ty có thể theo đuổi chiến lược tăng trưởng giá trị doanh nghiệp bằng cách tăng quy

mô ban quản trị (Hoa Nguyen & Robert Faff, 2006 - 2007). Ví dụ, nghiên cứu ước lượng rằng cần có 26 thành viên trong HĐQT để có thể tăng giá trị doanh nghiệp, với quy mô lớn nhất của ban quản trị trong bài nghiên cứu là 17 thành viên, việc tuyển thêm bất kỳ thành viên nào vào ban quản trị sẽ tác động xấu đến giá trị của doanh nghiệp. Chi phí cận biên của việc tăng thêm 01 thành viên sẽ rất lớn khi HĐQT tăng từ 04 lên 05 thành viên, làm cho giá trị công ty sụt giảm khi quy mô ban quản trị tăng lên. Trái ngược với các quan niệm thông thường, nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng trong mọi trường hợp, lợi ích mà các thành viên HĐQT mới được thêm vào ban quản trị tạo ra sẽ không bù đắp được cho các chi phí giao tiếp và truyền đạt thông tin, quyết định của ban quản trị.

Druckeriv (1992) thì lại khẳng định rằng ban quản trị với quy mô lớn sở hữu các thông tin và kiến thức vượt trội so với các ban quản trị nhỏ và vì thế cải thiện được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, ban quản trị có đông thành viên thì khó thao túng các thành viên khác và giám sát tốt hơn hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tác giả tranh luận rằng “ban quản trị lớn có nhiều mối liên kết bên ngoài, có khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên quan trọng như các quỹ, và có các kinh nghiệm hoặc chuyên môn cao trong việc vận hành doanh nghiệp, từ đó dẫn doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động cao”.

b) Sự đa dạng về chủng tộc trong HĐQT: Tỷ lệ thành viên là người nước ngoài trong thành phần HĐQT của công ty.

Nền tảng giáo dục, văn hóa và kinh nghiệm quản lý tại nhiều quốc gia khác nhau được hội tụ lại trong một ban quản trị, cùng với đó là những ý kiến và nhận định đa chiều, nhiều màu sắc sẽ giúp cho công ty cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Siti Norwahida Shuker & cộng sự (2012) tin rằng sự đa dạng chủng tộc có mối quan hệ tích cực với hiệu quả của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu, Siti Norwahida Shuker & cộng sự (2012) đã thực hiện lấy ngẫu nhiên 300 doanh nghiệp đại chúng từ tất cả các ngành tại Malaysia, ROE là chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty. Cũng trong phạm vi Malaysia, Maran Marimuthu (2009) đã chỉ đạo một cuộc nghiên cứu trên 100 công

ty không phải là các công ty tài chính từ năm 2000 - 2006, đo lường bằng chỉ số ROA. Cả hai nghiên cứu đều chứng minh được giả thuyết rằng “sự đa dạng chủng tộc trong ban quản trị có ảnh hưởng tốt tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. Sự đa dạng chủng tộc mở rộng vốn hiểu biết, ý tưởng và kinh nghiệm nhờ nguồn thông tin to lớn đến từ sự đa dạng văn hóa, nguồn gốc của các thành viên. Một tổ chức với sự đa dạng văn hóa trong quản lý có thể chia sẻ các ý tưởng, từ đó dẫn tới các quyết định cuối cùng dựa trên rất nhiều luồng ý kiến, suy luận và nhờ vậy cải thiện hiệu quả quản trị và có thể là cả hiệu quả hoạt động của cả doanh nghiệp.

c) Sự đa dạng về giới trong HĐQT: Tỷ lệ thành viên là nữ giới trong HĐQT của công ty.

Cũng là một đặc điểm gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên đặc điểm này phụ thuộc phần lớn vào việc công ty đó được thành lập và hoạt động ở đâu. Văn hóa hoạt động và chiến lược của HĐQT các nước là rất khác nhau. Có thể việc nữ giới xuất hiện trong thành phần HĐQT chỉ là do họ được chỉ định để thực hiện một mục đích nào đó ngoài vấn đề chuyên môn, nhưng cũng có những quốc gia mà các thành viên trong ban quản trị là những nữ giới có chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng, từ đó thực sự làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Nina Smith & cộng sự (2006) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 2500 doanh nghiệp Đan Mạch, để kiểm tra mối liên hệ giữa sự đa dạng về giới trong ban quản trị với sự thể hiện của doanh nghiệp trong công việc kinh doanh, điều kiện là có nữ giới thuộc ban quản trị và làm việc trong những công việc chuyên môn hàng đầu. Với việc sử dụng dữ liệu thu thập từ năm 1993 - 2001, mục đích chính của nghiên cứu là tập trung xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ nữ giới trong các vị trí thuộc ban quản trị cao cấp của doanh nghiệp với kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ nữ giới trong các vị trí quản lý cấp cao như HĐQT hay CEO thường mang tới tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh hưởng tích cực mà các quản lý nữ giới cấp cao đem lại phụ thuộc mạnh mẽ vào việc tuyển chọn của doanh nghiệp và vào khả năng của chính họ.

Tuy nhiên, Salim Darmadi (2011) lại có quan điểm khác về vấn đề đa dạng giới trong ban quản trị. Tác giả tập trung nghiên cứu về các công ty niêm yết trên

Indonesia Stock Exchange, và kết quả trả lại là sự đa dạng về giới đem đến kết quả thiếu tích cực cả trên báo cáo tài chính và hiệu quả hoạt động thực tế trên thị trường của công ty. Tại Indonesia, tỷ lệ trung bình của số lượng thành viên là nữ giới trong ban quản trị ở 383 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia là 11.2%. Con số này không khác mấy với các nước như Anh và Úc. Dù cho phần lớn các nghiên cứu tại các nước phát triển đều cho thấy tỷ lệ nữ giới trong ban quản trị càng lớn, càng có khả năng dẫn tới hiệu quả hoạt động tăng cao. Tuy nhiên, điều này lại khác bởi hoàn cảnh đặc biệt tại Indonesia, khi phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đều là doanh nghiệp được gia đình quản lý, sự xuất hiện của nữ giới trong thành phần ban quản lý có thể là do sự thao túng của gia đình vì mục đích nắm giữ cổ phần hơn là vì chuyên môn và kinh nghiệm của họ. Sự thiếu hụt về năng lực và khả năng cạnh tranh của các thành viên đó có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và sự thể hiện của doanh nghiệp trên thị trường.

d) Tỷ lệ sở hữu của HĐQT: Tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phần thường biểu quyết của các

thành viên trong HĐQT.

Chưa thực sự có một nghiên cứu nào có thể tìm ra sự ảnh hưởng rõ ràng của tỷ lệ sở hữu của HĐQT lên hiệu quả hoạt động của công ty. Tất cả vẫn còn thiếu bằng chứng để chứng minh cho tác động của tỷ lệ sở hữu. Các khoản thưởng, thù lao hoặc phúc lợi có thể mang tới tác động tích cực hơn cho tình hình kinh doanh của công ty.

Zubaidah Zainal Abidin & cộng sự (2009) thực hiện một bài nghiên cứu tại thị trường Malaysia về ảnh hưởng của ban quản trị tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thay vì sử dụng các chỉ tiêu tài chính thông thường, các tác giả sử dụng chỉ tiêu đánh giá là Value Added (VA) Efficiency. Lựa chọn ngẫu nhiên 75 công ty đã niêm yết trên Bursa Malaysia, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu của HĐQT tác động lên chỉ tiêu VA efficiency là không xác định được. Nghiên cứu tiết lộ rằng, “không có đủ bằng chứng để chứng minh sự ảnh hưởng qua lại trong mối quan hệ giữa việc sở hữu cổ phần thường biểu quyết của các thành viên ban quản trị với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty”. Điều này được giải thích là do các thành viên ban quản trị tại các công ty ở Malaysia không hứng thứ với lợi nhuận

đến từ cổ phần khi họ được thưởng rất hậu hĩnh bằng cách khoản thù lao, bổng lộc và trợ cấp (Zubaidah Zainal Abidin & cộng sự, 2015).

Quay lại với nghiên cứu trước của Siti Norwahida Shukeri & cộng sự (2012) với chính các doanh nghiệp tại Malaysia, cũng cho ra kết luận rằng việc sở hữu cổ phần doanh nghiệp của HĐQT không có ảnh hưởng rõ ràng lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu không đưa ra được bất cứ kết luận nào để chứng minh việc sở hữu cổ phần của ban quản trị sẽ tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Thay vào đó, việc trả các khoản tiền thưởng hoặc bổng lộc không bằng tiền như các chuyến du lịch hay bảo hiểm cho các thành viên của HĐQT được cho là sẽ tạo ra kết quả hoạt động tốt hơn là việc thưởng bằng cổ phần.

e) Kiêm nhiệm (Dual Chairman/CEO): Chủ tịch HĐQT có đồng thời là Tổng giám

đốc hoặc Giám đốc điều hành của công ty hay không.

Một đặc điểm nữa mà các nhà nghiên cứu chưa thực sự tìm ra sự ảnh hưởng rõ ràng của nó lên hiệu quả hoạt động của công ty.

Tiếp tục với nghiên cứu của Siti Norwahida Shukeri & cộng sự (2012), đặc điểm tiếp theo được nghiên cứu là sự kiêm nhiệm chức danh trong công ty của chủ tịch HĐQT, chủ tịch có thể kiêm nhiệm vị trí CEO hoặc ngược lại. Một lần nữa, các tác giả lại không tìm được bằng chứng rõ ràng để chứng minh được việc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT/CEO có ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu đưa ra giả thuyết là có một sự tác động tiêu cực của sự kiêm nhiệm chức danh đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiêm nhiệm cả chức danh chủ tịch của HĐQT và giám đốc điều hành sẽ dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp và làm cho hiệu quả hoạt động đi xuống, chưa kể là CEO sẽ dùng quyền lực của mình để lựa chọn thành viên HĐQT theo ý muốn của họ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện việc chạy mô hình, Siti Norwahida Shukeri & cộng sự (2012) không tìm ra bất kể dữ kiện hay bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết trên. Dù cho phần lớn các doanh nghiệp tại Malaysia không có sự kiêm nhiệm thì kết quả đưa ra vẫn là không có ảnh hưởng đáng kể của việc kiêm nhiệm tới hiệu quả hoạt động của công ty.

Ngay cả khi sử dụng VAIC, Zubaidah Zainal Abidin & cộng sự (2009) cũng đưa ra kết quả tương tự với kết luận là “không có bất kỳ một thông tin nào để chứng minh rằng việc kiêm nhiệm sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng”.

f) Trình độ học vấn của HĐQT: Trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ của các thành viên trong HĐQT.

Dù được thực hiện nghiên cứu trên nhiều quốc gia, từ châu Âu đến châu Á thì đặc điểm về trình độ học vấn của HĐQT cũng không thể hiện được bất kỳ ảnh hưởng hay tác động nào rõ ràng lên hiệu quả hoạt động của công ty. Thay vào đó, các hiểu biết, kinh nghiệm về thị trường, ngành nghề kinh doanh và các đối thủ của cạnh tranh nên được sử dụng làm thước đo đánh giá thành viên HĐQT chứ không phải là bằng cấp hay chứng chỉ.

Theo nghiên cứu của Hung Phan (2016) được thực hiện trên nguồn dữ liệu của các doanh nghiệp châu Âu giai đoạn từ 1999 - 2013, tác giả không tìm ra được mối tương quan giữa trình độ học vấn của HĐQT với ROA của doanh nghiệp. Với tất cả các điều kiện khác là như nhau, “các doanh nghiệp với ban quản trị có trình độ học vấn cao có vẻ là sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng điều đó có thể sẽ bị đảo ngược trong tương lai” (Hung Phan, 2016). Nghiên cứu này đưa ra một vài ngụ ý trong thực tế. Dù cho năng lực về trí tuệ, kiến thức nên là một trong những yếu tố để bổ nhiệm thành viên trong ban quản trị, trình độ học vấn không phải lúc nào cũng là một sự khẳng định cho chất lượng quản lý và tư vấn cấp cao sẽ luôn là tốt. Các chứng chỉ giáo dục hay bằng cấp thường được các thành viên đạt được từ rất lâu trước khi được bổ nhiệm, vì thế các kinh nghiệm khác như kiến thức về ngành nghề kinh doanh và mạng lưới trong ngành nên là thước đo tốt hơn để đánh giá năng lực của thành viên HĐQT.

Hay như theo một nghiên cứu khác của Mohd Fairuz Adnan & cộng sự (2016), được lấy dữ liệu từ 196 công ty tư nhân và công ty có liên quan đến chính phủ được niêm yết trên Bursa Malaysia. Nghiên cứu sử dụng hai chỉ số là ROA và ROE để kiểm tra tác động của sự đa dạng về giáo dục của các thành viên trong ban quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tác giả đặt giả thuyết là sự đa dạng

về giáo dục sẽ ảnh hưởng không tích cực lên tình hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu của Hung Phan tại châu Âu, kết quả được đưa ra là nền tảng giáo dục của các thành viên trong HĐQT không đóng một vai trò thực sự to lớn trong việc ảnh hưởng đến cả ROA và ROE. Nói một cách khác, ROA và ROE của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác của ban quan trị chứ không phải là yếu tố giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra được các cơ sở lý luận cần thiết về các đặc điểm, quy định về CTCK và HĐQT để tạo nền tảng lý thuyết cần thiết để thực hiện bài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là các đặc điểm về HĐQT sẽ là tiền đề để thực hiện các chương sau của bài khóa luận.

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐÒNG QUẢN TRỊ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHƯNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

3.1. Khái quát thực trạng CTCK tại Việt Nam

Hình 1: Số lượng CTCK từ 2011 - 2018 Số lượng CTCK 120 105 105 100 80 60 40 20 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Số liệu từ UBCKNN

Hình 1 cho thấy được số lượng các CTCK trên thị trường Việt Nam qua từng năm (giai đoạn từ 2011 - 2018). Dễ dàng nhận thấy số lượng các CTCK đã giảm một cách đáng kể từ 105 công ty (2011; 2012) xuống chỉ còn hơn 70 công ty (2018). Chính phủ, UBCKNN cùng các ban ngành quản lý vẫn đang tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK, chú tâm vào cải thiện chất lượng, mạnh tay tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động đối với các CTCK không đáp ứng được những

Một phần của tài liệu 108 đánh giá ảnh hưởng của ban quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 65)