CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 8 pps (Trang 28 - 32)

1 Các Mác và Ph Ăng ghen: tuyển tập, NXB Sự thật, HàN ội, 980, tập , trang

15.5.CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương Tây hiện đại đề cao kinh nghiệm và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở nước Mỹ. Giữa các đại biểu chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng, tuy có nhiều điểm khác nhau, nhưng nhìn chung triết học của họđều giới hạn trong phạm vi kinh nghiệm, coi tri thức là công cụđể thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lý là cái có ích. Chủ

nghĩa thực dụng thể hiện một cách nổi bật phương thức tư duy và phương thức hành động vì mục

đích tìm kiếm lợi nhuận của xã hội Mỹ. Vì vậy, nó trở thành một trong những trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ từđầu thế kỷ XX đến gần đây.

Chủ nghĩa thực dụng, với tư cách là một trường phái triết học, đã ra đời trong các năm 1871 – 1874, khi câu lạc bộ siêu hình học ở trường Đại học Cambrit (của bang Masahuset ở Hoa kỳ)

được thành lập. Đó là một học hội học thuật do một số giáo viên của trường đó tổ chức ra. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ và trong số những thành viên của nó, người sau đó trở

thành một trong những đại biểu chủ yếu là Giêmxơ.

Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. So với các trường phái triết học phương Tây khác, chủ nghĩa thực dụng đã phản ánh trực tiếp hơn lợi ích và nhu cầu thức tế của giai cấp tư sản, nên nó đã gây ảnh hưởng tương đối rộng lớn trong xã hội phương Tây. Một đặc điểm làm cho chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống là nó đi vào triết học từ phương pháp. Người đại biểu chủ yếu của nó có lúc

đã quy triết học chỉ còn là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụng không phải là lý luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp.

Sau những năm 40 của thế kỷ XX, địa vị chủđạo của chủ nghĩa thực dụng trong triết học Mỹđã được thay thế bằng các trường phái triết học mới nổi lên ở châu Âu và được truyền bá vào nước Mỹ.

Về nhận thức luận: Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đó không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu xem khi được sử dụng thì nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và lý luận không phải là sự giải đáp về thế giới. Muốn phân biệt ý nghĩa và giá trị của nó thì không phải là xem nó có phản ánh đúng thực tế khách quan hay không mà là xem hiệu quả có thể kiểm nghiệm được khi nó ứng dụng vào thực tế. Các cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học truyền thống được coi là các cuộc đấu tranh có tính chất siêu hình, chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì, theo cách nhìn của chủ nghĩa thực dụng, thì thế giới mà con người có kinh nghiệm thực tế về nó đều giống nhau. Lấy hiệu quả thực tế mà xét thì dù thế giới là vật chất hay là tinh thần cũng chẳng có sự khác biệt gì. Nếu xuất phát từ hiệu quảđể khẳng định giá trị của tôn giáo và khoa học thì niềm tin khoa học và tín ngưỡng tôn giáo

đều có giá trị thiết thực vì cả hai đều là công cụđểđạt đến mục đích của đời sống của con người. Chủ nghĩa thực dụng phê phán triết học truyền thống là đã tách rời chủ thể nhận thức, tức là tách rời người có kinh nghiệm, với đối tượng được nhận thức trong kinh nghiệm, tức là tách tinh thần và vật chất thành hai cái không cùng một lĩnh vực. Nó sử dụng khái niệm “kinh nghiệm” để

lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học. Đối với người theo chủ nghĩa thực dụng thì “kinh nghiệm" không có tính chủ quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh nghiệm nguyên thủy”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa: nó bao gồm mọi cái thuộc về ý thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự vật, sự kiện khách quan. Bản thân nó không có sự khác biệt và đối lập về nguyên tắc giữa chủ quan và khách quan. Kinh nghiệm là có tính “nguyên thuỷ”, vật chất và tinh thần đều là sản phẩm của việc tiến hành sự phản tỉnh đối với kinh nghiệm nguyên thuỷ. Chủ thể và đối tượng, kinh nghiệm và tự nhiên đều là hai mặt khác nhau trong một chỉnh thể kinh nghiệm thống nhất, chúng không thể thoát ly khỏi kinh nghiệm mà tồn tại độc lập được.

Việc chủ nghĩa thực dụng dùng hiệu quả của kinh nghiệm để thẩm định tất cả là nhằm phủ định thế giới bên ngoài và qui luật khách quan, về thực chất là đi theo con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Bécơli, song về hình thức có một sốđiểm khác biệt sau đây:

+ Dùng quan điểm tâm lý học hoặc sinh học để giải thích kinh nghiệm. Kinh nghiệm không phải là tri thức, không phải là sự phản ánh của bộ óc con người đối với thế giới bên ngoài, mà là một hoạt động tâm lý nào đó thích ứng với hoàn cảnh.

+ Cường điệu tính năng động chủ quan của kinh nghiệm Điâuy nhận định rằng, hoạt

động thích ứng với hoàn cảnh của con người khác với động vật thích ứng một cách tiêu cực với thiên nhiên. Con người dựa vào ý chí và trí tuệ của mình làm cho hoàn cảnh phát sinh sự thay đổi có lợi cho đời sống con người. Cho nên kinh nghiệm được hình thành ở con người là do tác động lẫn nhau của con người và hoàn cảnh.

Chủ nghĩa thực dụng, khi cường điệu tính năng động của kinh nghiệm đã thủ tiêu cơ sở

khách quan của kinh nghiệm. Họ nhận định rằng đối tượng của kinh nghiệm là do ý chí sáng tạo ra, bản thân kinh nghiệm là cái ở vào trạng thái hỗn độn. Trong hoạt động kinh nghiệm con người tập trung sự chú ý của mình vào những kinh nghiệm thích hợp với mục đích, hứng thú với nguyện vọng của mình, hơn nữa làm cho những bộ phận kinh nghiệm đó được cốđịnh, gán cho nó cái địa vịđộc lập của “khách thể”. Cho nên, khách thể, đối tượng chỉ là một bộ phận mà ý chí tách ra từ

trong kinh nghiệm, còn chủ thể của kinh nghiệm chẳng qua chỉ là ý chí, mục đích, hứng thú, tâm tình… chi phối hoạt động kinh nghiệm trong kinh nghiệm mà thôi.

Như vậy, chủ nghĩa thực dụng đã tuyệt đối hoá tác dụng của ý chí con người nên rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí.

Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng: lý luận về chân lý của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận của nó. Lý luận này cho rằng tư duy của con người chỉ

là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người. Nó không đưa lại một hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Giêm xơ lập luận rằng, chân lý không phải là bản sao chép sự vật khách quan, nó chỉ là mối quan hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. Ông cho rằng một quan niệm chỉ cần có thểđem các quan niệm cũ và mới liên hệ với nhau,

đem lại cho con người lợi ích cụ thể và hiệu quả thoả mãn thì nó là chân lý. Muốn xét một quan niệm có phải là chân lý hay không, thì không cần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hữu dụng hay không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêu chuẩn để ông ta phân biệt chân lý với sai lầm. “Hữu dụng là chân lý” đó là quan điểm căn bản của Giêmxơ về chân lý.

Quan niệm của Điâuy coi chân lý là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểm của Giêm xơ về chân lý. Điâuy nhận định rằng tính chân lý của quan niệm, khái niệm, lý luận…không phải là ở chỗ chúng có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà là ở chỗ chúng có gánh vác được một cách hiện hữu nhiệm vụ làm công cụ cho hành vi của con người hay không. Nếu một quan niệm hoặc một lý luận giúp mọi người loại trừđược khó khăn và đau khổ trong việc thích ứng với hoàn cảnh, hoàn thành nhiệm vụ một cách thuận lợi thì chúng có thể tin cậy được, chúng là hiện hữu, là thực. Nếu chúng không giải quyết được hỗn loạn, khó khăn thì chúng là giả. Khi khẳng

định lý luận, tư tưởng…chỉ là công cụ cho hành động của con người, Điâuy đã loại trừ nội dung thực tại khách quan của “công cụ” đó, xem chúng chỉ là những giả thuyết chờđược chứng minh, mà những giả thuyết đó lại do con người tuỳ ý lựa chọn căn cứ vào chỗ chúng có thuận tiện, có ít tốn sức cho mình hay không; chỉ cần chúng có tác dụng thoả mãn mục đích mà họ dựđịnh thì có thể tuyên bố chúng là chân lý được chứng thực, nếu ngược lại chúng là sai lầm.

Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những là chủ quan, mà còn có khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rõ rệt. Những người theo chủ nghĩa thực dụng lập luận rằng, chân lý là cái thoả mãn nhất mà con người cảm nhận được trong một thời điểm hoặc trong một trường hợp cụ thể. Do con người thì có nhiều hứng thú, lợi ích khác nhau, cho nên có các loại chân lý tuỳ theo các nhu cầu được tạo ra bởi các hứng thú và lợi ích khác nhau. Một quan niệm có ích cho đời sống con người hay không, có đưa lại hiệu quả thoả mãn cho con người hay không là tuỳ theo từng người, từng thời gian, địa điểm khác nhau.

Chủ nghĩa thực dụng đã cường điệu tính cụ thể và tính tương đối của chân lý đến chỗ tách rời tính cụ thể và tính tương đối của chân lý với tính phổ biến và tính tuyệt đối của nó: phủđịnh chân lý khách quan là sự thống nhất của tính phổ biến với tính cụ thể, tính tuyệt đối với tính tương đối; vì vậy quan điểm này đã rơi vào chủ nghĩa tương đối, rớt cuộc đi đến chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa bất khả tri. Theo triết học này, trên thế giới không có cái gì là ổn định, tất yếu, có qui luật cả. Nhận thức của con người và cả chân lý cũng không có một ý nghĩa ổn định, tất yếu nào cả. Toàn bộ thế

giới là một hệ thống luôn bịđộng, không ổn định, con người không thể nắm bắt được.

Phân tích quá trình lịch sử diễn biến phức tạp của sự phân hoá và tích hợp của triết học phương Tây hiện đại, chúng ta có thể nêu lên mấy nhận xét sau đây:

Một là, triết học này có ý đồ vượt lên trên sựđối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trào lưu chủ nghĩa duy khoa học nhấn mạnh việc chống “siêu hình”, trào lưu chủ nghĩa nhân bản nhấn mạnh việc chống “nhất nguyên luận”, đều là nhằm phủ nhận vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề cơ bản của triết học. Trong khi đó họ lại coi những vấn đề như: lôgíc khoa học, phương pháp luận khoa học, ý nghĩa kết cấu của ngôn ngữ, vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, cả những vấn đề tình cảm, ý chí của con người…mới là những vấn đề trung tâm của triết học. Họ tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và coi triết học của họ là “toàn diện nhất”, “công bằng nhất”, “mới nhất”. Trên thực tế bằng cách này hay cách khác họ vẫn không tránh khỏi giải đáp một cách duy tâm về vấn đề cơ bản của triết học.

Trào lưu nhân bản chủ nghĩa, mặc dù lấy chủ nghĩa là trung tâm của sự phân tích triết học, nhưng một khi đã coi những thuộc tính tinh thần của cá nhân như ý chí, tình cảm, vô thức, bản năng…là bản chất của con người và là nguồn gốc của thế giới thì hiển nhiên cũng là duy tâm. Chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghĩa nhân bản phi duy lý cũng trực tiếp phủ nhận việc con người có thể nhận thức được qui luật khách quan bằng lý tính, cho rằng lý trí chỉđạt đến hiện tượng, còn trực giác thần bí mới đạt đến bản chất. Thực chất đó là khuynh hướng bất khả tri.

Đương nhiên, trong tư tưởng và luận điểm của một số nhà triết học phương Tây hiện đại cũng có nhân tố và khuynh hướng duy vật. Nhưng điều đó không hề làm thay đổi đặc điểm cơ bản nói trên.

Tuy nhiên, cả hai trào lưu lớn trong triết học phương Tây hiện đại đã coi trọng nghiên cứu nhiều vấn đề mới về con người; đã khái quát về mặt triết học một số thành quả của khoa học tự

nhiên, và có những khám phá có giá trị nhất định đối với quá trình nhận thức khoa học. Chúng ta có thể thừa kế có chọn lọc, có phê phán những thành quảđó.

Hai là, phê phán và từ bỏ chủ nghĩa lý tính cực đoan, siêu hình của triết học (phương Tây, truyền thống) để chuyển mạnh sang thế giới đời sống hiện thực với hai loại chủ đề nổi bật: con người và khoa học. Khuynh hướng thế tục hoá một khuynh hướng tích cực và đúng đắn. Điều đó giải thích vì sao nhiều học thuyết triết học phương Tây có ảnh hưởng rộng rãi và mạnh mẽ trong

đông đảo quần chúng bình thường, vốn không thành thạo về mặt lý luận triết học.

Ba là, triết học, cùng với các trào lưu tư tưởng phương Tây sớm đi vào các vấn đề toàn cầu và dựđoán tương lai nhân loại, đưa ra được những dự báo có giá trị.

Thí dụ thứ nhất: vấn đề mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người? Chủ nghĩa tư bản rốt cuộc có tiền

đồ hay không? Tiền đồ của nhân loại rốt cuộc sẽ ra sao? Trào lưu nhân bản chủ nghĩa hiện đại khi luận giải vấn đề này, có lúc đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hóa mới của xã hội phương Tây hiện đại. Nhưng họ lại giải thích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là do sự dồn nén của xã hội với bản tính của cá nhân con người do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đời sống vật chất được nâng cao mang lại. Điều đó rõ ràng là sai lầm.

Thí dụ thứ hai: vấn đề làm thế nào từ tầm cao của triết học vạch ra được bản tính của khoa học và các qui luật phát triển của nó. Triết học về khoa học trong triết học phương Tây hiện đại đã có công đặt ra và xử lý một loạt các vấn đề có quan hệ biện chứng với nhau, như sự phát kiến khoa học và chứng minh khoa học; lý luận khoa học và hoạt động khoa học; những nhân tố bên trong của khoa học và những điều kiện bên ngoài của khoa học, sự phát triển bình thường của khoa học và bước thay đổi cách mạng của nó; phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử… Nhưng do các nhà triết học về khoa học ở phương Tây bị hạn chếở lập trường duy tâm và thiếu sự tự giác vận dụng phép biện chứng, cho nên họđã không thành công trong việc tổng kết và khái quát một cách đúng đắn những qui luật phát triển của khoa học hiện đại.

Tóm lại, các trào lưu triết học hiện đại, ngoài Mác xít này đã phản ánh được một số vấn đề

mới của thời đại hiện nay, đã có những tìm tòi, hơn nữa còn đạt được một số thành quả nhận thức nhất định. Nhưng do sự hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế giới quan duy tâm và

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 8 pps (Trang 28 - 32)