0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tình trạng hoạt động thể lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2010 (Trang 34 -35 )

Trong tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng Insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc ĐTĐ typ 2 [8].

Qua kết quả (bảng 3.5) cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chủ yếu không hoạt động hoặc ít hoạt động thể lực (79,3%), chiếm một tỷ lệ thấp là có hoạt động thể lực nặng (7,5%).

4.3. TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG 4.3.1. Tỷ lệ chung bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ 4.3.1. Tỷ lệ chung bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.7, trong 800 đối tượng tham gia nghiên cứu có 99 trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 12,38%; 114 trường hợp bị rối loạn dung nạp đường huyết, chiếm tỷ lệ 14,25%.

Tại Việt Nam tình hình mắc bệnh tăng đường máu có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại à Nội, uế, thành phố ồ Chí Minh tương ứng là 1,2%, 0,6%, và 2,52%; đến năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%. Kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình, oàng Kim Ước nghiên cứu 1200 đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi từ 30- 64 tại thị xã Cao Bằng năm 2004, số đối tượng bị rối loạn đường huyết( cả đường huyết lúc đói và sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose- chuẩn

ADA) chiếm tỷ lệ cao là 30,2% [3]. Tạ Văn Bình trong điều tra ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose ở đối tượng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh oá và Nam Định năm 2003, sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của W O thì kết quả nhóm tuổi trên 45 bị rối loạn đường huyết là 15,8% [3].

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh rối loạn đường huyết lúc đói và đặc biệt là rối loạn dung nạp glucose là những yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ phát triển bệnh ĐTĐ sau này. Như vậy, việc phát hiện sớm các đối tượng có tiền đái tháo đường là rất quan trọng và cần thiết để từ đó tìm ra các biện pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng giảm dung nạp glucose và kết quả sẽ làm trì hoãn hoặc ngăn chặn được quá trình tiến triển thành ĐTĐ type 2.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2010 (Trang 34 -35 )

×